284-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Hải Phòng:
Ngăn chặnnhà
siêumỏng,méo trên
đường trụcHồSen
Ngày 8-12, UBND quận Lê Chân (Hải
Phòng) cho biết cùng với việc điều chỉnh quy
hoạch chi tiết 1/500 trục đường Hồ Sen - Cầu
Rào 2 cho phù hợp thực tế, quận này đã có
các biện pháp nhằm đảm bảo ngăn chặn,
không để xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo
trên tuyến đường này.
Dự án tuyến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2
(giai đoạn 2) đoạn từ nút giao Nguyễn Văn
Linh tới ngã ba Hồ Sen sau nhiều năm bế tắc
đã được TP Hải Phòng khởi động lại từ năm
2019 với tổng mức đầu tư ban đầu là hơn
1.400 tỉ đồng. Theo đó, tuyến đường dài hơn
1,6 km với chiều rộng nền đường 32,5-42 m
đã được triển khai khá nhanh.
Tiếp đó, ngày 22-9, UBND TP Hải Phòng
lại có quyết định điều chỉnh dự án nâng tổng
mức đầu tư lên hơn 2.053 tỉ đồng. TP Hải
Phòng điều chỉnh bổ sung quy mô đầu tư xây
dựng, mở rộng mặt đường, hè đoạn từ đường
Chợ Con đến Tô Hiệu thành đường bốn làn
xe cơ giới, hai làn xe hỗn hợp.
Hiện đoạn từ ngã ba Chợ Con tới đường
Tô Hiệu cũng đang được quận Lê Chân
triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) để
chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình giao thông Hải Phòng
triển khai thi công. Tuyến đường từ nút giao
Nguyễn Văn Linh tới ngã ba Chợ Con dài
hơn 1,6 km đã cơ bản hoàn thành.
Do tuyến đường mở qua khu dân cư hiện
trạng nên sau khi hoàn thành đã xuất hiện
nhiều căn nhà, thửa đất chéo, méo. UBND
quận Lê Chân cho biết lường trước tình trạng
này, khi triển khai GPMB, đối với những căn
nhà diện tích thu hồi quá 70% sẽ thực hiện
thu hồi hết. Chỉ những căn nhà ngang từ 3 m,
sâu từ 5 m trở lên, diện tích hơn 20 m
2
 mới
được tồn tại.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít
căn nhà, thửa đất bị méo. Theo thống kê của
UBND quận Lê Chân, trên tuyến đường này
có khoảng 36 căn nhà đang sửa chữa, 40
mảnh đất méo. Để ngăn chặn tình trạng nhà
siêu mỏng, siêu méo, UBND quận Lê Chân
yêu cầu các hộ dân hợp thửa với phía sau mới
được cho xây dựng.
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý
kiến trúc, công trình, cảnh quan, tạo sự đồng
bộ trên tuyến đường này, UBND quận Lê
Chân đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng TP
Hải Phòng cho ý kiến để điều chỉnh cho phù
hợp thực tế. Theo đó, quận Lê Chân sẽ điều
chỉnh đối với công trình nhà ở riêng lẻ khoảng
lùi sẽ là 0 m, chỉ những công trình nhà liên kế
thuộc dự án phát triển nhà mới phải có khoảng
lùi 1,5 m thay vì toàn bộ nhà ở liền kế phải để
khoảng lùi 1,5 m như trước đây.
Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó Chủ tịch
UBND quận Lê Chân, cho biết quận này sẽ
siết chặt công tác quản lý, kiên quyết không
để những căn nhà siêu méo hình thành nhằm
xây dựng đường trục đô thị Hồ Sen thành
tuyến đường kiểu mẫu.
ĐỖ HOÀNG
Tại hội
nghị, nhiều
ý kiến góp
ý đã được
các chuyên
gia, nhà
nghiên cứu
đưa ra để
đề án được
hoàn thiện
hơn. Ảnh:
THANH
TUYỀN
Đềxuất thuphíkiểmđịnh
môtô,xemáytừnăm2022
TP.HCMsẽ thí điểmkiểm tra khí thải nhằmhạn chế xe quá cũ đang lưu hành
xả thải gây ô nhiễmkhông khí. Trong đó, đề xuất mức thu phí kiểmđịnh 50.000
đồng/xe/nămkể từ năm2022-2023.
Tuyến đường trục Hồ Sen vừa hình thành thông
tuyến đã xuất hiện nhiều nhà siêumỏng, siêuméo.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
THANHTUYỀN
S
áng 8-12, Ủy ban MTTQ
Việt Nam TP.HCM phối
hợp với SởGTVTTP.HCM
tổ chức hội nghị phản biện xã
hội đối với dự thảo đề án “Thí
điểm kiểm soát khí thải mô tô,
xe máy đang lưu hành trên địa
bàn TP.HCM”.
Thu phí kiểm định khí
thải: 50.000 đồng/xe/
năm
Thông tin về đề án, ông Đinh
Trọng Khang, Phó Giám đốc
viện chuyên ngành môi trường
ViệnKhoa học công nghệGTVT,
nhóm nghiên cứu đề án, cho biết
đề án nhằm giảm thiểu khí thải
độc hại gây ô nhiễmmôi trường;
cắt giảm khí nhà kính, thực hiện
các cam kết của quốc gia về ứng
phó biến đổi khí hậu, phù hợp với
định hướng hạn chế phương tiện
cá nhân trong tương lai. Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra
khí thải cho 10.682 xe máy, khảo
sát 7.216 người dân.
Ông Khang nhấn mạnh đề án
sẽ không gây xáo trộn lớn cho
xã hội; không ảnh hưởng nhiều
đến người dân và người dân thực
hiện kiểm định khí thải xe máy
một cách tự nguyện. Tổng chi phí
để thực hiện đề án đến năm 2030
là 350 tỉ đồng. Đề án được thực
hiện qua bốn giai đoạn cụ thể.
Giai đoạn chuẩn bị (năm2021):
Xây dựng và ban hành các chính
sách, các quy định về kiểm định
xe máy; đầu tư 88 trạm kiểm
định và hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Giai đoạn thử nghiệm (2022-
2023): Hoàn thiện chính sách
kiểmđịnh xemáy; thực hiện kiểm
tra khí thải toàn bộ xe đang lưu
hành để xây dựng cơ sở dữ liệu
khí thải xe máy và thu phí 50.000
đồng/xe/năm; miễn phí kiểm tra
khí thải cho người nghèo có xác
nhận của địa phương…
Giai đoạn 2024-2025: Đây
là giai đoạn thực thi một phần,
đầu tư thêm 78 trạm kiểm định;
thực hiện chính sách tổ chức
giao thông các xe không đạt tiêu
chuẩn khí thải lưu thông tại các
khu vực đã phân vùng.
Giai đoạn thực thi toàn phần
(năm 2026): Tiếp tục nâng mức
chuẩn khí thải; thực hiện kiểm
soát khí thải đối với tất cả các xe.
Phải tăng trách nhiệm
của nhà sản xuất
Tại hội nghị, nhiều ý kiến góp
ý đã được các chuyên gia, nhà
Tổng chi phí để
thực hiện đề án đến
năm 2030 là 350 tỉ
đồng. Đề án được thực
hiện qua bốn giai đoạn
cụ thể.
Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ
tịch Ủy ban MTTQ TP, cho hay với
lượngxelớn,trongđóxemáychiếm
tỉ lệ phát thải cao gây ô nhiễmmôi
trường, việc kiểm định khí thải xe
máy là cần thiết. Theo ông Phước,
trong thời gian qua, SởGTVT cùng
với các đơn vị phối hợp thực hiện
thí điểm kiểm tra khí thải xe máy,
kết hợp khảo sát ý kiến từ người
dân. Kết quả cho thấy đa số người
dân đồng tình với việc triển khai
kiểmđịnhkhíthảiđểgiảmônhiễm,
đồng thời giảmxe cá nhân để góp
phần giảm tình trạng kẹt xe.
Cân nhắc để lao động nghèo không phải
chịu quá nhiều phí, thuế
Ở góc độ địa phương, ông Đỗ Văn Trung, đại diện quận Bình Tân,
nêu quan điểmđề án tác động đến người nghèo và người lao động
rất lớn. Theo ông, đây là những đối tượng chiếm tỉ lệ sử dụng xe cũ
rất cao, cũng là phương tiện thải ra khí thải gây ô nhiễmmôi trường.
Do đó, đề án khi triển khai sẽ tăng thêm gánh nặng lên người lao
động có thu nhập thấp; trong khi hiện nay người dân đi xe máy
cũng đã chịu phí bảo vệ môi trường. Ông Trung cho rằng nếu đề
án triển khai mà không nhận được sự đồng thuận của người dân
thì rất khó, cần bàn tính lại.
Đồng quan điểm, ông Dư Phước Tân, Trưởng phòng Nghiên cứu
quản lý đô thị Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cũng cho rằng
việc xây dựng đề án là phù hợp nhưng cần cân nhắc vấn đề thu phí
làm sao để người lao động nghèo không phải chịu quá nhiều phí,
thuế trên vai vì hiện nay, bản thân người dân cũng đã phải chịu
nhiều thuế, phí.
nghiên cứu đưa ra để đề án được
hoàn thiện hơn.
PGS-TS Phạm Xuân Mai,
Khoa kỹ thuật giao thông ĐH
Bách khoa TP.HCM, cho rằng
đề án cần phải đề cập đến trách
nhiệm của doanh nghiệp, cụ thể
ở đây là các hãng xe. Ông cho
rằng phải nâng trách nhiệm của
nhà cung cấp, của doanh nghiệp.
Bởi nhà cung cấp không thể đưa
ra thị trường một sản phẩm kém
chất lượng rồi bắt người dân, xã
hội phải gánh.
“Các giải pháp đưa ra còn cồng
kềnh, tốnkém, phải bắt buộcnhững
nhà bán xe chịu trách nhiệm bảo
dưỡng và kiểm tra định kỳ xe cho
dân. Nếu không được thì nhà cung
cấpphảiđóngcửa” -PGS-TSPhạm
Xuân Mai nhấn mạnh.
Cùng đó, PGS-TS PhạmXuân
Mai đề nghị cần xem lại số mẫu
thử nghiệmmà nhómnghiên cứu
làm, sốmẫu quá thấp không đủ độ
tin cậy. Theo ông, đơn vị nghiên
cứu cần nghiên cứu trên ít nhất
5%-10%/tổng số 7 triệu xe máy
đang lưu hành ở TP.
Luật sư Trương Thị Hòa cũng
nêu nhận định độ thuyết phục
của đề án chưa cao; chưa đánh
giá đầy đủ về thực trạng, tác
động của môi trường làm thiệt
hại đến người dân như thế nào;
đề án cũng không nêu bật được
người dân sẽ được lợi gì. Theo
luật sư Hòa, phải ứng dụng công
nghệ thông tin để giảm thiểu về
chi phí, thời gian cũng như chú
trọng việc đào tạo các chuyên
gia kiểm định để có đội ngũ làm
việc lâu dài trong thời gian tới.
Bà cũng kiến nghị làm rõ cơ sở
pháp lý, chính sách đối với người
nghèo mà xe máy là phương tiện
mưu sinh.
TS Trịnh Văn Chính, Trưởng
bộ môn Quy hoạch giao thông,
ĐH GTVT TP.HCM, đề xuất:
Cần có đánh giá tác hại của ô
nhiễm khí thải xe máy đến sức
khỏe, kinh tế để người dân nắm
rõ hơn. Đồng thời cần phải làm
rõ rằng đề án này là vì dân, vì
sự văn minh của TP thì mới đảm
bảo tính thuyết phục.
Tiếp nhận ý kiến góp ý, ông
Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở
GTVTTP, cho biết việc thí điểm
kiểm định thời gian qua và hội
nghị phản biện hôm nay chính
là bước chuẩn bị quan trọng để
xây dựng đề án thí điểm kiểm
định khí thải xe máy sắp tới. Sở
cùng các đơn vị nghiên cứu sẽ
đưa ra lộ trình từng giai đoạn.
Phạm vi áp dụng cũng sẽ mở
rộng dần theo từng giai đoạn,
đồng thời có chính sách đối với
người nghèo. 
“Chúng tôi chú trọng các giải
pháp công nghệ thôngminh nhằm
tiết kiệm thời gian, chi phí, có
cơ sở pháp lý, chế tài phù hợp.
Mức phí kiểm định cũng sẽ được
xemxét lại đảmbảo sau quá trình
triển khai, môi trường sẽ được
cải thiện” - ông An nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook