295-2020 - page 13

13
Ngày 21-12, Bộ tư lệnh Quân khu 7 và UBND
tỉnh Long An tổ chức lễ khánh thành di tích lịch
sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt tại xã Thái
Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, Long An.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
cho biết di tích lịch sử quốc gia khu vực Đồn
Long Khốt là nơi ghi dấu những cống hiến, hy
sinh to lớn của Trung đoàn 174 và các đơn vị
trực thuộc Sư đoàn 5, quân và dân địa phương
giai đoạn 1972-1975 đã hy sinh anh dũng, đóng
góp quan trọng vào giải phóng Khu 8, khai thông
tuyến hành lang biên giới giữa Đông và Tây
Nam bộ, đánh tan cứ điểm quan trọng, “lá chắn
thép” của địch, góp phần quan trọng vào thành
công của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Theo
thống kê, có hơn 1.100 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
trên mảnh đất này.
Đây cũng là nơi ghi dấu chiến công 43 ngày
đêm bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc, góp
phần bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ của bộ
đội biên phòng và lực lượng vũ trang Long An
năm 1978.
Theo Phó Thủ tướng, Đảng và Nhà nước rất
quan tâm, ủng hộ việc xây dựng Đền thờ liệt sĩ
Long Khốt, để di tích lịch sử quốc gia khu vực
Đồn Long Khốt trở thành công trình lịch sử,
văn hóa tiêu biểu của tỉnh và cả nước.
Qua đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh
và các cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ có thêm
không gian trang nghiêm, linh thiêng tri ân các
liệt sĩ; bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị
quý báu của di tích trong giáo dục truyền thống
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đạo
lý uống nước nhớ nguồn.
(Theo
chinhphu.vn
)
Đời sống xã hội -
ThứBa22-12-2020
TÂMAN
S
uốtnhữngnămqua,không
chỉ bỏ công sức đi tìm
những người bạn tù xưa,
ông Lê Văn Cảnh, một cựu
tù Côn Đảo ở phường Cẩm
Châu, TP Hội An (Quảng
Nam), còn là người đứng ra
kết nối các nhân chứngHoàng
Sa với hy vọng có thêm tư
liệu, câu chuyện quý về quần
đảo này của Tổ quốc.
Cuộc gặp tình cờ với
bà cụ Việt kiều
“Đó là cuộc gặp tình cờ và
thú vị. Tôi và bà cụ về sau trở
thành bạn bè” - ông Cảnh bật
cười, bắt đầu câu chuyện về
tấm bản đồ Việt Nam.
Ông kể vào một trưa tháng
4, trong lúc đi phôtô hồ sơ, ông
gặp một bà cụ dáng khắc khổ,
nói giọng Bắc đang in sao tấm
bản đồ bằng tiếng Pháp. Khi
ấy chủ tiệm đã in ra năm tờ
nhưngbàcụđềukhônghài lòng
vì màu quá đậm. Sẵn biết một
chút tiếng Pháp, ông ngó qua
thì nhận ra đó là bản đồ lãnh
thổ Tổ quốc, phần chú giải có
ghi hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam.
Ông Cảnh mừng quýnh, ngỏ
ý xin lại thì được bà cụ đồng
ý. “Một tờ phôtô khi đó giá
45.000 đồng nhưng tôi chỉ
còn trăm mấy ngàn thôi. Tôi
đành lấy trước ba tờ, còn hai
tờ gửi chủ tiệm rồi chạy xe về
nhà lấy tiền. Lúc quay lại thì
một tờ bị ai lấymất tiêu, bà cụ
cũng không còn ở tiệm phôtô
nữa” - ông Cảnh cho hay.
Vốn là người thích tìm
hiểu, sưu tầm tư liệu lịch
sử nên những ngày sau đó,
ông thường dành thời gian
để nghiền ngẫm tấm bản đồ.
Ông nghĩ bụng mình là nông
dân, không thể hiểu hết thông
tin trên bản đồ này nhưng chỉ
cần có Hoàng Sa, Trường Sa
là ưng bụng rồi. Mình sẽ đem
tặngUBNDhuyện đảoHoàng
Sa vì biết đâu nó sẽ có giá trị
trong công cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Nghĩ là làm, hôm sau ông
Cảnh nhờ con gái chở ra Đà
Nẵng, gặp và trao tận tay tư
liệu này cho ông Lê Tiến
Công (Phó Giám đốc phụ
trách Nhà trưng bày Hoàng
Sa, nơi đang lưu trữ hàng
trăm tư liệu quý về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam).
Vài ngày sau, ông Cảnh
quyết định quay lại tiệm
phôtô dò thông tin về bà
cụ thì được biết bà là Tô
Nguyệt Hạnh, người ở thôn
Đồng Nà, phường Cẩm Hà,
TPHội An. Ông liền ra vườn
hái vài trái xoài bỏ vào túi
rồi mang đến nhà bà. “Thấy
tôi, bà cụ khá bất ngờ. Tôi
cũng ngạc nhiên khi biết bà
là Việt kiều Pháp. Hỏi mới
biết bà cụ quê Hải Phòng,
hồi trẻ từng sang Pháp học
rồi lấy chồng bên đó. Tấm
bản đồ do bạn bè của bà ở
Pháp gửi tặng. Bà cụ nghe
tôi bảo đã gửi tặng nó cho
Nhà trưng bày Hoàng Sa thì
rất vui. Bà cụ nói bạn của bà
còn một số tấm bản đồ khác
nữa, chuyến sang Pháp tới
đây, bà sẽ chụp lại mang về
cho tôi” - ông hào hứng kể.
Kết nối nhân chứng
Hoàng Sa
Ông Cảnh sinh năm 1951,
hồi trẻ tham gia cách mạng
tại địa phương, bị địch bắt và
Ông Cảnh và tấmbản đồ lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: T.AN
Hào hứng khi nói về tấmbản đồ nhưng khi
nhắc về quãng thời gian bị địch giam giữ tại
Côn Đảo, ông Cảnh bỗng chùng xuống. Ông
bảo năm tháng có thể làm lành phần nào
thương tích trên cơ thể nhưng nào có xóa
được những vết thương tinh thần mà ông
từng trải qua. Có một điều đặc biệt là dù lớn
tuổi, bắt đầu lãng tai vàmắc chứng hay quên
nhưng riêng tên, địa chỉ của nhữngngười bạn
tù năm xưa thì ông vẫn nhớ như in.
45 năm kể từ ngày Nam, Bắc sumhọpmột
nhà cũng là chừng đó thời gian ông dành để
đi tìm lại những người bạn tù năm xưa. Có
người còn, người mất, có người nhớ ra ông,
có người không.
Hiện ông Cảnh là phó Ban liên lạc hội tù
Côn ĐảoTP Hội An. Hội gồm64 người, ngoài
gặp mặt hằng năm, hễ có trường hợp nào
khó khăn, đau ốm thì các ông đều trích quỹ
để thăm hỏi, động viên kịp thời.
Sáng 21-12, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn công
tác của QH có buổi thăm và làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 5 tại TP Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch QH lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ tư lệnh
Quân khu 5 cần thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, Quân khu 5 cần xây dựng
lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ,
bảo vệ bí mật quân sự và bí mật quốc gia.“Quân khu 5 phải chủ động, nhạy bén
đấu tranh với các quan điểm, nhận thức sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của
Đảng trong lực lượng vũ trang quân khu” - Chủ tịch QH lưu ý.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch QH cũng đã đến thăm các gia đình chính sách, lão
thành cáchmạng tại TP Đà Nẵng nhân kỷ niệm76 nămngày thành lậpQuân đội
nhân dân Việt Nam, 31 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân.
TẤNVIỆT
Người cựu tù Côn Đảo và tấm lòng
với Hoàng Sa
Người đàn ông lam lũ cùng con gái chạy xe máy từ TPHội An ra Đà Nẵng để gửi tặng tấmbản đồ Việt Nam
bằng tiếng Pháp có hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa.
giam giữ ở Côn Đảo từ năm
1970 đến 1973. Hòa bình lập
lại, ông trở về địa phương và
xây dựng gia đình. Ông tâm
sự mình có duyên với những
người từng sống trên quần đảo
này. “Tôi có ông bạn đi tắm
biển chung, từng ở Hoàng Sa
trước năm 1974. Mỗi lần gặp
nhau, ông ấy hay kể cho tôi
nghe về cuộc sống ngoài đó,
mọi người sinh hoạt ra sao, đi
bắt cá thế nào. Có lẽ vì thế mà
Hoàng Sa trong tôi rất đỗi thân
thuộc. Hồi trước tôi làm xây
dựng, đi nhiều nơi nên ông ấy
thường nhờ tôi tìmgiúp những
người bạn cùng ở Hoàng Sa
thời đó” - ông Cảnh kể.
Mỗi lần có dịp, ông Cảnh
và những cựu binh Hoàng Sa
vẫn thường gặpmặt để kể cho
nhau nghe về những kỷ niệm
trên mảnh đất này.
“Tôi tin trong tiềm thức
của mỗi chúng ta, Hoàng Sa
là củaViệt Nam, đó là chuyện
đương nhiên kiểu như đói thì
phải ăn, khát thì phải uống
vậy. Mỗi lần nhắc về quần
đảo này giống như nhắc về
một đứa con xa nhà và luôn
được gia đình thương nhớ,
mongmỏi” - ôngCảnh tâmsự.
Không chỉ kết nối nhân
chứng Hoàng Sa, ông Cảnh
còn có sở thích sưu tầm tư
liệu về lịch sử đất nước nói
chung, chủ quyền biển, đảo
nói riêng. Nghe ở đâu có tư
liệu quý, ông đều tìm cách
liên lạc để xin hoặc sao chụp
lại rồi mang tặng Nhà trưng
bày Hoàng Sa.•
“Tôi tin trong tiềm
thức của mỗi chúng
ta, Hoàng Sa là
của Việt Nam, đó
là chuyện đương
nhiên kiểu như đói
thì phải ăn, khát thì
phải uống vậy.”
KỶ NI ỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VI ỆT NAM (22-12-1944 – 22-12-2020)
Chủ tịchQuốc
hội thăm lão
thành cách
mạng tại quận
Hải Châu, TPĐà
Nẵng. Ảnh: VGP/
MINHTRANG
Khánh thànhdi tích lịch sửquốc gia
khuvựcĐồnLongKhốt
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Quân khu 5
Miệt mài tìm lại bạn tù xưa
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook