276-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 30-11-2020
TS
CẤN VĂN LỰC
,
chuyên gia
tài chính NH:
Các bên phải ngồi lại
với nhau
Tôi cho rằng trước hết cần phải hiểu
đúng hơn về Nghị định 126/2020. Cụ
thể, ngân hàng (NH) không có trách
nhiệm phải cung cấp toàn bộ thông tin của mọi khách
hàng, mà chỉ cung cấp thông tin khách hàng của bên phía
cơ quan thuế yêu cầu. Những khách hàng này chủ yếu là
“có vấn đề” về giao dịch thanh toán mà cơ quan thuế đang
cần hệ thống NH phối hợp để xác minh thông tin.
Về phía người dân, quy định này chắc chắn có phần nào
đó ảnh hưởng đến lo ngại về bảo mật thông tin, dữ liệu
nhưng chúng ta phải tính đến lợi ích toàn cục của nền kinh
tế và thông lệ quốc tế cũng cho phép làm như vậy.
Có điều cơ quan thuế và NH cần phải ngồi lại với nhau
để xác định tiêu chí khách hàng nào sẽ phải cung cấp
thông tin và cung cấp theo phương thức nào (điện tử hay
là giấy).
Khi cung cấp thông tin rồi thì việc cam kết bảo mật
thông tin sẽ được thực hiện như thế nào để tránh tạo ra
những quy định hành chính quá cồng kềnh và tốn kém.
Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cũng cần phải đưa ra
cơ chế liên thông dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin
để tránh phải làm thủ công quá nhiều trong quá trình tương
tác và trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các bên.
Trước mắt, Chính phủ cũng nên sớm ban hành quy định
về chia sẻ thông tin, dữ liệu trong bối cảnh công nghệ phát
triển rất nhanh. Qua đó cho phép các bộ, ngành, cơ quan,
doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau và
đều phải có trách nhiệm bảo quản thông tin.
TS
HUỲNH TRUNGMINH
,
chuyên gia tài chính:
Nước ngoài khác
Việt Nam
Ở nước ngoài, các cơ quan thuế kết
nối với NH là điều hết sức bình thường.
Nhưng vấn đề là ở chỗ người dân được
quản lý theo mã số định danh cá nhân và kết nối với hệ
thống quản lý của các cơ quan nhà nước. Do đó, bất cứ cơ
quan nào dùng mã số định danh cá nhân thì có thể truy cập
được thông tin của cá nhân đó.
Việc bảo mật an ninh, an toàn liên quan đến thông tin cá
nhân cũng được quy định rõ ràng trong pháp luật. Có nghĩa
là bất cứ cơ quan hay tổ chức nào để lộ thông tin cá nhân thì
đơn vị, tổ chức đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Và hầu như các
hoạt động thanh toán ở những nước phát triển đều thực hiện
qua tài khoản, tỉ lệ sử dụng tiền mặt rất ít.
Đối với Việt Nam thì mọi chuyện hơi khác. Số người dân
chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt quanh ngưỡng 80% và
có tới 70%-80% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Tỉ lệ
sử dụng tiền mặt vẫn còn quá lớn.
Bởi vậy, dù chủ trương của cơ quan thuế là nhằm chống
thất thu thuế của những đối tượng kinh doanh qua mạng
là hoàn toàn đúng. Song vấn đề đặt ra là việc thực thi quy
định vào thời điểm này có hợp lý hay không? Liệu khi quy
định này có hiệu lực có dẫn đến trường hợp kinh doanh trực
tuyến chuyển từ việc thanh toán chuyển khoản qua thanh
toán tiền mặt? Cơ quan thuế lấy chứng cứ đâu để thu thuế?...
Điều này có nghĩa là thuế vẫn cứ thất thu và chủ trương
hạn chế sử dụng tiền mặt của Chính phủ có thể sẽ bị ảnh
hưởng. Mặt khác, mục đích của nghị định này là giúp công
bằng mà lại hóa bất công bằng.
Tôi cho rằng để có thể thu thuế thì cần nhiều yếu tố, trong
đó trách nhiệm của cán bộ ngành thuế cần phải thanh tra,
giám sát thường xuyên và chặt chẽ hơn. Song song đó đưa
ra các chính sách hỗ trợ giảm thuế, tạo điều kiện phát triển
cho các cá nhân kinh doanh online và thực hiện 100% thanh
toán qua NH… thì việc thu thuế mới thực sư đạt hiệu quả.
Còn nếu chỉ đưa ra những quy định tại Nghị định 126 như
NH phải cung cấp thông tin khách hàng cho ngành thuế thì
thực sự vấn đề chống thất thu thuế trên kênh thương mại
điện tử, mạng xã hội… vẫn chưa thể giải quyết triệt để.
Luật sư
TRẦN XOA
,
chuyên gia thuế:
Tránh gây thiệt hại cho
khách hàng
Khi NH cung cấp thông tin tài
khoản cho ngành thuế, điều đáng lo
ngại nhất là tính bảo mật. Nếu NH để
lộ thông tin khách hàng là doanh nghiệp thanh toán thẻ sẽ
gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng không chỉ về thương hiệu,
mất uy tín khách hàng. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu sụt giảm thiệt hại rất lớn.
Đáng lo ngại nữa là theo quy định của Nghị định 126,
trường hợp bị lộ thông tin sẽ rất khó xác định lỗi do phía
nào, NH hay cơ quan thuế. Do vậy cần có quy định chặt
chẽ về vấn đề này, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp
và khách hàng, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh thu hút đầu tư.
THÙYLINH - QUANG HUY
Theo Cục Thuế TP.HCM, số người tại VN có thu nhập từ các tổ
chức như Google, Facebook, YouTube... rất nhiều nhưng người
nhận tiền không kê khai thuế, NH thì không cung cấp thông tin
với lý do bí mật thông tin khách hàng. Nhiều NH yêu cầu phải
nêu tên cá nhân, số tài khoản trong khi họ hoạt động trênmạng
không sử dụng tên thật.
“Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với NH Nhà nước và
các tổ chức tín dụng ban hành quy chế, quy trình cung cấp dữ liệu
tài khoản thanh toán của khách hàng” - ông Minh cho hay.
QUANGHUY
Quy định mới này nhận được
nhiều ý kiến trái chiều, trong
đó nhiều ý kiến băn khoăn
về tính bảo mật thông tin cá
nhân, quyền công dân của
khách hàng.
ông tin tài khoản chongành thuế
dữ liệu thông tin tín dụng của
khách hàng trên CIC (Trung
tâm Thông tin tín dụng quốc
gia VN). Bởi lẽ các NH khó
có đủ nhân lực để cung cấp
các số liệu theo yêu cầu của
cơ quan thuế một cách đại trà.
“Bên cạnh đó, các cơ quan
chức năng liên quan cũng
phải tính toán, cân nhắc về
cơ chế chia sẻ thông tin với
nhau. Việc chia sẻ thông tin
cần đảm bảo yêu cầu an toàn
cho cả NH và khách hàng”
- bà Phượng đề xuất.
Đồngquanđiểm, ôngHoàng
Minh Hoàn, Phó Tổng giám
đốc NH SCB, chia sẻ: Khi
Nghị định 126 có hiệu lực thì
việc các NH buộc phải chấp
hành quy định của pháp luật
là điều đương nhiên. Liên
quan đến trách nhiệm của NH
trong việc sao kê các thông
tin để cung cấp cho cơ quan
thuế thì NH không gặp khó
khăn, trở ngại nhiều nhưng
nó gây ra tâm lý e ngại cho
khách hàng về quyền riêng
tư liệu có còn được bảo vệ
hay không.
“Do đó, tôi cho rằng các
cơ quan chức năng cần phải
đưa ra các quy định chi tiết
hơn những trường hợp nào
thì cơ quan thuế được quyền
yêu cầu cung cấp thông tin
và mức độ thông tin mà NH
buộc phải cung cấp là như thế
nào” - ông Hoàn nhấn mạnh.
Chi phí tăng,
ai gánh chịu?
Liên quan đến vấn đề bảo
mật thông tin khách hàng,
Nghị định 126 nêu rõ: Cơ
quan thuế có trách nhiệm
bảo mật thông tin và chịu
trách nhiệm về sự an toàn
của thông tin theo quy định
của Luật Quản lý thuế và quy
định của pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, tổng giám đốc
một NH nêu quan điểm: Hiện
chưa biết khối lượng thông
tin mà cơ quan thuế cần NH
cung cấp là như thế nào, số
lượng tài khoản mỗi tháng
cơ quan thuế đẩy về phía NH
để yêu cầu truy xuất thông
tin là ít hay nhiều…
Do vậy, NH chưa thể tính
toán được chi phí tốn kém
ra sao khi thực hiện quy
định mới. Nếu trường hợp
số lượng tài khoản hằng
tháng cần truy soát ở mức
độ nhiều thì chắc chắn NH
sẽ phải tốn thêm chi phí.
“Trong tất cả hoạt động
vận hành thì đều có rủi ro
đánh cắp dữ liệu. Do đó, bản
thân các NH luôn phải có hệ
thống phòng ngừa để đảm
bảo tính an toàn và bảo mật
thông tin cho NH và khách
hàng. Trường hợp phía cơ
quan thuế muốn cung cấp
dữ liệu theo hình thức trực
tuyến thì chắc chắn NH sẽ
phát sinh thêm chi phí để
thiết lập hàng rào nhằm đảm
bảo hệ thống an ninh, an toàn
của NH. Vậy câu hỏi đặt ra
là khi phát sinh chi phí đó thì
bên nào sẽ gánh chịu?” - vị
lãnh đạo NH này đặt câu hỏi.
Đại diệnVietcombank cũng
băn khoăn về quy định NH
phải có trách nhiệm khấu
trừ thuế thu nhập với khoản
tiền nhận được từ YouTube,
Google, Facebook... Bởi về
bản chất, các NH thương
mại, trung gian thanh toán
là cung ứng dịch vụ thanh
toán. Do vậy, trên thực tế,
các NH, trung gian thanh
toán thiếu thông tin xác định
khoản tiền nào liên quan
đến thu nhập chịu thuế để
xác định nghĩa vụ thuế của
khách hàng.
“Vậy cách thức NH thương
mại cung cấp thông tin tài
khoản của khách hàng cho
ngành thuế ra sao? NH
thực hiện nghĩa vụ này là
khó khăn nên rất mong có
hướng dẫn cụ thể để thực
hiện đúng quy định” - đại
diệnVietcombank thắc mắc.•
Chỉ cung cấp thông tin thì chưa
giải quyết hết vấnđề
Quy định tại
Nghị định 126
nhận được nhiều
ý kiến băn khoăn
về tính bảomật
thông tin
cá nhân. Ảnh: TL
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook