294-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 21-12-2020
Luật & đời
HỒLƯU
T
AND thị xã Sông Cầu, Phú Yên
vừa xử vụ tranh chấp yêu cầu bồi
thường danh dự, nhân phẩm bị xâm
hại giữa đồng nguyên đơn là các ông
bà TVC, TTL, TTTh, TTT (bốn anh,
chị em ruột) với anh ruột là ông TVT
và hai cháu VTTS và NTNT (sinh năm
2006 và 2004).
Cháu nghịch Facebook,
ông ngoại bị kiện
Theo bốn nguyên đơn, ngày 1-7, trên
tài khoản Facebook của ông T. đăng ảnh
của họ với nội dung xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm.
Qua tìm hiểu, các nguyên đơn biết ông
T. đã để cho các cháu S. và T. sử dụng
tài khoản Facebook của mình để đăng
thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm
danh dự và uy tín của họ.
Phía nguyên đơn yêu cầu ông T. cùng
hai cháu phải liên đới bồi thường thiệt
hại tổn thất tinh thần cho họ mỗi người
3 triệu đồng và phải thông báo cải chính
trên Facebook của ông T. trong bảy ngày,
công khai xin lỗi.
Tuy nhiên, tại phiên xử, ông T. đã công
khai xin lỗi nên các đồng nguyên đơn
thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện,
không yêu cầu xin lỗi công khai nữa.
Ông T. trình bày S. là cháu ngoại của
mình. Cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng
khác, sinh sống nơi khác nên cháu S. ở
với ông từ nhỏ. Ông T. thừa nhận ngày
1-7, trong lúc ông không quản lý điện
thoại của mình, các cháu S., T. đã sử
dụng điện thoại, vào tài khoản Facebook
của ông đăng thông tin và hình ảnh của
bốn nguyên đơn. Hành vi của hai cháu
là sai nên trong ngày ông đã gỡ bài viết
và hình ảnh trên.
Theo ông T., cháu S. còn nhỏ, không
có tài sản, ít hiểu biết, mức bồi thường
3 triệu đồng/người là quá cao. Ông chấp
nhận bồi thường 1,5 triệu đồng/người. Về
yêu cầu cải chính công khai, ông đồng ý
theo yêu cầu của các nguyên đơn.
Các cháu S., T. có đơn xin xét xử
vắng mặt nhưng có lời trình bày trong
hồ sơ thừa nhận việc đăng ảnh, thông
tin trên Facebook như các nguyên đơn
trình bày. Các cháu nhận thấy làm như
vậy là không đúng nên đã xin lỗi và đề
nghị tòa xem xét.
Cả ông lẫn cháu phải
bồi thường
HĐXX nhận định ông T. là chủ tài
khoản Facebook đã để cho các cháu S.,
T. sử dụng để đăng thông tin không đúng
sự thật, có nội dung xâm phạm quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
của các đồng nguyên đơn.
Hai cháu bé có lỗi vì có hành vi đăng
thông tin không đúng sự thật, ông T. có
lỗi trong việc quản lý điện thoại và tài
khoản Facebook của mình để các cháu
sử dụng đăng thông tin không đúng sự
4người emkiệnanhvì để
cháunghịchFacebook
Vì để hai cháu sử dụng tài khoản Facebook củamình đăng ảnh bốn
người emkhông đúng sự thật, người anh bị kiện và phải xin lỗi, bồi thường.
Bồi thường do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm
Điều 584 BLDS 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
được quy định tại Điều 592 BLDS 2015 như sau:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệmbồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác bị xâmphạmphải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều
này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa chomột người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hai cháu bé có lỗi khi đăng
thông tin không đúng sự
thật, ông T. có lỗi trong việc
quản lý điện thoại và tài
khoản Facebook để các cháu
sử dụng đăng thông tin
không đúng sự thật.
thật. Do đó, cả ba người có trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại và đăng
thông tin cải chính công khai cho các
nguyên đơn.
Tuy nhiên, mức yêu cầu 3 triệu đồng/
người của các đồng nguyên đơn đưa ra
là cao so với mức độ tổn thất tinh thần.
Bởi lẽ thông tin sai sự thật được đăng trên
Facebook của ông T. có thời lượng là 1
giờ và có 12 tài khoản Facebook tương
tác trực tiếp. Vì vậy, HĐXX chấp nhận
mức bồi thường 1,5 triệu đồng/người
như bị đơn đề nghị.
Cháu S. mới hơn 14 tuổi nên mẹ của
cháu có trách nhiệm bồi thường. Cháu
T. hơn 16 tuổi nên phải bồi thường bằng
tài sản của mình, nếu không đủ thì cha
mẹ cháu có trách nhiệm bồi thường phần
còn thiếu.
Từ đó, HĐXX tuyên chấp nhận một
phần yêu cầu khởi kiện, buộc ông T. và
các cháu S., T. phải liên đới bồi thường
thiệt hại theo phần ngang nhau cho bốn
nguyên đơn, mỗi người 1,5 triệu đồng.
Đồng thời, tòa buộc ông T. và các cháu
S., T. phải thông báo cải chính công khai
trên tài khoản Facebook của ông T. trong
thời gian bảy ngày.•
Sau thời gian dài siết chặt nhiều lúc đến mức gây
khó khăn, Nghị định 144/2020 (quy định về hoạt
động nghệ thuật biểu diễn) đưa ra được nhiều thay
đổi tích cực như thế.
Phải nói ngay là tuy cùng có 31 điều nhưng so
với nghị định hiện hành là 79/2012 (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016) thì Nghị định
144/2020 gọn ghẽ, thông thoáng hơn rất nhiều.
Đơn cử là phần quy định cấm. Ngoài quy định
chung (như nghiêm cấm kích động nhân dân chống
lại Nhà nước; tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước,
bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; truyền
bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô
đồi trụy...), Nghị định 79/2012 còn đưa ra nhiều
cấm đoán dài ngoằng, chi ly dành cho tổ chức, cá
nhân biểu diễn.
Chẳng hạn, cấm thay đổi nội dung, thêm động
tác diễn xuất khác với nội dung đã được phép biểu
diễn; sử dụng trang phục hoặc hóa trang không
phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn... Hay
như cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng
thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh
thật của nhạc cụ biểu diễn (thường gọi là hát
nhép)...
Ngược lại, theo Điều 3 Nghị định 144/2020 thì
chỉ có bốn điều cấm khá dễ nhớ.
Gồm có: 1. Chống nhà nước; 2. Xuyên tạc lịch
sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; xâm
phạm an ninh quốc gia; xúc phạm lãnh tụ, anh
hùng dân tộc...; 3. Kích động bạo lực, tuyên truyền
chiến tranh xâm lược…; 4. Sử dụng trang phục,
từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện
biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến
đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Không chỉ thế, khác với hai nghị định hiện hành,
Nghị định 144/2020 bỏ hẳn quy định về loại ca
khúc “đã được phép phổ biến”, bãi bỏ quy định ca
sĩ “chỉ được biểu diễn các bài hát đã được phép
phổ biến”.
Và như vậy thì không còn sự phân biệt đối xử đó
là ca khúc trước 1975 hay ca khúc do giới nghệ sĩ
Việt ở nước ngoài sáng tác như trước nữa. Bất kỳ
ca khúc nào cũng đều có thể được hát biểu diễn
miễn sao không vi phạm vào bốn điều cấm đã nêu
ở trên.
Từ đây, những “tuyệt khúc” sẽ được đàng hoàng
sống dậy trên sàn diễn, làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của cộng đồng.
Cũng theo nghị định mới, khi muốn tổ chức biểu
diễn nghệ thuật để phục vụ nhiệm vụ chính trị,
phục vụ nội bộ, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch, vui chơi, không bán vé…, tổ chức, cá nhân chỉ
cần thông báo đến UBND tỉnh hoặc UBND huyện.
Riêng đối với các hoạt động biểu diễn của các
đơn vị có chức năng biểu diễn nghệ thuật hoặc của
các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt
động biểu diễn nghệ thuật thì cần có văn bản chấp
thuận của Bộ VH-TT&DL hoặc UBND tỉnh (nghị
định hiện hành dùng từ cấp giấy phép tổ chức biểu
diễn). Điều đáng lưu ý là mẫu văn bản đề nghị tổ
chức biểu diễn nghệ thuật không yêu cầu ghi tên
các ca sĩ biểu diễn.
Như thế, khi không còn bị soi xét riêng, các ca sĩ
hải ngoại có thể về nước biểu diễn theo sở thích,
nhu cầu, không còn phải xin phép biểu diễn ở trong
nước nữa.
Có thể nói Nghị định 144/2020 đã chấm dứt khá
nhiều việc xin-cho trong biểu diễn nghệ thuật để cá
nhân nghệ sĩ được gỡ bỏ nhiều ràng buộc vô lý.
Cùng với đó, nghị định cũng giảm bớt việc quản
lý dài tay hay những can thiệp không cần thiết của
các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động biểu
diễn nghệ thuật vốn luôn cần không gian sáng tạo
rộng mở.
NGUYÊN THY
Cakhúc trước 1975
và sựbuôngbớt ở
BộVănhóa
(Tiếp theo trang 1)
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook