289-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa15-12-2020
cách chức thẩm phán theo quy định
tại Điều 82 của luật.
Đồng tình, đại diện TANDTPHà
Nội cho rằng quy định hiện hành
chưa hợp lý, ít nhiều tạo tâm lý
không yên tâm làm việc của thẩm
phán, ngoài ra phải thực hiện nhiều
lần quy trình bổ nhiệm lại gây mất
thời gian. “Thực tiễn có tình trạng
nhiều thẩmphán hết nhiệmkỳ nhưng
chưa được bổ nhiệm lại” - vị này
dẫn chứng.
Vị này cũng băn khoăn trường
hợp chánh án, phó chánh án hết
nhiệm kỳ thẩm phán (có thể đang
được xem xét bổ nhiệm lại hoặc
phải tạm dừng một thời gian) nhưng
vẫn còn nhiệm kỳ lãnh đạo. Vậy
những trường hợp này như thế nào,
có được tiếp tục điều hành tòa án
không, có được ký những văn bản
về tố tụng hay chỉ ký những văn
bản hành chính?
PhóVụ trưởngVụPhápchế,TAND
Tối cao Ngô Văn Nhàn đồng tình
với đề nghị bổ nhiệm thẩm phán
suốt đời nhưng cần có lộ trình thực
hiện. Theo ông Nhàn, trước hết có
thể áp dụng với đối tượng là thẩm
phán TAND Tối cao do Quốc hội
phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Thẩm phán Tòa Tối cao là ngạch
thẩm phán đặc biệt với những tiêu
chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm
rất cao. Để có được các tiêu chuẩn,
điều kiện này, họ phải trải qua một
quá trình công tác lâu dài, năng
lực và uy tín đã được thể hiện, ghi
nhận qua vài chục năm công tác và
là những người tuổi đã cao.
Ông Nhàn nói: “Luật 2014 quy
định nhiệm kỳ của thẩm phán
TAND Tối cao cũng giống như
nhiệm kỳ của thẩm phán sơ cấp,
trung cấp, cao cấp là chưa phù
hợp, chưa phản ánh được vị trí
pháp lý đặc biệt của thẩm phán
TAND Tối cao”. Từ đó, ông đề
xuất Quốc hội cho phép kéo dài
nhiệm kỳ của thẩm phán TAND
Tối cao theo hướng được bổ nhiệm
không thời hạn cho đến khi nghỉ
hưu hoặc chuyển công tác khác.
Điều kiện về thể chất của
thẩm phán
Tại hội thảo, Chánh án TAND
tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ nói
ông đã chín năm làm chánh án tỉnh
nên thấu hiểu vấn đề mà hội thảo
đưa ra. Ông không đồng tình với đề
xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời.
“Thẩm phán có rất nhiều quyền lực.
Chúng ta phải có cơ chế năm năm,
10 năm để tránh việc có quyền lực
suốt đời” - ông Lệ nói.
Ông Lệ đặt câu hỏi: Thẩm phán
đã đủ vững vàng về tư tưởng chính
trị và bản lĩnh trước tác động về
vật chất hay chưa? Theo ông, thẩm
phán so với một số ngành, phông
nền kiến thức xã hội còn hạn chế.
Ông Lệ phát biểu: “Một số đồng
chí ra ngoài tiếp cận thông tin về
thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội,
nắm bắt tình hình để bổ trợ cho
công tác chuyên môn còn hạn chế,
lạc hậu lắm. Tòa án cứ quanh quẩn
ĐỨCMINH
N
gày 14-12, TANDTối cao phối
hợp cùng Liên minh châu Âu
(EU) và Chương trình phát
triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với
dự thảo báo cáo đánh giá năm năm
thi hành Luật Tổ chức TAND 2014.
Về nhiệm kỳ của thẩm phán, Điều
74 luật này quy định: Nhiệm kỳ đầu
là năm năm; trường hợp được bổ
nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào
ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ
tiếp theo là 10 năm.
Nên bổ nhiệm thẩm phán
suốt đời?
Theo dự thảo báo cáo, quy định
nhiệm kỳ tuy đã có đổi mới nhưng
vẫn cần được cân nhắc thêm vì chưa
tạo tâm lý yên tâm công tác cho
các thẩm phán. Trong khi đó, thời
gian thực hiện quy trình bổ nhiệm
lại tương đối dài.
Dự thảo đề nghị sửa đổi Điều
74 theo hướng bổ nhiệm không có
nhiệm kỳ (bổ nhiệm suốt đời) nhằm
tạo điều kiện cho thẩm phán trau
dồi kinh nghiệm, kỹ năng xét xử.
Đối với những thẩm phán không
đủ điều kiện thì đã có quy định về
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: ĐỨCMINH
Kiến nghị
bổ nhiệm
suốt đời
thẩm phán
Tòa Tối cao
Có hai luồng ý kiến khác nhau về đề xuất
bổ nhiệm thẩmphán suốt đời, mỗi bên
đều đưa ra những lập luận khá khoa học.
hồ sơ, điều nọ điều kia nhưng nhiều
việc kiến thức về chính trị, kinh tế,
hành chính rất ít…”.
Theo ông, khi bổ nhiệm thì thẩm
phán nên qua lớp bồi dưỡng về kinh
tế, hành chính để có nhãn quan về
địa chính trị của một tỉnh, một địa
phương. Ông Lệ nêu lại hướng dẫn
của Vụ Tổ chức, một trong những
điều kiện khi sơ tuyển lựa chọn
thẩm phán là nam cao 1,6 m, nữ
cao 1,53 m.
“Tất nhiên nhiều người nhỏ thông
minh lắmnhưng nên chăng, điều kiện
về thể chất phải bằng trung bình của
người Việt trở lên. Vừa rồi một số
đồng chí thấp bé nhẹ cân lắm. Tên
không có, tướng không có, chưa nói
nội hàm bên trong…” - ông Lệ nói.•
Thẩm phán phải độc lập
Tại hội thảo, bà Sitara Syed, Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt
Nam, nhấnmạnh các tiêu chuẩn và điều kiện quốc tế về tính độc lập của
ngành tư pháp được xây dựng dựa trên các cơ sở. Đó là các nguyên tắc
cơ bản của Liên Hợp Quốc về tính độc lập của tòa án năm 1985 và Tuyên
bố Bắc Kinh về tính độc lập tư pháp của Hiệp hội Luật châu Á - Thái Bình
Dương năm 1997.
Các nguyên tắc này đưa ra các nội dung thiết yếu về tính độc lập tư
pháp, gồm: Độc lập về thể chế, trong xét xử và độc lập về tài chính của
tòa án. Nếu thiếu các nội dung này, tòa án không thể thực hiện quyền
tư pháp của mình một cách độc lập và công bằng.
“Cơ quan tư pháp chỉ có thể độc lập khi tòa án hoạt động như một
thể chế riêng và các thẩm phán cũng hoàn toàn độc lập”- bà Sitara Syed
nhấn mạnh.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, TAND Tối cao Ngô
Văn Nhàn đồng tình với
đề nghị bổ nhiệm thẩm
phán suốt đời nhưng cần
có lộ trình thực hiện.
Cựu chủ tịch phường biến đất công
thành đất riêng
Ngày 14-12, sau hơn một tuần xét xử và nghị án kéo dài,
TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) tuyên án đối với sáu cựu cán
bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
HĐXX tuyên phạt Huỳnh Lưu (cựu chủ tịch UBND
phường Phú Đông) ba năm tù, Huỳnh Quốc Trí (cựu phó
chủ tịch UBND phường Phú Đông) hai năm sáu tháng tù.
Cùng vụ án, Huỳnh Quốc Việt (cựu nhân viên Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Tuy Hòa) bị phạt hai
năm tù.
Ba bị cáo Lê Trọng Hậu, Biện Khắc Dũng, Nguyễn
Thành Đạt (đều là cựu cán bộ địa chính phường Phú
Đông) bị phạt mỗi người một năm sáu tháng tù .
Bản án sơ thẩm xác định: Khoảng sau năm 1997, vợ
chồng ông Huỳnh Lưu - bà Nguyễn Thị Ngọc đã rào chắn,
chiếm một thửa đất trống do Nhà nước quản lý nhưng
không sử dụng tại phường Phú Đông.
Sau đó, bà Ngọc đứng tên kê khai, đề nghị cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận).
Đến đầu năm 2012, mặc dù biết thửa đất do vợ mình
đứng tên kê khai không đủ điều kiện được cấp giấy
chứng nhận nhưng ông Huỳnh Lưu đã chỉ đạo cấp dưới
lập khống, hợp thức các thủ tục chuyển sang Phòng
TN&MT TP Tuy Hòa đề nghị cấp giấy chứng nhận cho
bà Ngọc.
Mặc dù biết thửa đất do bà Ngọc đứng tên kê khai không
đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận nhưng phó chủ tịch
UBND phường Huỳnh Quốc Trí và cấp dưới vẫn hợp thức
hồ sơ, thực hiện các thủ tục không đúng quy định.
Sau đó, ông Việt được ông Lưu nhờ vả, đã không kiểm
tra hồ sơ theo đúng quy định, ký khống đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận cho bà Ngọc rồi trình lãnh đạo Phòng
TN&MT TP Tuy Hòa.
Hồ sơ này được văn phòng HĐND - UBND TP Tuy
Hòa thẩm định, trình lãnh đạo UBND TP Tuy Hòa.
Tháng 10-2012, ông Nguyễn Ngọc Tứ, Phó Chủ tịch
UBND TP Tuy Hòa, đã ký giấy chứng nhận cấp cho bà
Ngọc 150 m
2
đất ở đô thị và 307 m
2
đất hằng năm khác.
Bản án xác định hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại
đối với Nhà nước 262 triệu đồng.
TẤN LỘC
1 bị cáo đánh bạc được trả tự do tại tòa
Chiều 14-12, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) tuyên phạt
Nguyễn Thanh Hà, Ngô Văn Dũng, Ninh Viết Phương, Hà
Kim Sơn cùng mức án sáu tháng tù nhưng cho hưởng án
treo về tội đánh bạc. Trong số này, bị cáo Hà bị tạm giam
và được trả tự do ngay tại tòa.
Các bị cáo tuổi từ 29 tới 39, trú TP.HCM. Ngoài
Phương làm nghề buôn bán, những người còn lại làm
nghề lái xe, tài xế xe ôm công nghệ.
Theo hồ sơ, trưa 28-7, một người tên Trí rủ Hà,
Dũng, Sơn chơi phỏm (tá lả) tại một quán cà phê ở
phường 17, quận Gò Vấp. Đánh chừng năm ván thì
Trí về, Phương vào chơi thay được một lúc thì Đội
Cảnh sát hình sự công an quận ập vào bắt, tang vật là
hơn 5 triệu đồng.
Tại tòa, các bị cáo khai tranh thủ buổi trưa có ít
người đặt xe nên ngồi chơi bài. Mỗi ván người thua
thấp nhất là 10.000 đồng, cao nhất là 50.000 đồng.
Nếu ai “ù” sẽ bỏ riêng ra 20.000 đồng vào “quỹ ăn
trưa” của cả nhóm.
HOÀNG ANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook