294-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 21-12-2020
Nhân sự Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa XIII được tiến hànhmột cách chặt chẽ, lớp lang, khoa học,
đảmbảo tối đa các yêu cầu đặt ra.
NGHĨANHÂN
T
hông báo Hội nghị Trung
ương lần thứ 14, khóaXII
cho biết: “Việc chuẩn bị
nhân sự Bộ Chính trị, Ban bí
thư khóa XIII là công việc kế
thừa, tiếp nối của công tác quy
hoạch cán bộ, rất hệ trọng và
liên quan đến thành công của
Đại hội XIII của Đảng và sự
phát triển của đất nước trong
giai đoạn mới. Phát huy tinh
thần trách nhiệm, nghiêm túc,
dân chủ, khách quan, công
tâm, Ban chấp hành (BCH)
Trung ương Đảng đã nghiên
cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho
ý kiến một cách thẳng thắn,
xây dựng, tạo sự đoàn kết và
thống nhất cao trong việc bỏ
phiếu biểu quyết giới thiệu
nhân sự tham gia Bộ Chính
trị, Ban bí thư khóa XIII”.
Thông tin thêm, Tổng bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng trong phát biểu bế
mạc đánh giá Trung ương đã
“bỏ phiếu biểu quyết với sự
nhất trí rất cao nhân sự tham
gia Bộ Chính trị, Ban bí thư
khóa XIII, bao gồm cả nhân
sự Bộ Chính trị, Ban bí thư
khóa XII tái cử và nhân sự
lần đầu tham gia Bộ Chính
trị, Ban bí thư”.
Các thông tin nêu trên gợi
nhớ những lưu ý của Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng
trong nhiều bài phát biểu của
mình về chất lượng nhân sự
“không vì cơ cấu, số lượng
mà hạ thấp tiêu chuẩn”. Nói
cách khác, chất lượng nhân
sự dự kiến trình để Đại hội
XIII quyết định phải là ưu
tiên hàng đầu.
Vậy đến thời điểm hiện
tại, có thể nhìn nhận thế nào
về chất lượng, nhất là ứng
viên Bộ Chính trị, Ban bí thư
khóa XIII?
Quy hoạch cán bộ
chiến lược: Chặt chẽ,
khoa học hơn
Kế thừa cách làm của khóa
trước, từ tháng 11-2018, Bộ
Chính trị đã ban hành Kế
hoạch số 11-KH/TW về xây
dựng quy hoạch BCH Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban bí
thư và các chức danh lãnh
đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Không có thông tin chính
thức về văn bản này, tuy
nhiên qua quan sát, theo dõi
thì thấy công tác quy hoạch
của khóa này được làm rất
bài bản, hơn hẳn khóa trước.
Tiêu điểm
Chất lượng Bộ Chính trị, Ban bí thư
nhìn từ cách làmnhân sự
Theo đó, Bộ Chính trị lập
ban chỉ đạo cùng tổ giúp việc
chuyên lo công việc có tính
chất bước đầu nhưng rất quan
trọng của công tác nhân sự
Đại hội XIII.
Quy hoạch được thực hiện
với quy trìnhnhiềubước, trong
đó với nhân sự Bộ Chính trị,
Ban bí thư, bước 1 như chúng
tôi đã giới thiệu là từ danh
sách và nguồn do Bộ Chính
trị chuẩn bị, Trung ương giới
thiệu nhân sự quy hoạch bằng
phiếu kín.
Bước 2, Ban chỉ đạo tổng
hợp kết quả giới thiệu bước
1, hoàn thiện hồ sơ nhân sự.
Bước 3, Bộ Chính trị thông
qua dựkiến danh sách nhân sự.
Bước 4, Bộ Chính trị lấy ý
kiến Trung ương về dự kiến
danh sách nhân sự đưa vào
quy hoạch. Từ kết quả này,
hai ban xây dựng Đảng là
Ban Tổ chức Trung ương,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
cùng các cơ quan liên quan
khác đã thẩm định, xác minh
nhân sự.
Bước5, cuối cùng,BộChính
trị khóa XII quyết định danh
sách quy hoạch Bộ Chính trị,
Ban bí thư khóa XIII.
Quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược bắt đầu được triển khai
tương đối bài bản ở khóa XI.
Đến khóa XII này, rút kinh
nghiệm từ những hạn chế,
bất cập trước đó, đã có một
số điều chỉnh quan trọng. Đó
là các thủ tục quan trọng để
phát hiện, giới thiệu nhân sự
đều phải thông qua tập thể.
Các ủy viên Trung ương là
người đứng đầu các tổ chức
đảng không còn thẩm quyền
đề cử riêng không qua tập thể
nữa. Ngoài ra, quy hoạch là
khâu đầu tiên, bắt buộc của
công tác cán bộ, không chấp
nhận ngoại lệ nào chưa được
quy hoạch mà lọt vào các
bước sau đó của quy trình
nhân sự.
Thực hiện nghiêm túc, bài
bản quy trình ấy, bước đầu
tiên của quy hoạch nhân sự
Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa
XIII đã được triển khai sau
hội nghị cán bộ toàn quốc,
ngày 23-4 năm nay. Bước 4
dường như được thực hiện ở
Hội nghị Trung ương 13, hồi
tháng 10. Và như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng thông báo
hômkhai mạcHội nghị Trung
ương 14, bước cuối cùng đã
được Bộ Chính trị triển khai
hôm 2-11.
Nhân sự tái cử Bộ
Chính trị, Ban bí thư:
Hai quy trình riêng
Cùng với việc hoàn tất quy
hoạch, Bộ Chính trị và Trung
ương cũng bước vào quy trình
giới thiệu nhân sự dự kiến
tham gia Bộ Chính trị, Ban
bí thư khóa XIII.
Tìm hiểu qua nhiều nguồn
tin, chúng tôi thấy quy trình,
cách làm nhân sự, bao gồm
cả nhóm nhân sự cao cấp này
được Trung ương bắt đầu ở
Hội nghị Trung ương 12,
hồi tháng 5, trên cơ sở đề án
phương hướng công tác nhân
sự do Bộ Chính trị chuẩn bị.
Theo các nguồn tin này,
cũng tương tự như cách làm
nhân sự BCH Trung ương,
có hai quy trình riêng để giới
thiệu nhân sự Bộ Chính trị,
Ban bí thư theo hai nhóm đối
tượng - tái cử và lần đầu, theo
nguyên tắc làm nhân sự tái
cử trước, nhân sự được giới
lần đầu sau.
Với nhân sự tái cử, bước 1,
căn cứ vào tiêu chuẩn, điều
kiện, độ tuổi tái cử với ủy viên
Bộ Chính trị, Ban bí thư được
quy định tại phương hướng
công tác nhân sự (tương tự và
có thể chi tiết hơn Quy định
214-QĐ/TW), Tiểu ban Nhân
sự doTổng bí thưNguyễn Phú
Trọng làm trưởng ban trình
tập thể Bộ Chính trị danh sách
các thành viên Bộ Chính trị,
Ban bí thư đương nhiệm đủ
điều kiện tái cử. Bộ Chính
trị thảo luận và tiến hành bỏ
phiếu kín giới thiệu.
Về tuổi, không khó để
thấy trong tập thể lãnh đạo
trị thảo luận, bỏ phiếu kín
một lần nữa.
Bước 4, trên cơ sở kết quả
bỏ phiếu lần hai của Bộ Chính
trị, Trung ương thảo luận và
một lần nữa bỏ phiếu kín, có
tính chất biểu quyết.
Với các thông tin được công
khai, có thể hiểu từ sau cuộc
họp Bộ Chính trị hôm 2-11
(quyết định quy hoạch nhân
sự Bộ Chính trị, Ban bí thư)
cho đến thời gian năm ngày
diễn ra Hội nghị Trung ương
14 tuần trước, Bộ Chính trị
đã có nhiều cuộc họp để đi
đến bước cuối cùng là Trung
ương biểu quyết bằng phiếu
kín giới thiệu cả nhân sự tái
cử và lần đầu tham gia Bộ
Chính trị, Ban bí thư, làm cơ
sở để trình Đại hội XIII, mà
trực tiếp là BCHTrung ương
khóa XIII ở Hội nghị lần thứ
nhất quyết định.
Với cách làm nhân sự chặt
chẽ, lớp lang, khoa học trên, về
chất lượng nhân sự Bộ Chính
trị, Ban bí thư, đến thời điểm
này có thể tin rằng sẽ được
bảo đảm ở mức cao nhất.•
Công khai khung
tiêu chuẩn
Phải nói rằng Trung ương
khóaXII đãbanhành từ rất sớm
(tháng8-2017, nămthứhai của
nhiệmkỳ 2016-2021) Quy định
90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức
danh, tiêu chí đánh giá cán bộ
thuộcdiệnBCHTrungương, Bộ
Chính trị, Ban bí thư quản lý và
khi bắt đầu đi vào xây dựng
quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược thì sửa đổi, bổ sung chi
tiết thành Quy định 214-QĐ/
TW (tháng 1-2020).
Đángchúý là sovới cách làm
cáckhóatrước,nộidungnàychỉ
xuất hiện trongphươnghướng
công tác nhân sự ở năm cuối
nhiệm kỳ và đóng dấu mật thì
ở khóa này cả hai quy định đều
công khai.
Những con số đáng chú ý: 27 - 15 - 12 - 9
Nguồn tin riêng cho biết ngoài số tái cử không khó đoán thì nhân sự lần đầu có bốn con
số đáng lưu tâm: 27 ủy viên Trung ương khóa XII được quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư
khóa XIII. Từ 27 này, Bộ Chính trị “chọn” ra 15 để rồi bỏ phiếu. Đến Hội nghị Trung ương 14,
danh sách để biểu quyết bằng phiếu kín là 12, để chọn từ cao xuống thấp lấy 9 - số lượng
phù hợp với nhu cầu bổ sung sau khi tính toán số tái cử.
Các kết quả trên sẽ được tập hợp để Hội nghị Trung ương 15 tới đây thông qua lần cuối
cùng, sau khi hoàn tất việc xem xét các trường hợp đặc biệt (do quá tuổi, với cả bốn nhóm:
lần đầu vào Trung ương, tái cử Trung ương, lần đầu vào Bộ Chính trị, Ban bí thư, tái cử Bộ
Chính trị, Ban bí thư) và nhân sự bốn chức danh chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ)…
Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao
nhân sự thamgia Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa XIII. Ảnh: VGP/ NHẬT BẮC
Với cách làm nhân
sự chặt chẽ, lớp lang,
khoa học trên, về
chất lượng nhân sự
Bộ Chính trị, Ban bí
thư, đến thời điểm
này có thể tin rằng sẽ
được bảo đảm ở mức
cao nhất.
đương nhiệm 23 người, đến
thời điểm tháng 1-2021 (mốc
tính tuổi nhân sự trung ương)
có 15 người đủ điều kiện về
tuổi (không quá 65). Trong số
này có hai người vì những vi
phạm, khuyết điểm ở nhiệm
kỳ trước mà sang khóa này
bị thi hành kỷ luật cảnh cáo.
Theo quy định của Đảng,
người bị kỷ luật ở mức cảnh
cáo vẫn có thể được xem xét
tái cử ở chức vụ tương đương.
Tuy nhiên, được giới thiệu tái
cử hay không còn tùy thuộc
vào lá phiếu tín nhiệm của
cấp ủy, mà cụ thể ở đây là
Bộ Chính trị. Chưa kể, bản
thân những người đó hoàn
toàn có thể chủ động nêu ý
kiến không tái cử.
Bước 2 vừa được thực hiện
tại Hội nghị Trung ương 14
cuối tuần trước. Theo đó, trên
cơ sở kết quả giới thiệu tái
cử của Bộ Chính trị, Trung
ương thảo luận, biểu quyết
bằng phiếu kín giới thiệu
nhân sự tái cử Bộ Chính trị,
Ban bí thư.
Nhân sự lần đầu
tham gia Bộ Chính trị,
Ban bí thư: Bốn bước
chặt chẽ
Với nhân sự tham gia Bộ
Chính trị, Ban bí thư lần đầu,
quy trình giới thiệu qua bốn
bước chặt chẽ hơn so với
nhân sự tái cử.
Bước 1, căn cứ tiêu chuẩn,
điều kiện, cơ cấu, số lượng,
độ tuổi lần đầu tham gia Bộ
Chính trị, Ban bí thư; căn cứ
vào danh sách được giới thiệu
tái cử và trên cơ sở nhân sự
trong quy hoạch, Tiểu ban
Nhân sự chỉ đạo tập hợp, trình
Bộ Chính trị xem xét, thông
qua danh sách ban đầu.
Bước 2, trên cơ sở danh
sách ban đầu này, Bộ Chính
trị trìnhTrung ương thảo luận,
bỏ phiếu giới thiệu.
Bước 3, từ kết quả giới
thiệu của Trung ương, Tiểu
ban Nhân sự trình Bộ Chính
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook