294-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 21-12-2020
NGÂNNGA
N
gày 18-12, Cục Thi hành án
dân sự (THADS) TP.HCM tổ
chức hội nghị triển khai công
tác THADS, THAhành chính năm
2021. Một vấn đề gây nhiều chú ý
là cách thức tiêu hủy tang vật là ma
túy trong vụ án sao cho phù hợp.
Nhiều vụ lượng ma túy
rất lớn
Theo báo cáo, thực tế hiện nay
khi công an giao tang vật là ma túy
dưới dạng gói niêm phong nhỏ lẻ
nên cơ quan THADS chỉ nhận chứ
không kiểm tra bên trong. Từ đây
dẫn đến tình trạng lo ngại về việc
thiếu hụt, mất mát vật chứng đã
được niêm phong trong quá trình
bảo quản.
Về cách thức tiêu hủy, hiện nay
việc tiêu hủy vật chứng là ma túy
do chưa có chuyên môn, nghiệp vụ
về việc phân loại các loại ma túy
như dạng tổng hợp, dạng viên, bột,
dạng cây lá… Cách thức tiêu hủy
còn theo hình thức thủ công, chưa
chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh cũng như cán bộ
trực tiếp tham gia tiêu hủy. Chẳng
hạn, tiêu hủy bằng hình thức bỏ ma
túy vào nước hòa tan rồi đổ xuống
cống, rãnh...
Do chưa có quy trình riêng biệt
cho việc tiêu hủy ma túy các loại
Ông TrầnĐình
Hoàng, Trưởng
Phòng nghiệp
vụ 2, Cục THADS
TP.HCM, trình bày.
Ảnh: QUANGHÒA
Đề xuất kê biên toàn bộ tài sản trong
án tham nhũng
Theo quy định hiện nay, trong quá trình điều tra chỉ cho phép kê biên tài
sản có giá trị tương ứng với giá trị phạm tội và thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra. Trong khi đó mức độ và giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án
tham nhũng được xác định đầy đủ, cụ thể khi bản án có hiệu lực thi hành.
Vì vậy, việc thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn không được đầy đủ do
giá trị tài sản đã kê biên trong quá trình điều tra thường thấp hơn giá trị
tài sản phải thu hồi và những tài sản khác không được kê biên trong quá
trình điều tra do đó bị tẩu tán.
Nhằm đảm bảo cho việc THA thu hồi tài sản có hiệu quả, Phòng nghiệp
vụ 2, Cục THADS TP.HCM kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật về tố tụng,
cho phép cơ quan điều tra được áp dụng biện pháp bảo đảm tất cả tài sản
của người có hành vi phạm tội đối với các tội phạm tham nhũng, kinh tế.
Do chưa có quy trình
riêng biệt cho việc tiêu
hủy ma túy các loại nên
hiện nay, mỗi đơn vị
tiêu hủy theo một cách
khác nhau.
Tìmcách tiêu hủy
hàng tấnma túy
tang vật
Nhiều vụ án khối lượngma túy lớn lên đến hàng tấn, cơ
quan thi hành án chưa có hướng xử lý để tiêu hủy sao
cho an toàn với cán bộ vàmôi trường.
nên mỗi đơn vị tiêu hủy theo một
cách khác nhau. Thời gian vừa qua,
tại TP.HCM bắt được rất nhiều vụ
án ma túy lớn, khối lượng hàng tấn
chứ không nhỏ lẻ, ít như trước đây.
Vậy nên theo ngành THADS, việc
tiêu hủy ma túy trong thời gian tới
là rất khó khăn.
Theo ông Trần Đình Hoàng
(Trưởng Phòng nghiệp vụ 2, Cục
THADS TP.HCM), cần phải có
nguồn kinh phí thực hiện việc tiêu
hủy. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn
cần có hướng dẫn cụ thể quy trình,
cách thức tiêu hủy ma túy cụ thể,
nhất định để tránh ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh.
Theo ông Hoàng, sắp tới Phòng
nghiệp vụ 2 sẽ báo cáo cục trưởng
đề nghị Tổng cục THADS hướng
dẫn lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện
thực hiện việc tiêu hủy vật chứng
là ma túy số lượng lớn theo đúng
quy định pháp luật.
Làm gì với tài sản của
phạm nhân?
Liên quan đến công tác phối hợp
giữa các trại giam với THADS thời
gian qua đã đạt được một số kết quả
nhất định như việc phối hợp xác
minh tài sản, giao tài sản cho đương
sự đang là phạm nhân.
Tuy nhiên, vẫn cònmột số hạn chế
như việc gửi quyết định, thông báo
thông tin hai chiều về người phải
THA là phạm nhân bằng văn bản
chưa được đầy đủ, kịp thời. Việc trại
giam thu tiền của người phải THA
là phạm nhân không được thông
báo kịp thời cho cơ quan THAbiết.
Trong khi cơ quan THA vẫn động
viên thân nhân của phạm nhân nộp
số tiền phải THA, dẫn đến việc thu
trùng lắp cho một khoản phải thi
hành. Cạnh đó, khi trại giam thu tiền
hoặc chuyển tiền của các phạmnhân
cho cơ quan THADS không nêu cụ
thể số bản án, nộp để thi hành khoản
nào (ngân sách hay bồi thường, bồi
thường cho ai…) đã gây khó khăn
cho việc xử lý.
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch
số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC
thì giám thị trại giam, thủ trưởng cơ
quanTHAhình sự công an cấp huyện
có trách nhiệm: Thông báo cho cơ
quan THADS nơi tòa án đã xét xử
sơ thẩm họ, tên, địa chỉ của phạm
nhân là người phải THADS hoặc
phạm nhân là người được THADS
theo bản án hình sự, trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày tiếp nhận phạm
nhân vào trại giam.
Theo ông Trần Đình Hoàng, cần
phải sửa đổi quy định thời hạn này.
Cụ thể, phạm nhân (đương sự) đang
bị tạm giam thì ngay khi nhận được
bản án sơ thẩm của tòa, trại tạm
giam, nơi giam giữ phải thông báo
ngay cho cơ quan THADS nơi xét
xử sơ thẩm biết nơi chấp hành hình
phạt tù hoặc nơi bị tạm giam của
phạm nhân.
Trường hợp phạmnhân đang chấp
hành hình phạt tù hoặc phạm nhân
đang tại ngoại và bị bắt đi thụ hình
thì trại giam nơi phạm nhân thụ hình
có trách nhiệm thông báo ngay cho
cơ quan THADS nơi xét xử sơ thẩm
biết nơi chấp hành hình phạt tù của
phạm nhân.
Cũng tại khoản 4 Điều 4 Thông tư
07 quy định trường hợp phạmnhân là
người đượcTHAthì cơquanTHADS
trực tiếp chuyển tiền cho người được
THAthôngqua giámthị trại giam, thủ
trưởng cơ quanTHAhình sự công an
cấp huyện hoặc chuyển vào tài khoản
tạm gửi của trại giam, cơ quan THA
hình sự. Đối với giấy tờ khác thì cơ
quanTHADS chuyển giao cho giám
thị trại giam, thủ trưởng cơ quanTHA
hình sự cấp huyện để trả lại cho phạm
nhân là người được THA.
Tuy nhiên, quy định trên của thông
tư lại không áp dụng với loại tài sản
khác tiền. Do đó, ôngHoàng cho rằng
cầnxemxét bổ sung cơquanTHADS
thực hiện luôn việc chuyển trả tài sản
vào trại giam để trại giam tiến hành
trả cho phạmnhânmà không cần các
thủ tục như đơn xin nhận tài sản, ủy
quyền nhận tài sản…nhằm rút ngắn
thời gian THA.•
Đề nghị truy tố19bị can tại dựánGang thépTháiNguyên
14 trong số 19 bị can tại dự ánGang thép Thái Nguyên. Ảnh: CACC
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều
tra vụ án liên quan đến dự án mở rộng sản xuất giai đoạn
2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
19 bị can bị đề nghị truy tố về một trong hai tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng.
Tất cả những người này đều là cựu lãnh đạo TISCO và
Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS), trong đó có Mai
Văn Tinh (cựu chủ tịch HĐQT VNS), Đậu Văn Hùng (cựu
tổng giám đốc VNS), Trần Trọng Mừng (cựu tổng giám
đốc TISCO), Trần Văn Khâm (cựu chủ tịch HĐQT, tổng
giám đốc TISCO)…
Theo kết luận điều tra, dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn 2 (TISCO2) do TISCO làm chủ đầu tư, VNS cấp
quyết định đầu tư.
Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
của VNS xác định tổng mức đầu tư dự án là hơn 3.800 tỉ
đồng. Đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ
và thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
Tháng 7-2007, TISCO ký Hợp đồng số 01 EPC với đại
diện của MCC. Giá trị hợp đồng là hơn 160 triệu USD,
đây là giá trọn gói, không thay đổi trong suốt quá trình
thực hiện hợp đồng.
Sau hơn 11 tháng khởi công, dù chưa triển khai thi công
bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng MCC tự ý dừng
hợp đồng, rút hết người về nước. MCC còn đề nghị kéo
dài thời gian và tăng giá Hợp đồng 01 EPC thêm 138 triệu
USD.
Theo quy định, MCC phải chịu trách nhiệm lựa chọn,
ký hợp đồng, trực tiếp thanh toán cho nhà thầu phụ thực
hiện phần C hợp đồng. Tuy nhiên, các bị can trong vụ án
đã chỉ đạo, tổ chức đàm phán với MCC tách phần C ra
khỏi hợp đồng để TISCO tổ chức thực hiện và chịu mọi
rủi ro.
Chưa hết, với chức trách nhiệm vụ được giao, thay vì
chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo
người có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền
tạm ứng đối với MCCC, các bị can tại TISCO và VNS lại
quyết tâm bằng mọi biện pháp tiếp tục thực hiện dự án.
Các bị can còn chỉ đạo các đơn vị có chức năng tại
VNS, TISCO tham mưu đề xuất, ký các văn bản báo cáo
đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho điều
chỉnh chi phí phần C, điều chỉnh Hợp đồng 01 EPC.
Những hành vi trên đã làm thay đổi bản chất, phá vỡ
nguyên tắc quản lý Hợp đồng 01 EPC, tạo điều kiện cho
MCC có lý do chối bỏ trách nhiệm thực hiện Hợp đồng
EPC số 01.
Tính đến ngày 31-12-2018, TISCO đã giải ngân cho
dự án hơn 4.400 tỉ đồng, trong đó vốn vay VDB Bắc Kạn
- Thái Nguyên là 1.400 tỉ đồng, vay VietinBank Hà Nội
1.600 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã quá thời hạn được phê
duyệt gần 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Cơ quan điều tra xác nhận thiệt hại do vụ án gây ra là
hơn 830 tỉ đồng. Đây là số tiền TISCO đã trả các ngân
hàng từ khi dự án chậm tiến độ, dừng thi công đến thời
điểm vụ án bị khởi tố.
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook