284-2020 - page 3

3
Cần tăng tốc việc thực
hiệnNghị quyết 54
Chiều 8-12, kỳ họp thứ 23 HĐND TP.HCM khóa
IX đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật về cải cách hành chính
và Nghị quyết số 54/2017 của Quốc hội (QH) về thí
điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Báo cáo tại kỳ họp về kết quả giám sát việc thực
hiện Nghị quyết 54 của QH, đại biểu (ĐB) Phạm
Quỳnh Anh, Trưởng ban Pháp chế, cho biết vừa
qua UBND TP đã trình HĐND TP thông qua 32 dự
án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10
ha trở lên với tổng diện tích đất là hơn 1.853 ha từ
năm 2018.
UBND TP cũng trình HĐND TP thông qua các
nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư năm dự án
nhómAsử dụng vốn ngân sách nhà nước gần 13.000
tỉ đồng. Trong đó có dự án xây dựng trung tâm điều
hành đô thị thông minh, trung tâm tiếp nhận và xử
lý thông tin khẩn cấp của TP thông qua một đầu số
viễn thông duy nhất…
Theo đánh giá của HĐND TP, UBND TP đã đạt
được một số kết quả như thực hiện kịp thời chính
sách chi thu nhập tăng thêm theo hiệu quả công việc
cho cán bộ, công chức, viên chức; trình HĐND TP
ban hành quy định về mức thu nhập cho các chuyên
gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của TP, góp phần
xây dựng chính sách nhằm thu hút nhân tài phục vụ
cho sự phát triển của TP.
Đồng thời UBND TP cũng xây dựng và triển khai
thực hiện tốt đề án phân cấp, ủy quyền; điều chỉnh
tăng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp trên địa bàn TP tạo được nguồn thu tăng
từ 8 tỉ đồng/năm lên trên 48 tỉ đồng/năm.
Góp ý tại hội nghị về việc thực hiện Nghị quyết
54, ĐB Lê Minh Đức nhìn nhận nghị quyết này đã
được nhân dân ủng hộ, đồng tình nhưng việc thực
hiện các vấn đề được cho trong cơ chế còn chậm.
“Tôi đề xuất UBND TP cần sự cụ thể hơn, đẩy
nhanh tiến độ hơn để thực hiện cơ chế ngày càng
hiệu quả hơn. Bởi vì không dễ gì được trung ương
cho cơ chế này, mà khi được cho cơ chế thì chúng
ta phải tận dụng để tăng sự phát triển cho TP” - ĐB
Đức đề nghị.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâmmong muốn việc thực
hiện các dự án được chuyển mục đích trồng lúa từ
10 ha trở lên phải được thực hiện nhanh bởi đây là
nguồn lực rất lớn giúp cho TP phát triển kinh tế - xã
hội trong thời gian tới. Bà cũng đề nghị HĐND TP
nhiệm kỳ tới phải tiếp tục giám sát việc này để tránh
lãng phí nguồn lực của TP và lãng phí thẩm quyền
của HĐND TP sau khi được QH cho cơ chế đặc thù.
“Mỗi lần chúng ta gặp khó khăn, vướng mắc trong
cơ chế, để tạo lực cho TP phát triển thì chúng ta xin
cơ chế. Mỗi lần xin cơ chế là tạo niềm tin với trung
ương về sự năng động, sáng tạo, không chịu khuất
phục trước khó khăn của TP” - ĐB Tâm nói TP đã
hứa với trung ương rất nhiều khi xin cơ chế.
Bà chia sẻ: “Tôi thực sự rất sốt ruột khi Nghị
quyết 54 thực hiện chậm chạp, hiệu quả không cao”.
“Mỗi đồng chí đánh giá lại xem mình nỗ lực
hết mức chưa để tháo gỡ vấn đề vướng mắc; từ đó
thực hiện thẩm quyền mà trung ương đã giao cho
mình” - bà nói thêm và đề nghị những vướng mắc
gây cản trở cho sự phát triển của TP, gây ra phiền
hà cho người dân thì nên sửa.
TÁ LÂM - LÊ THOA
Thời sự -
Thứ Tư9-12-2020
Phong khẳng định công tác giữ gìn
ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội có vai trò rất quan trọng
để thu hút đầu tư, phát triển kinh
tế - xã hội của TP. “TP.HCM bình
yên thì nhà đầu tư mới bỏ tiền ra
đầu tư” - ông Phong nói.
Theo ông Phong, thời gian qua
tình hình an ninh trật tự ở TP có
chiều hướng phức tạp. Lợi dụng
dịch bệnh xuất hiện, các loại tội
phạm, nhất là tội phạm xâm phạm
sở hữu tài sản gia tăng, tội phạm
ma túy tiềm ẩn phức tạp, tội phạm
tín dụng đen còn xảy ra nhiều gây
phiền hà cho dân.
Điểm lại việc triệt phá hàng loạt
vụ vận chuyển ma túy lớn, ông
Nguyễn Thành Phong cho hay với
sự chỉ đạo thường xuyên, Công an
TP.HCMđã ra quân trấn áp tội phạm.
Từ đó, phạmpháp hình sự được kéo
giảm so với cùng kỳ. “Đây là năm
thứ sáu liên tiếp phạm pháp hình
sự được kéo giảm” - ông Phong
nói và cho biết thêm dự báo năm
2021 tình hình an ninh trật tự trên
địa bàn TP còn tiềm ẩn phức tạp.
Từ đó, người đứng đầu chính
quyền TP.HCM cho biết trong năm
sau TP sẽ tập trung hàng loạt giải
pháp như: Kiện toàn, nâng cao Ban
chỉ đạo 138; tăng cường kiểm tra,
giám sát, làm rõ trách nhiệm, vai
trò người đứng đầu các cấp, chính
quyền cơ quan, đơn vị trong lãnh
đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm và xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
“Không để tình trạng thiếu trách
nhiệm, bao che, dung túng và tiếp
tay cho tội phạm” - ông Phong nói
và cho biết TP sẽ triệt phá đường
dây vận chuyển mua bán ma túy,
không để hình thành tụ điểm phức
tạp. Đấu tranh hiệu quả tội phạm
công nghệ cao; chuyển hóa địa bàn
phức tạp, giáp ranh.
Về nhiệm vụ trước mắt, TP.HCM
sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII, đảm bảo an ninh trật tự để
cho người dân vui xuân đón tết
Nguyên đán và các sự kiện chính
trị lớn khác…•
đầutư,
Trân trọng các góp ý cho
dự thảo vănkiệnĐại hội XIII
Tổng bí thư, Chủ tịch nước lưu ý các tổ biên tập phải hết sức
trân trọng, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: TTXVN
PHƯƠNG THẢO
(Theo TTXVN)
N
gày 8-12, tại trụ sở Trung ương
Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp
Bộ Chính trị để tiếp thu ý kiến đóng góp
của các đảng bộ trực thuộc trung ương,
các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), MTTQ
Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội,
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cuộc họp diễn ra nhằm thảo luận,
cho ý kiến hoàn chỉnh dự thảo lần
cuối các văn kiện, chuẩn bị trình Hội
nghị Trung ương 14, khóa XII, xem
xét, quyết định, hoàn tất việc chuẩn bị
dự thảo các văn kiện tại Đại hội XIII
của Đảng.
Có sự đổi mới, bảo đảm
chất lượng cao
Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoan
nghênh, cám ơn các lão thành cách
mạng, các ĐBQH, MTTQ Việt Nam,
các tổ chức chính trị-xã hội, các cán
bộ, đảng viên và đông đảo các tầng
lớp nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến
quý báu, tâm huyết, thể hiện tinh thần
trách nhiệm cao với Đảng, với nhân
dân và đất nước.
Đa số ý kiến đóng góp cho rằng dự
thảo các văn kiện được chuẩn bị công
phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng,
kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất
lượng cao. Dự thảo các văn kiện đã
phản ánh khách quan, toàn diện, sát
với tình hình thực tế những kết quả đã
đạt được, những hạn chế, khuyết điểm,
yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân,
bài học kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, các văn kiện cũng dự
báo tình hình, xu hướng phát triển
của đất nước và thế giới trong thời
gian tới, từ đó xác định đúng và trúng
những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất
nước nói chung và các ngành, lĩnh vực
nói riêng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất
cho rằng dự thảo các văn kiện trình đại
hội lần này đã quán triệt sâu sắc nguyên
tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận
và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới,
giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở
phát huy tối đa dân chủ, lắng nghe các
ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
cán bộ, đảng viên và nhân dân; lựa
chọn, chắt lọc, tham khảo các đề xuất
tâm huyết, trách nhiệm; kết tinh trí tuệ
và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta.
Nhiều ý kiến tâm huyết,
trí tuệ, trách nhiệm
Kết luận cuộc họp, Tổng bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng
định báo cáo chính trị là báo cáo trung
tâm, các báo cáo khác phải thống nhất
với báo cáo trung tâm. Thời gian còn
lại rất ngắn nên các tổ biên tập, tiểu
ban cần tập trung, khẩn trương hoàn
thiện các dự thảo văn kiện, bảo đảm
nội dung chuẩn xác.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước lưu ý các
tổ biên tập phải hết sức trân trọng, lắng
nghe và nghiêm túc tiếp thu ý kiến xác
đáng của các nhà khoa học, trí thức, các
tầng lớp nhân dân, góp phần hoàn thiện
dự thảo các văn kiện; cần thận trọng
cân nhắc kỹ lưỡng, chuẩn xác, tập trung
cao nhất cho công việc này, coi đây là
nhiệm vụ chính trị hàng đầu.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, cán
bộ, đảng viên, nhân dân rất quan tâm
và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết,
trí tuệ, trách nhiệm, thể hiện quyền dân
chủ thực sự.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước chân
thành cám ơn các ý kiến đóng góp,
đồng thời nhấn mạnh “hết sức tiếp
thu các ý kiến xác đáng”. Báo cáo tại
đại hội, tức là báo cáo về các văn kiện
trình đại hội, phải tổng hợp được tất cả
báo cáo khác, chính xác, ngắn gọn, súc
tích, dễ hiểu.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,
“văn kiện là văn bia, lưu lại mãi về sau”,
vì vậy việc xây dựng, hoàn thiện văn
kiện phải phản ánh tiếng nói chung, thể
hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dự thảo
văn kiện đại hội lần này được chuẩn bị
kỹ lưỡng, góp phần vào thành công Đại
hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước
vào một giai đoạn phát triển mới.•
Ông Lê Hòa Bình năm nay 50
tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi. Ông
có trình độ kỹ sư xây dựng, thạc
sĩ kỹ thuật, cử nhân kinh tế, cao
cấp lý luận chính trị.
Ông Bình và bà Thắng là ủy
viên Ban thường vụ Thành ủy
TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ
2020-2025.
TÁ LÂM - LÊ THOA
Đại biểuNguyễn Thị Quyết Tâmđề nghị việc thực hiện
các cơ chế đặc thù trongNghị quyết 54 cần nhanh chóng,
hiệu quả hơn. Ảnh: HOÀNGGIANG
Cán bộ, đảng viên, nhân dân
rất quan tâm và đóng góp
nhiều ý kiến tâm huyết, trí
tuệ, trách nhiệm, thể hiện
quyền dân chủ thực sự.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook