284-2020 - page 10

Môi trường
&
Doanh nghiệp -
Thứ Tư9-12-2020
(028)
TP.HCM: Phục hồi bảo tồn đa dạng
sinh học, liên kết hệ sinh thái
MINHNGUYỄN
C
ó thể nói, hệ đa dạng sinh
học (ĐDSH) đã và đang
mang lại lợi ích trực tiếp
cho người dân, đóng góp vai
trò to lớn cho sự phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, TP.HCM
đang đối diện với nguy cơ
suy thoái ĐDSH và mất cân
bằng sinh thái vì sự gia tăng
dân số, thay đổi phương thức
sử dụng đất, khai thác quá
mức tài nguyên thiên nhiên,
ô nhiễm môi trường…
Tác động của
đô thị hóa
TP.HCM có tổng diện tích
2.061 km
2
, được chia thành 19
quậnvànămhuyện.Mậtđộdân
số ở TP.HCM là 4.292 người/
km
2
, trong khi mật độ dân số
củaTPHàNội là 2.398 người/
km
2
. Điều này đồng nghĩa với
việc TP.HCM có mật độ dân
số cao nhất cả nước (tăng 26%
so với năm 2009).
Tính ĐDSH của TP.HCM
được duy trì chủ yếu bởi hệ
sinh thái rừng ngập mặn ven
biển Cần Giờ. Trong đó có
việc bảo tồn Khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ là mắt xích
then chốt cho việc bảo vệ và
duy trì ĐDSH cho TP.HCM.
Ngoài ra, sự góp mặt của khu
hệ rừngĐôngNambộ vàKhu
di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
làm cho tính ĐDSH ở TP trở
nên phong phú hơn.
Song song với sự phát triển,
TP.HCM đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề, tác động
mạnh mẽ nhất là quá trình đô
thị hóa. Theo đó, quá trình đô
thị hóa làmảnh hưởng nghiêm
trọng môi trường sống của
sinh vật, biến các vùng đất
trũng trước kia (được coi là
các vùng đệm sinh thái hay
“hồ điều hòa tự nhiên” khi
triều lên hay khi nước mưa
chảy từ thành phố ra) ở các
quận như 2, 7, 9, 12; các
huyện Nhà Bè, Bình Chánh
trở thành các vùng bị bê tông
hóa. Mặt khác, quá trình khai
hoang cải tạo đất đã thu hẹp
phạm vi phân bố hệ sinh thái
một cách đáng kể; diện tích
không gian xanh ở khu vực
nội thành bị giảm đi.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái
hành langdi cư - kết nốiĐDSH
ở nội thị với vùng ngoại biên
cũng chịu tác động khá mãnh
liệt từ tác động quá trình đô
thị hóa và biến đổi khí hậu.
Chưakể, hằngnămnhiềugiống
cây trồng, vật nuôi, động vật
hoang dã ngoại lai và bản địa
đi qua các cửa khẩu TP.HCM
gây ra rất nhiều hệ lụy khác.
Triển khai đa dạng
các giải pháp, tăng
cường mảng xanh
Theo kế hoạch, năm 2020,
TP.HCM cần hoàn thiện sáu
mục tiêu: Bảo tồn, duy trì
ĐDSH trên cạn; ở hành lang
sông, vùng cửa sông và ven
biển; bảo tồn, phát triểnĐDSH
nông nghiệp; tài nguyên sinh
vật được phát triển và sử dụng
bền vững; phát huy vai trò và
đóng góp của cộng đồng vào
bảo vệ ĐDSH; tăng cường
năng lực quản lý nhà nước về
ĐDSH và an toàn sinh học.
Song song đó, TP.HCMcần
đồng bộ các giải pháp thực
hiện hiệu quả về mặt quản
lý, quy hoạch phát triển đô
thị, kỹ thuật, xã hội... Chẳng
hạn như xây dựng cơ sở pháp
lý cho việc bảo vệ hành lang
thực vật dọc theo hệ thống
sông Sài Gòn - Đồng Nai và
kênh rạch; có chính sách bảo
vệ Khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ, Khu di tích lịch sử địa
đạo Củ Chi; ban hành quy
định về thực hiện lồng ghép
nội dung hành động ĐDSH
vào dự án phát triển khu đô
thị mới, phát triển hành lang
Đa dạng sinh học đã và đangmang lại lợi ích trực tiếp về
môi trường cho người dân.
giao thông; nghiêm cấm việc
khai thác cát trên sông và vùng
cửa sông ven biển...
Mặtkhác,TPcầndànhkhông
gian đất để phát triển công viên
rừng đô thị. Ở những khu vực
ít mảng xanh, tăng cường diện
tích thảm cỏ trên vỉa hè... Đây
cũng là môi trường cho một
số sinh vật tồn tại, góp phần
thamgia vào chuỗi thức ăn của
các loài. Ngoài ra, TP cần đẩy
mạnh công tác giáo dục, tuyên
truyền, nâng cao hiểu biết của
người dân về giá trị bảo tồn
các loại cây ăn quả đặc hữu...
Nghiên cứu đặc điểmsinh thái,
sinh trưởng của các loài thực
vật thân gỗ bản địa, đề xuất
ưu tiên trồng bảo tồn chuyển
vị trong các mảng xanh đô
thị; kiểm kê, xây dựng cơ sở
dữ liệu ĐDSH dưới tác động
biến đổi khí hậu tại TP.HCM;
xây dựng chương trình truyền
thông cộng đồng... với nguồn
vốn, nhân lực được xây dựng
chi tiết, cụ thể.
ĐDSH là sự giàu có, phong
phú của các nguồn gen, loài
và hệ sinh thái trên Trái đất.
Chúng có ý nghĩa sống còn
đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo
vệ cho cuộc sống con người.
Tuy nhiên, sự phát triển dân
số, sản xuất công nghiệp, hoạt
động nông nghiệp, khai phá
tài nguyên... đã ảnh hưởng
không nhỏ đến ĐDSH, tài
nguyên, môi trường. Vì vậy
đã đến lúc chúng ta phải thực
sự nghiêm túc trong việc định
hướng, triển khai hành động
cụ thể để bảo vệ ĐDSH, phát
triển xã hội, kinh tế bền vững.•
HEINEKEN Việt Nam
hỗ trợ người dân bảo tồn
nguồn nước
TM
D
ự án trên thuộc chương
trình nước sạch cộng
đồng do HEINEKEN
Việt Nam thực hiện nhằm
cung cấp nước sạch cho các
hộ dân vùng nông thôn và bị
thiếu nước sạch sinh hoạt trên
khắp Việt Nam, đồng thời
nâng cao ý thức cộng đồng
về việc tiết kiệm và bảo tồn
nguồn nước.
Sản xuất gắn liền với
bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên
Tại huyện TamĐường, Lai
Châu, đa số người dân không
biết cách xử lý triệt để chất
thải của gia súc hoặc sử dụng
phân bón hóa học chưa hợp
lý. Người dân ở đây thậm chí
không có dụng cụ phù hợp
để thu gom chất thải nông
nghiệp. Việc xử lý chất thải
không đúng cách cộng với
việc thiếu hệ thống thu gom
rác tập trung đã tạo nên tình
trạng ô nhiễm nguồn nước
nghiêm trọng tại địa phương.
Dự án bảo tồn nguồn nước
của HEINEKEN Việt Nam,
với sự hỗ trợ từ các chuyên
gia Cisdoma, đã tổ chức tập
huấn, hướng dẫn người dân
cách sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hợp lý, đồng thời hỗ
trợ xây dựng các hố thu gom
bao bì thuốc bảo vệ thực vật
nhằm ngăn chặn chất độc hại
ngấm vào đất và nước.
Khởi động từ tháng 1-2020,
dự án bảo tồn nguồn nước tại
Lai Châu bao gồm các buổi
huấn luyện, hướng dẫn và tư
vấn kỹ thuật nhằm trang bị
cho người dân địa phương
những kiến thức cần thiết
về tình trạng khan hiếm
nước, nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước, cũng như
cách phân loại và xử lý chất
thải đúng cách trong các hoạt
động nuôi trồng, nông nghiệp
và trong sinh hoạt hằng ngày.
Chị Tòng Thị Thu, Chi hội
trưởng Chi hội Phụ nữ thôn
Nà Hum, xã Hồ Thầu, cho
biết: “Trước đây, khi chưa
được tập huấn và hỗ trợ kỹ
thuật trong việc ủ phân vi
sinh, nước thải chăn nuôi tràn
ra ngoài, từ nhà này qua nhà
khác, khiến nhiều người mắc
bệnh và hàng xóm thường
xuyên cãi vã. Sau khi nhận
hỗ trợ từ dự án, chúng tôi đã
có giải pháp mà mọi người
đều có lợi nên ai cũng sẵn
sàng tham gia”.
Một hoạt động
mang nhiều ý nghĩa
cộng đồng
Sau buổi lễ bàn giao, dự án
tiếp tục triển khai những hoạt
động còn lại tại địa phương
trong tám ngày liên tiếp và
đã hoàn thành tốt đẹp tại
Lai Châu.
Trong gần một năm triển
khai, dự án đã tổ chức thành
công sáu buổi tập huấn và sáu
HEINEKENViệt Namhỗ trợ huyện TamĐường các trang thiết bị
thu gomrác tại địa phương.
buổi huấn luyện kỹ thuật; đồng
thời hỗ trợ một số trang thiết
bị thu gom chất thải tại Tam
Đường và xây dựng hệ thống
đường ống dẫn nước tại Than
Uyên. Thông qua dự án, 1.883
hộ gia đình với 8.270 người
dân ở 22 thôn, bản đã tham
gia các lớp tập huấn. Trong
số đó, có nhiều người là đồng
bào dân tộc thiểu số như Dao,
Thái, Lự và Giáy. Tại khu vực
này, nơi đa số hộ gia đình tập
trung vào sản xuất nông và
lâm nghiệp, người dân cũng
đã học được cách ủ phân cũng
như phân loại, thu gom và xử
lý chất thải đúng cách.
Mục tiêu chiến lược của
chúng tôi là đảm bảo 100%
nước sử dụng trong sản phẩm
được bù hoàn vào năm 2025.
Để đạt mục tiêu này, chương
trình nước sạch cộng đồng dài
hạnđược thiết kếmột cách tổng
thểnhằmgiảiquyếtvấnđềkhan
hiếmnước sạch cũng như bảo
tồn nguồn nước tại Việt Nam.
Nước sạch lànguồn tài nguyên
thiết yếu cho con người. Với
dự án này, chúng tôi hỗ trợ
người dân được tiếp cận nước
sạch, tài trợ trang thiết bị thu
gom chất thải và tập huấn cho
người dân thói quen thu gom
vàphân loại chất thảimột cách
khoa học. Việc triển khai dự án
mang tính tổng thể rất quan
trọng nhằm đảm bảo sự phát
triển lâu dài của cộng đồng
- bà Holly Bostock, Giámđốc
ngoại vụ cấp caoHEINEKEN
Việt Nam, chia sẻ.
Dự án bảo tồn nguồn nước
tại Tam Đường, Lai Châu
thể hiện cam kết lâu dài của
HEINEKENViệtNamvới chủ
đề nước sạch nói riêng và sự
phát triển bền vững nói chung.
Dự án sẽ được tiếp tục tại các
cộng đồng cần nước sạch tại
QuảngNam trong năm2021.•
9A
TP.HCMcó hệ đa dạng sinh học rất phong phú với hơn 1.515 loài thực vật và gần 600 loài động vật…
HEINEKENViệt Namvừa phối hợp với UBNDhuyện TamĐường, Lai
Châu và Viện Tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn vàmiền núi
(Cisdoma) tổ chức lễ bàn giao các dự án bảo tồn nguồn nước tại các xã
HồThầu và Bình Lư, huyện TamĐường, Lai Châu.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook