295-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa22-12-2020
Gỗ Việt xuất khẩu phải giải trình
với Mỹ
ANHIỀN
M
ở đầu hội thảo “Tăng
cường kiểmsoát rủi ro
trong các hoạt động
xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ”
diễn ra ngày 21-12, ông Đỗ
Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản Việt Nam
(VN) - Viforest, nhấn mạnh
năm 2020 là một năm hết
sức đặc biệt đối với ngành gỗ
VN. Dù đại dịch COVID-19
hoành hành nhưng kim ngạch
xuất khẩu gỗ vẫn tăng mạnh.
Tính hết 11 tháng năm
2020, kim ngạch xuất khẩu
của ngành đạt trên 11 tỉ USD,
tăng 15,6% so với cùng kỳ
năm 2019.
Điều tra phòng vệ
thương mại gia tăng
Tuy nhiên, bên cạnh con
số xuất khẩu thăng hoa thì
ngành gỗ VN đang phải đối
mặt với không ít thách thức.
Ông Phùng Gia Đức, Cục
Phòng vệ thương mại thuộc
Bộ Công Thương, nhận định:
Nhờ các hiệp định thươngmại
tự do, VN có cơ hội rất lớn
để đưa hàng hóa, trong đó có
gỗ và sản phẩm gỗ ra nước
ngoài và được nhiều khách
hàng ưa chuộng.
Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ
thăng hoa vô hình trung lại
tạo ra sức ép đối với hàng hóa
tương tự sản xuất tại các nước
nhập khẩu. Vì thế, các nước
nhập khẩu có xu hướng nhận
được những đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp nhằmhạn chế
nhập khẩu gỗ từ VN.
“Chúng ta đang bước vào
chu kỳ mà sắp tới đây phải
đối mặt với ngày càng nhiều
các vụ việc phòng vệ thương
mại đối với hàng xuất khẩu
của VN. Mặc dù trên thế giới,
sản phẩm gỗ trong nhóm ít bị
điều tra nhưng đối với VN thì
lại khá nhiều những vụ việc
liên quan đến sản phẩm gỗ”
- ông Đức cho biết.
Đáng chú ý, theo đại diện
Cục Phòng vệ thương mại,
hiện Mỹ đã khởi xướng hai
cuộc điều tra theo Điều khoản
301 Luật Thương mại năm
1974 về việc định giá thấp
đồng nội tệ và hoạt động xuất
khẩu gỗ đối với VN.
“Với hai nội dung này,
Chính phủ đã giao cho hai
trưởngnhómlàNgânhàngNhà
nước phụ trách vấn đề tiền tệ
và Bộ NN&PTNT phụ trách
vấn đề xử lý những câu hỏi
liên quan của Mỹ về chuyển
tải gỗ bất hợp pháp. Hai nội
dung này hiện đã được VN
cung cấp thông tin cho Cơ
quan đại diện thương mại của
Mỹ” - đại diện Cục Phòng vệ
thương mại thông tin.
Chuẩn bị kỹ càng để
giải trình, phản biện
ÔngĐiềnQuangHiệp, Chủ
tịch Hiệp hội Chế biến gỗ
Bình Dương, bày tỏ lo ngại:
“Qua các bài phát biểu tại hội
thảo, chúng ta thấy cómột vấn
đề nghiêm trọng từ việc Mỹ
mở cuộc điều tra theo Điều
khoản 301 Luật Thương mại
với gỗ. Theo đó, 95% vụ kiện
hầu như đều trở thành hiện
thực, nghĩa là 95%ngành chế
biến gỗ của chúng ta dự báo
sẽ bị áp thuế. Nếu bị áp thuế
với mức 25% thì ngành công
nghiệp chế biến gỗ chấm dứt
thời kỳ phát triển liên tục trong
thời gian vừa qua”.
Để giải quyết vấn đề này,
ông Hiệp cho rằng vấn đề gốc
rễ là phải giải quyết cho được
nguồn gốc gỗ, bởi vấn đề này
tiềmẩn nhiều rủi ro. Nghị định
102/2020 về đảm bảo gỗ hợp
pháp đã phân biệt ra những
quốc gia nằm ở vùng địa lý
tích cực và không tích cực.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy
một khối lượng lớn gỗ nhập
khẩu từ châu Phi xuất phát từ
vùng địa lý không tích cực.
“Nghị định 102 nói khá
Ông Huỳnh Quang Thanh, Phó Chủ tịch
Viforest, nêu một số vướng mắc, khó khăn
củadoanhnghiệpkhi thựchiệnNghị định102
và Quyết định 8432 ngày 27-11-2020 của Bộ
NN&PTNTbanhànhdanh sáchvùngđịa lý tích
cựcvàdanhmục các loại gỗnhậpkhẩuvàoVN.
Đó là việc xác định các loại gỗ nhập khẩu
vào VN theo tên khoa học thường gặp một
số khó khăn như viết sai lỗi chính tả, sót từ,
sai các tên khoa học... Điều này khiến công ty
gặp khó khi làmthủ tục hải quan và gặp rủi ro
trong việc giải trình xác nhận hồ sơ lâm sản.
Một khó khăn nữa là VN chỉ công nhận 51
quốc gia và vùng lãnh thổ là vùng địa lý tích
cực khi xuất khẩu gỗ và sản phẩmgỗ vàoVN.
Danh sách các quốc gia này sẽ tiếp tục được
cập nhật theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay
nhiều trường hợp vướngmắc lại đến từ vùng
địa lý không tích cực nên gặp khó khăn trong
việc kê khai.
“Chúng tôi kiến nghị Chính phủ tiếp tục
tăng cường kiểmsoát rủi ro trong khâu nhập
khẩu, nhất là gỗ nguyên liệu nhập khẩu nằm
ở vùng địa lý không tích cực và là gỗ có tính
rủi ro, nhất là gỗ từ rừng tự nhiên. Đề nghị
các cơ quan chức năng phối hợp cập nhật
kịp thời danh sách vùng địa lý tích cực”- ông
Thanh kiến nghị.
Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN) Nhật
Bản tại Việt Nam (VN) chiều 21-12, Đại sứ Nhật Bản tại
VN Yamada Takio đánh giá: Mặc dù trên thế giới dịch
COVID-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, VN đã đạt được
thành công trong công tác chống dịch. Trong khi các nước
đang nỗ lực chống dịch thì VN đã tăng trưởng dương. 11
tháng năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu đạt 489 tỉ USD,
tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
“Các nhà đầu tư, trong đó có Nhật Bản đang quan tâm
đến VN như là điểm đến đầu tư sau dịch COVID-19” - đại
sứ Nhật Bản cho biết.
Đánh giá cao chính phủ VN đã nỗ lực cải thiện đầu
tư nước ngoài trong thời gian qua, đại sứ Nhật Bản cho
hay chính phủ Nhật Bản đang thực hiện gói hỗ trợ 2,3
tỉ USD cho các DN Nhật Bản nhằm thúc đẩy đa dạng
chuỗi cung ứng.
“Qua quá trình hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, VN hiện
đứng đầu khi có 37 DN quyết định đầu tư vào VN. Đứng
thứ hai là Thái Lan với 19 DN” - ông nói.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng
Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Hiện nay VN đã và
đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình
thường mới. Nhiều ngành sản xuất, kinh doanh có sự khởi
sắc, trong đó nổi bật là sản xuất công nghiệp, xuất nhập
khẩu có nhiều tín hiệu tích cực với thặng dư thương mại
cao, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào
VN trong những tháng qua.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, mặc dù chưa có con số
chính thức, song qua báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy
tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN năm 2020 ước đạt
2,6%-3%. VN được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá
lạc quan về triển vọng kinh tế trong thời gian tới.
“Những thành công trên không thể không kể đến sự hỗ
trợ, hợp tác của chính phủ cũng như các DN Nhật Bản” -
Bộ trưởng Dũng nói.
PV
nhiều về phân loại gỗ nhưng
có phân loại kiểu gì đi chăng
nữa mà chúng ta vẫn nhập từ
những nguồn ở vùng địa lý
không tích cực thì cũng đồng
nghĩa chúng ta vẫn tiếp tục
phải chấp nhận sự việc này
xảy ra” - ôngHiệp nhấnmạnh.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ
tịch Viforest, cho biết thêm:
Ngày 2-10, Mỹ khởi xướng
điều tra nguồn gốc gỗ bất hợp
pháp. Hiện hiệp hội đã chuẩn
bị rất kỹ càng về mặt số liệu,
kỹ thuật tất cả nguồn gỗ nhập
khẩu của VN để giải trình và
phản biện với Mỹ.
Theo ông Lập, năm 2019,
gỗ nhập về sử dụng nội địa ở
khu vực rừng nhiệt đới khoảng
1,5 triệu khối, tương đương
hơn 30% gỗ nhập khẩu của
VN. Tất cả loại gỗ đều có số
liệu nhập khẩu kỹ càng.
“Hiệp hội đã soạn thảo rất
kỹ và được tư vấn qua các
công ty luật của Mỹ, Ban
pháp chế của Phòng Thương
mại và Công nghiệp VN.
Hiệp hội cũng tiến hành ký
cam kết với các hiệp hội địa
phương, các doanh nghiệp
về việc không kinh doanh,
sử dụng gỗ bất hợp pháp để
gửi thông điệp cho bên Mỹ.
Hiệp hội cũng gửi các thư
yêu cầu đối với các hiệp hội
gỗ quốc tế, các công ty Mỹ
mua hàng của VN có những
ý kiến phản biện về quá trình
mua hàng liên quan đến việc
Mỹ khởi xướng điều tra vấn
đề này” - ông Lập cho hay.•
Hiện ngành gỗ đã chuẩn bị rất kỹ về mặt số liệu, kỹ thuật tất cả nguồn gỗ nhập khẩu của Việt Namđể
phản biện với Mỹ.
Xuất khẩugỗ tăngmạnhnhưngđangphải đốimặt với không ít thách thức. Ảnhminhhọa: VŨKHÁNH
Tới đây, hàng hóa
VN sẽ phải đối mặt
với ngày càng nhiều
các vụ việc phòng vệ
thương mại.
Đại sứNhật
Bản tại
Việt Nam
Yamada
Takio cho
biết Việt
Namđứng
đầu khi các
công ty Nhật
thúc đẩy đa
dạng chuỗi
cung ứng.
Ảnh: VGP
Tiêu điểm
Gần 200 vụ việc về
phòng vệ thương mại
Theo Bộ Công Thương, tính
đến nay VN đã bị áp dụng đến
199vụviệcvềphòngvệthương
mại.Trong nămnămgần nhất,
chúngtacó97vụđiềutraphòng
vệ thương mại.
Những nước tích cực nhất
trongđiều traphòngvệ thương
mại đối với hàng hóa VN là Mỹ
với 40 vụ, ẤnĐộ 27 vụ,ThổNhĩ
Kỳ23vụ,Úc16vụ,Canada16vụ,
EU 14 vụ và Philippines 12 vụ.
Riêng trongnăm2020,VNbị
điều tra tổng cộng 37 vụ việc,
caogấp2,5lầnsovớinăm2019.
Nhà đầu tư Nhật coi Việt Nam là điểm đến sau dịch
Nhiều vướng mắc khi thực hiện Nghị định 102/2020
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook