289-2020 - page 13

13
Cần hiểu đúng về học trước
lớp 1
NGUYỄNQUYÊN
K
hông chỉ phụ huynh,
nhiều giáo viên cũng
cho rằng nếu không
cho trẻ tiếp cận với chương
trình lớp 1 thì trẻ sẽ vất vả.
Khônghọc, consẽđuối
Chia sẻ trên group hội phụ
huynh có con vào lớp 1
,
nhiều
phụ huynh bày tỏ băn khoăn
nếu không cho con học trước
khi vào lớp 1 con sẽ không
theo kịp được bạn bè vì hầu
hết các gia đình khác đều đã
cho con đi học.
“Rất nhiều người khuyên tôi
không nên cho con học trước
chương trình, sách giáo khoa
lớp 1 nhưng khi con vào lớp,
đa phần các bé trong lớp đều
đã học trước chương trình nên
hầu như biết đọc, biết viết
hết. Con tôi thành thiểu số,
không thể đuổi kịp các bạn.
Lớp học thì đông, cô giáo
phải bám cho kịp chương
trình, không có thời gian kèm
cặp con thành ra con khổ sở,
vất vả. Tôi phải thuê gia sư
về dạy thì hai tháng sau con
tôi mới theo kịp” - chị T. có
con vừa qua lớp 1 cho hay.
Liên quan đến vấn đề này,
cô TV, giáo viên một trường
tiểu học tại quận 8, cho rằng
để trẻ tự tin khi vào lớp 1
thì nên cho con “học trước”
nhưng phụ huynh phải giám
sát, theo dõi con, không bỏ
mặc con cho giáo viên. “Học
ở đây không phải là biết quá
nhiều, đọc trôi chảymà trẻ chỉ
cần nhận biết 29 chữ cái, làm
quen với các nét cơ bản. Giai
đoạn này đặc biệt quan trọng
nên phụ huynh cũng cần phải
quan tâm” - cô V. nói.
Cô TT, giáo viên dạy lớp 1
tại trường tiểu học ở quận 3,
cho biết điều này tùy thuộc
vào năng lực tiếp thu của các
bé. Nếu khi học lớp lá, các
bé nắm được các chữ cái thì
vào lớp 1 sẽ nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy
trong giai đoạn học lớp lá,
nhiều phụ huynh không quan
tâm, để ý xem con học gì nên
khi bé bước vào lớp 1 sẽ khó
khăn hơn. Do đó, nếu trẻ tiếp
thu tốt chương trình lớp lá
thì sẽ không cần học trước.
“Điều quan trọng khi vào lớp
1, trẻ phải biết cầm bút đúng
và viết đúng. Còn nếu trẻ viết
sai, cầm sai sẽ rất khó sửa vì
đã thành thói quen” - cô TT
nhấn mạnh.
Chỉ cần con
“biết vừa đủ”
Bà Phạm Thị Thanh Tú,
Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Thực hành ĐH Sài Gòn
kiêm Trưởng Khoa giáo dục
tiểu học, Trường ĐH Sài
Gòn, khẳng định: “Tôi vẫn
luôn chia sẻ với phụ huynh
là không nên cho con đi học
trước chương trình lớp 1.
Nếu trường hợp cháu quá
chậm so với các bạn thì phụ
huynh cần phải quan tâm, hỗ
trợ con chứ không bỏ bê con
cho giáo viên, nhà trường.
Như cùng con luyện chữ,
đọc sách để phát triển kỹ
năng đọc của trẻ. Còn đối
với những trẻ bình thường
thì không nên học trước. Bởi
nếu khi đã biết trước, trẻ sẽ
có tâm lý chủ quan”.
Một phụ huynh từng không
cho con học trước lớp 1 nhận
xét: “Con vào lớp 1 không
theo kịp chương trình sẽ
đuối, nản, lý do không phải
vì không học trước mà do
cha mẹ tư duy “không học
trước” là không cho con
biết bảng chữ cái, bảng số,
không đọc đồng dao, không
giải thích từ... cho con. Họ
để mặc con chơi, không
dạy, kể cả vận động, khéo
léo, màu sắc hay kỹ năng
khác... Đây mới là vấn đề
cốt lõi khiến đứa bé vào
lớp 1 không theo nổi “việc
học”, vì chơi quá chơi mà
chơi không kèm học”.
TSVũ Thu Hương, nguyên
giảng viên Khoa giáo dục
tiểu học, ĐH Sư phạm Hà
Nội, cho biết học sinh đến
trường không phải chỉ để
học chữ mà các em còn
được học những thứ khác.
Do đó, nếu phụ huynh can
thiệp quá nhiều vào việc học
của con sẽ làm cản trở quá
trình trẻ tiếp thu những kỹ
năng khác.
Thực tế, giáo viên lớp 1
thích dạy những đứa trẻ biết
mặt chữ, biết nét cơ bản,
biết chữ số, biết thực hiện
nhiệm vụ giáo viên đưa ra,
không nói chuyện riêng trong
giờ học. Họ sợ một đứa trẻ
không biết gì, không hợp
tác và không nghe lời. Tuy
nhiên, họ sợ nhất là những
học sinh biết hết mọi thứ vì
như vậy các con sẽ không
nghe lời cô giảng, chủ quan
trong giờ học.
Phải phát triển ngôn ngữ chứ
không phải dạy trước SGK lớp 1
Hiện nay nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mẫu
giáo chuẩn bị vào tiểu học thường đánh đồng việc
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ với việc dạy
trước sách lớp 1.
Mọi phương diện phát triển của trẻ đều thông
qua lăng kính phát triển ngôn ngữ như tư duy, trí
thông minh, hiểu biết, trí tưởng tượng, cảm xúc và cả
những phẩm chất như trung thực, tập trung, kiên trì...
Đấy là những năng lực, phẩm chất nền tảng cần xây
dựng cho trẻ từ tuổi trước khi học lớp 1. Phát triển
ngôn ngữ: Nghe, hiểu, nói, diễn đạt ý tưởng, cảm
xúc..., nhận biết tương hợp âm chữ để nhận ra mặt
chữ của từ ngữ để có thể đọc sách phù hợp với tuổi...
là những điều trẻ cần được, có quyền được người lớn
chuẩn bị...
Điều này nó trái ngược hoàn toàn với việc dạy
trước bộ sách mà trẻ sẽ được học khi vào lớp 1. Điều
này sẽ khiến trẻ không phát triển được những kỹ
năng, phẩm chất được hình thành trong quá trình
học. Điều này sẽ khiến trẻ có thể không đón nhận cơ
hội trau dồi phát triển được những kỹ năng, phẩm
chất cần thiết cho việc học trong năm học đầu đời ở
tiểu học, những kỹ năng - phẩm chất vốn được xem
là nền móng của ngôi nhà học vấn phổ thông.
Do đó, tuyệt nhiên không được, không nên dạy
trước bộ sách giáo khoa lớp 1 cho trẻ nhưng phải
chuẩn bị cho trẻ những tiền đề để bước vào lớp 1. Và
việc chuẩn bị phải đúng cách. Hãy phát triển ngôn
ngữ cho trẻ, bởi ngôn ngữ đóng vai trò rất quan
trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này.
PGS-TS
HOÀNG THỊ TUYẾT
,
giảng viên
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Tuyệt nhiên không
được, không nên dạy
trước bộ sách giáo
khoa lớp 1 cho trẻ
nhưng phải chuẩn
bị cho trẻ những tiền
đề để bước vào lớp 1.
Đời sống xã hội -
ThứBa15-12-2020
Trẻ cần phải được phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa
với việc dạy trước sách lớp 1.
Do vậy, để cho trẻ phát triển
tự nhiên, phụ huynh không
nên can thiệp một cách bừa
bãi vào câu chuyện học hành
của trẻ, điển hình không nên
cho con học trước lớp 1.
Việc phụ huynh cho con
đi học trước vì họ lo giáo
viên sẽ rầy la, trách mắng
khi con không theo kịp. Điều
này xuất phát từ việc giáo
viên cũng phải chịu áp lực
từ thành tích, từ sự tiến bộ
của học trò. “Theo tôi được
biết, hiện Bộ GD&ĐT vẫn
đánh giá giáo viên dựa trên
Hà Tĩnh: 70 học sinh được đặc cách
chứng nhận HSG tỉnh môn tiếng Anh
Theo quyết định vừa được Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh
ban hành, 70 em học sinh được đặc cách lần này đều đã
có chứng chỉ quốc tế IELTS từ 6.5 trở lên.
Theo đó, các em được miễn tham dự kỳ thi chọn học
sinh giỏi (HSG) tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm học 2020-
2021 theo Công văn số 2099/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày
5-11-2020 của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh và được hưởng
quyền lợi của HSG tỉnh theo quy định hiện hành.
Được biết, trong số 70 học sinh này có sáu em đạt 8.0
điểm IELTS, tương đương với giải nhất HSG tỉnh môn
tiếng Anh; 20 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với
giải nhì HSG tỉnh môn tiếng Anh; 44 em đạt 6.5 điểm
IELTS, tương đương với giải ba HSG tỉnh môn tiếng Anh.
Trong danh sách này, THPT chuyên Hà Tĩnh là trường
có nhiều học sinh đạt điểm IELTS từ 6.5 đến 8.0 với 45
em, tiếp đó là các trường: THPT Phan Đình Phùng và ĐH
Hà Tĩnh (mỗi đơn vị có năm em), Trường THPT Hương
Sơn bốn em, Trường THPT Hồng Lĩnh ba em, Trường
THPT Lý Tự Trọng hai em...
TX
Chiều 12-12 có 4 ca mắc COVID-19 mới,
đều là ca nhập cảnh
Bản tin lúc 18 giờ ngày 12-12 của Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận bốn
ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh. Như vậy, hiện
Việt Nam có 1.395 bệnh nhân.
Ca bệnh 1.392 từ UAE nhập cảnh sân bay Cam Ranh
trên chuyến bay VN88, được cách ly ngay, lấy mẫu xét
nghiệm tại Phú Yên. Trước đó trên chuyến bay này đã ghi
nhận bốn ca dương tính với SARS-CoV-2, đều được cách
ly ngay tại tỉnh Phú Yên.
Ca bệnh 1.393, 1.394 từ Ukraine nhập cảnh cảng hàng
hải Nha Trang - Khánh Hòa trên tàu Navios Marco Polo,
được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Khánh Hòa.
Kết quả xét nghiệm ngày 11-12, dương tính với SARS-
CoV-2. Hiện hai bệnh nhân trên được cách ly, điều trị tại
BV Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa.
Ca bệnh 1.395 từ Liên bang Nga nhập cảnh sân bay
Đà Nẵng trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay,
lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng. Hiện bệnh nhân được
cách ly, điều trị tại BV Phổi Đà Nẵng. Trước đó trên
chuyến bay này đã ghi nhận hai ca dương tính với
SARS-CoV-2, đều được cách ly ngay tại Đà Nẵng.
TN
thành tích của học sinh. Do
đó, giáo viên phải làm sao để
học sinh học có kết quả tốt.
Tôi từng kiến nghị Bộ
GD&ĐT nên thay đổi cách
đánh giá giáo viên. Hãy đánh
giá họ qua mức độ tiến bộ
của học sinh về nhiều khía
cạnh khác nhau, không
riêng về kết quả học tập.
Bộ GD&ĐT cũng phải là
người tư vấn cho phụ huynh
về vấn đề này để cho họ biết
như thế nào là đủ, như thế
nào là tốt cho trẻ” - TS Thu
Hương nhấn mạnh.•
Một tiết học của các bé lớp lá TrườngMầmnon Tuổi Thơ 7, quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook