276-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 30-11-2020
CHÂUYẾN
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
xử phúc thẩm, tuyên y án 12
năm tù đối với bị cáo Trần Hữu
Kiển, cựu luật sư (LS) Đoàn LS
tỉnh Bến Tre, về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt trong phiên tòa này có
tình tiết khá thú vị là HĐXX phúc
thẩm quyết định triệu tập thẩm
phán, thư ký phiên tòa sơ thẩm và
hai điều tra viên tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, chỉ có điều tra viên đến
phiên xử, còn thẩm phán và thư ký
có đơn xin vắng mặt. Luật quy định
ra sao về việc này?
Có thể nhưng cần
cân nhắc?
Theo LS Trương Thị Minh Thơ
(nguyên thẩm phán Tòa Phúc thẩm
TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều
317 BLTTHS quy định khi xét thấy
cần thiết, HĐXX tự mình hoặc theo
đề nghị của người tham gia tố tụng
yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên,
người khac co thâm quyên tiến hành
tô tung, ngươi tham gia tố tụng trình
bày ý kiến để làm rõ những quyết
định, hành vi tố tụng trong giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử.
Vì vậy, tòa cấp trên có thể triệu
tập điều tra viên, kiểm sát viên,
thẩm phán nếu thấy cần thiết. Mục
đích là để họ trình bày ý kiến làm
rõ những quyết định, hành vi tố
tụng trong giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử. Như vậy mới nâng cao
vai trò, tinh thần trách nhiệm của
Từ ngày 1-12, Thông tư liên tịch số 02/2020 của Bộ
Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao -
TAND Tối cao - VKSND Tối cao quy định việc phối hợp
tổ chức thi hành án (THA) tử hình bằng hình thức tiêm
thuốc độc sẽ có hiệu lực thi hành.
Cũng từ ngày này, Thông tư liên tịch số 05/2013 hướng
dẫn tổ chức THA tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
sẽ hết hiệu lực.
Nội dung Thông tư liên tịch số 02/2020 quy định cụ thể,
chi tiết hơn và có một số điểm mới so với Thông tư liên
tịch số 05/2013.
Về đối tượng áp dụng, bổ sung đối tượng là cơ quan
ngoại giao bên cạnh các cơ quan là công an, quân đội, y
tế, tòa án, VKS.
Về triển khai việc THA tử hình, bổ sung thêm: Cơ quan
THA hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan THA hình sự cấp
quân khu phân công cán bộ THA xác định tĩnh mạch; bác
sĩ pháp y của công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân
khu bộc lộ tĩnh mạch của người bị THA tử hình trong
trường hợp không xác định được tĩnh mạch.
Hồ sơ THA tử hình, thông tư bổ sung điểm đ khoản 1
Điều 10 gồm những tài liệu đối với trường hợp có yêu cầu
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban
Tư pháp của Quốc hội và viện trưởng VKSND Tối cao, đề
nghị của chánh án TAND Tối cao xem xét lại quyết định
của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Trường hợp người bị THA tử hình chết trước khi đưa
ra THA tử hình, thông tư bổ sung thẩm quyền của chánh
án tòa án đã ra quyết định THA tử hình ngoài thẩm quyền
của chủ tịch hội đồng THA tử hình.
Việc làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt, thông tư
bổ sung trường hợp người bị THA tử hình là người nước
ngoài...
Thông tư liên tịch cũng bổ sung khoản 4 Điều 14 về
việc thông báo địa điểm mai táng cho thân nhân hoặc
người đại diện hợp pháp của người đã bị THA biết. Bổ
sung thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc
cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền biết đối với
trường hợp người bị THA tử hình là người nước ngoài.
Ngoài ra, thông tư liên tịch còn bổ sung Điều 20 nêu
rõ trách nhiệm của cơ quan ngoại giao trong việc THA tử
hình…
N.THẢO
Điểmmới về thi hànhán tửhìnhbằng tiêmthuốc độc
Cựu luật sư TrầnHữu Kiển tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: CY
Không ghi rõ tư cách được triệu tập
Trong quyết định đưa vụ án bị cáo Kiển ra xét xử số 674/2020 ngày 2-11
do thẩm phán chủ tọa phiên xử phúc thẩm ký thì hai điều tra viên, thẩm
phán và thư ký phiên tòa sơ thẩm được ghi trong phần những người tham
gia tố tụng khác.
Cụ thể, hai điều tra viên là ông P., điều tra viên trung cấp và ông P., điều
tra viên sơ cấp thuộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre. Thẩm phán chủ
tọa phiên tòa sơ thẩm là ôngTh. và thư kýT. là thư ký phiên tòa sơ thẩm. Tuy
nhiên, danh sách bốn người này không nằm trong phần dành cho người
làm chứng hay các chủ thể khác như bị hại, người bào chữa…
Không thể làm mất địa vị pháp lý
của thẩm phán
Thẩm phán là những người do Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ
xét xử nên khi tuyên án, họ không quyết với tư cách cá nhânmà là nhân danh
Nhà nước.
HĐXX cấp sơ thẩm bao gồm cả thẩm phán và hội thẩm nhân dân có địa vị
pháp lý lànhữngngười tiếnhành tố tụngvà không thể triệu tậpđến tòa.Vì nếu
triệu tập thì tòa sẽ không thể xác định được họ tham gia với tư cách gì. Cạnh
đó, thẩmphán phải trình bày trước tòa, có khi phải đối chất với bị cáo hay các
đương sự, trong khi chính thẩm phán là người đã đưa ra phán quyết thì khó
đảmbảo tính khách quan vàmất đi địa vị pháp lý của người làmnhiệmvụ xét
xử. Việc triệu tập thẩm phán còn dẫn đến tâm lý cho rằng thẩm phán đã làm
gì sai nênmới bị triệu tập đến tòa, làmmất đi uy tín và sự độc lập trong xét xử.
Cạnh đó, tính chất của xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét
xử lại vụánhoặcxét lại quyết địnhsơ thẩmmàbảnán, quyết địnhsơ thẩmchưa
có hiệu lực pháp luật. Cấp phúc thẩmgiúp sửa chữa, khắc phục những sai lầm
của tòa án cấp sơ thẩm. Do vậy, nếuHĐXX cấp sơ thẩmcó vi phạmthì tùy từng
vi phạm, cấp phúc thẩm sẽ có thể đưa ra các hướng giải quyết như trả hồ sơ
điều tra bổ sung, sửa án, hủy án…mà không cần triệu tập thẩmphán đến tòa.
Một thẩm phán công tác tại TP.HCM
Đối với phiên tòa phúc
thẩm, chưa có quy định
nào trực tiếp ghi nhận
quyền của HĐXX được
triệu tập người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng
đến tòa.
Tòa phúc thẩm
có được triệu tập
thẩm phán
cấp dưới?
người tiến hành tố tụng, tránh lạm
quyền, tránh được oan sai.
LS Phạm Tuấn Anh (Đoàn LS
TP.HCM) thì cho rằng Điều 296
BLTTHS quy định trong quá trình
xét xử, nếu thấy cần thiết, HĐXX
có thể triệu tập điều tra viên, ngươi
co thâm quyên tiên hanh tô tung đã
thu ly, giai quyêt vụ án và những
người khác đến phiên tòa để trình
bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên, theo LS Tuấn Anh, ở
góc độ độc lập xét xử thì cần phải
cân nhắc việc triệu tập này. Nguyên
tắc này nghiêm cấm việc can thiệp
vào việc xét xử dưới mọi hình thức
trước, trong và sau quá trình xét xử.
Ngoài ra quan hệ giữa toa an là
quan hê giưa toa câp cao hơn va
câp thâp hơn vê thâm quyên tô
tung chứ không co toa câp trên va
toa câp dươi. Do vậy, nếu bản án
sơ thẩm sai, cấp phúc thẩm có thể
sửa, hủy. Trường hợp có chứng cứ
thẩm phán, thư ký có hành vi vi
phạm pháp luật hình sự, xâm phạm
hoạt động tư pháp thì cơ quan có
thẩm quyền có quyền điều tra, khởi
tố theo trình tự tố tụng. Không nhất
thiết phải triệu tập thẩm phán sơ
thẩm đến tòa để xem xét về công
việc xét xử của họ trước đó.
Luật không quy định
Tuy nhiên, TSLêHuỳnhTấnDuy,
Trưởng bộ môn Luật tố tụng hình sự
ĐH Luật TP.HCM, cho rằng Điều
296 BLTTHS thuộc quy định tại
chương về xét xử sơ thẩm. Đối với
phiên tòa phúc thẩm, chưa có quy
định nào trực tiếp ghi nhận quyền
của HĐXX được triệu tập người có
thẩmquyền tiến hành tố tụng đến tòa.
Theo TS Duy, nếu căn cứ vào
quy định, thủ tục tranh tụng tại
phiên tòa phúc thẩm và viện dẫn
Điều 317 BLTTHS để suy luận về
quyền được triệu tập người tiến
hành tố tụng của tòa phúc thẩm
cũng không hợp lý. Vì Điều 317
chỉ có ý nghĩa khi trước đó Điều
296 đã ghi nhận quyền của HĐXX
sơ thẩm được triệu tập điều tra
viên và những người khác đến
phiên tòa.
Đồng tình, LS Nguyễn Minh
Cảnh, nguyên thẩm phán TAND
TP.HCM, cũng cho rằng Điều
296 và Điều 317 BLTTHS quy
định trong trường hợp cần thiết
HĐXX có thể triệu tập điều tra
viên, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng đã thụ lý giải quyết
vụ án. Tuy nhiên, hai điều luật
này thuộc mục III Chương XXI
của BLTTHS, tức là chỉ được áp
dụng trong phiên tòa sơ thẩm.
Cạnh đó, Điều 352 BLTTHS
quy định việc hoãn phiên tòa ở
cấp phúc thẩm không có trường
hợp nào đưa ra yêu cầu bắt buộc
ở phiên phúc thẩm phải có mặt
những người tiến hành tố tụng
đã tham gia thụ lý vụ án ở cấp
sơ thẩm, hoặc nếu không có sự
tham gia của những chủ thể này
thì phải hoãn phiên tòa.
LS Cảnh cũng cho rằng việc
triệu tập HĐXX cấp dưới là không
đúng, tạo tiền lệ dẫn đến sự lạm
dụng và phá vỡ những quy định
của BLTTHS về hai cấp xét xử.•
Nhiều ý kiến cho rằng luật không quy định cho phép
tòa phúc thẩm triệu tập thẩmphán cấp sơ thẩmvà
cũng không nên làm.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook