284-2020 - page 14

10
Bất động sản -
Thứ Tư9-12-2020
tiền của nhiều cá nhân. Khi
đến hẹn bàn giao đất, lấy sổ
thì CĐT trốn tránh hoặc ôm
tiền lặn mất tăm.
Những tháng cuối năm,
cơ quan công an liên tục
khởi tố, bắt giam, truy nã
hàng loạt tổng giám đốc các
công ty bất động sản vẽ dự
án ma lừa đảo người mua.
Như mới đây, ngày 4-12,
Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM đã tống đạt quyết
định khởi tố bị can, thi hành
lệnh bắt giam Trịnh Quốc
Hưng để điều tra về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Ông
Hưng là chủ tịch HĐQT
kiêm tổng giám đốc Công
ty cổ phần Thương mại và
Đầu tư Kingland, địa chỉ số
3 đường số 5, phường Hiệp
Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Công ty này đã vẽ dự án
mang tên Kingland Home
City 5 tại ấp Đồng Sến (Bình
Dương) rồi quảng cáo rầm rộ,
chào bán cho nhiều người với
mức giá rẻ bất thường, chỉ
Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai,
sau đó ký hợp đồng chuyển
nhượng để nhận và chiếm
đoạt tiền của nhiều cá nhân.
Công bố thông tin để
dẹp dự án ma
Để hạn chế tình trạng lừa
đảo trong lĩnh vực nhà đất, ông
Trần Khánh Quang, chuyên
gia bất động sản, cho biết
các sở, ngành phải công khai
thông tin quyết định pháp lý
về đầu tư và sử dụng đất của
các dự án kinh doanh nhà ở
tại trụ sở cơ quan và trên cổng
thông tin điện tử.
Đồng thời, cơ quan chức
năng phải công khai các văn
bản, quyết định xác định
hành vi vi phạm pháp luật
về đất đai, đầu tư xây dựng
của CĐT dự án nhà ở. Bên
cạnh đó, các dự án đủ điều
kiện chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, bán nhà ở, đủ
điều kiện kinh doanh bất
động sản hình thành trong
tương lai, cũng như những dự
án nhà ở đã được phê duyệt
nhưng có vi phạm về pháp
luật đất đai, không đủ điều
kiện chuyển nhượng... cũng
phải được công khai.
“Để thuận tiện cho người
dân tra cứu thông tin nhà
đất, các địa phương nên cập
nhật, công bố đầy đủ thông
tin pháp lý liên quan các dự
án trên địa bàn mình quản lý
trên trang tin điện tử...” - ông
Quang góp ý.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (HoREA), cho biết
các dự án ma được rao bán
ồ ạt đến từ việc các đầu nậu,
công ty bất động sản làm ăn
bất chính. Vì vậy, để tránh
sập bẫy dự án ma, khách
hàng cần yêu cầu công ty đó
cung cấp giấy tờ pháp lý dự
án đã đủ điều kiện huy động
vốn theo văn bản chấp thuận
của Sở Xây dựng, kiểm tra có
thế chấp ngân hàng…
“Người mua phải xuống
thực tế dự án, đối chiếu với
các thông tin quy hoạch, quyền
sở hữu để đưa ra quyết định.
Xuống thực tế dự án, khách
hàng có thể xem CĐT đã
hoàn thành các cơ sở hạ tầng
dự án hay chưa và tới chính
quyền địa phương để kiểm
tra quy hoạch, pháp lý dự án
đó” - ông Châu nói.•
từ 150 triệu đến 300 triệu
đồng/nền.
Cơ quan điều tra xác định
phía ông Hưng và Công ty
Kingland đã sử dụng chiêu
ký kết hợp đồng nguyên tắc
chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và hợp đồng hợp
tác đầu tư với nhiều khách
hàng. Tuy nhiên, sau đó công
ty này không thực hiện được
việc chuyển nhượng mà tiến
Người mua phải
xuống thực tế dự
án, đối chiếu với các
thông tin quy hoạch,
quyền sở hữu để đưa
ra quyết định.
hành thanh lý hợp đồng nhưng
lại không hoàn tiền cho 44
khách hàng đã mua.
Trước đó, cuối tháng 11-
2020, Cơ quanCSĐTCông an
TP.HCM cũng ra quyết định
truy nã Nguyễn Đức Tâm,
giám đốc Công ty TNHH
Bất động sản tư vấn và đầu
tư Đức Tâm Land (trụ sở tại
quận 8), về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, Tâm
ký hợp đồng hợp tác đầu tưvới
người được chủ đất ủy quyền,
thỏa thuận hoàn thành thủ tục
phân lô tách thửa để chuyển
nhượng quyền sửdụng đất. Dù
biết rõ tình trạng pháp lý của
khu đất chưa được cấp phép
dự án khu dân cư, chưa được
phân lô tách thửa… nhưng
Tâm và các cá nhân khác tại
Đức TâmLand vẫn tự lập bản
vẽ, lập khống dự án khu nhà
ở nghỉ dưỡng sinh thái Bửu
QUANGHUY
D
ù chính quyền đã cảnh
báo, nhiều vụ việc được
cơ quan công an phanh
phui, bắt giam lãnh đạo các
công ty chuyên vẽ dự án ma
tại TP.HCM, LongAn, Đồng
Nai, Bình Dương nhưng cho
đến nay vẫn có nhiều người
dân sập bẫy.
Vẫn nở rộ dự án ma
Vừa qua, trên địa bàn
TP.HCM và các tỉnh, thành
lân cận tiếp tục tái diễn việc
phân lô bán nền trái phép, vẽ
dự án căn hộ chung cư, lập
dự án ma quảng cáo tràn lan
trên website, mạng xã hội
để lừa bán cho nhiều người.
Các thửa đất được chủ đầu
tư (CĐT) vẽ dự án ma đều
chưa được phép lập dự án,
chưa được tách thửa nhưng
CĐT vẫn tự lập bản vẽ phân
lô dự án, quảng cáo gian dối,
ký hợp đồng lách luật để thu
Hamđất giá rẻ, nhẹ dạ tin vào lời
hứa hẹn của nhân viênmôi giới,
nhiều người mua đối diện nguy cơ
mất trắng số tiền đầu tư.
Cuối năm, cẩn trọng
dự án ma giăng bẫy
Mạo danh Bộ Công an rao bán nhà ở xã hội
Mới đây, UBND phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM đã phải có văn bản cảnh báo trên
địa bàn không có dự án nhà ở xã hội nào do Công ty LêMinh kết hợp với Bộ Công an làmCĐT.
UBND phường này thông báo đến người dân tránh để kẻ xấu lừa đảo, đảm bảo an ninh
trật tự trên địa bàn, cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Huynh, Giám đốc Công ty TNHH Lê Minh, cũng đã có văn bản
gửi đến cơ quan chức năng tố cáo việc một số sàn môi giới giả mạo công ty để rao bán dự
án khu tái định cư 38 ha, phường Tân Thới Nhất, quận 12 của Lê Minh với tên gọi dự án căn
hộ xã hội Lê Minh Bộ Công an. Theo đó, dự án chung cư Lê Minh là dự án thành phần trong
khu tái định cư 38 ha. Hiện nay công ty đang hoàn tất thủ tục pháp lý, chưa có bất kỳ hoạt
động nào liên quan đến việc giới thiệu, rao bán, chuyển nhượng.
Yêu cầu lậpdanhsách tổ chức, cánhânxâydựngkhôngphép
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản (ngày 7-12) gửi
UBND các quận, huyện về việc tăng cường công tác quản
lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.
Cụ thể, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện tiếp tục
rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân triển khai xây
dựng các công trình trên đất không được phép xây dựng,
công trình không phép, sai phép tại địa phương.
Đồng thời lập danh sách các tổ chức, cá nhân môi giới,
kinh doanh các công trình không phép, sai phép trên địa
bàn để nhắc nhở, cảnh báo và yêu cầu viết cam kết không
vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng.
Quận, huyện chủ động cung cấp thông tin, phối hợp
với cơ quan công an các cấp để có biện pháp xử lý các tổ
chức, cá nhân vi phạm đến mức phải xử lý hình sự theo
quy định pháp luật.
Định kỳ hằng tháng thông báo danh sách các công trình
xây dựng vi phạm đã bị cơ quan chức năng lập hồ sơ xử
lý, các thông tin quy hoạch xây dựng trên địa bàn, trao
đổi, phối hợp với lực lượng công an nắm chắc tình hình,
phối hợp xử lý ngay từ đầu và khi có yêu cầu.
Chủ động rà soát các quy hoạch (quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc...) tại
địa phương, phối hợp với Sở QH-KT, Sở TN&MT và
các sở, ngành có liên quan đề xuất UBND TP điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Công khai các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, tổ
chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để người
dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện, công khai và kịp
thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục
đầu tư xây dựng theo quy định.
UBND các quận, huyện cần rà soát, tổ chức dứt điểm
các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm thực
hiện. Tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi
phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, kiên quyết không để
xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn mà
không được kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm.
Sở Xây dựng đề nghị việc kiểm tra phải mang tính đồng
bộ, xuyên suốt từ lúc khởi công đến khi công trình xây
dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, lập biên bản
kết thúc kiểm tra xây dựng và có văn bản chuyển UBND
cấp xã để tiếp tục theo dõi, giám sát, trường hợp phát sinh
vi phạm trật tự xây dựng, UBND cấp xã lập hồ sơ xử lý vi
phạm hành chính theo quy định.
Ngoài ra, quận, huyện cũng được yêu cầu thực hiện tốt
công tác tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về trật tự
xây dựng trên địa bàn thông qua các phần mềm, ứng dụng
trực tuyến của UBND quận, huyện.
KIÊN CƯỜNG
Một góc dự ánma củaĐức TâmLand tại ĐồngNai. Ảnh: QUANGHUY
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook