298-2020 - page 13

13
PHẠMANH
D
ự án đã giành giải cao
nhất khối sinh viên
của cuộc thi
“Học
sinh, sinh viên với ý tưởng
khởi nghiệp”
năm 2020
(SV_STARTUP-2020) do
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức.
Ngoài bằng khen, dự án đã
được thưởng tiền mặt 60 triệu
đồng, gói hỗ trợ đào tạo, hỗ
trợ triển khai dự án trị giá 115
triệu đồng và cơ hội tham gia
đàm phán để nhận đầu tư số
tiền 40.000 USD.
Muốn tận dụng
những thân chuối
bỏ đi
Dự án có tên “Phế phẩm
nông nghiệp - tài nguyên giấy
bao bì” do nhóm năm sinh
viên củaTrườngĐHSư phạm
kỹ thuật TP.HCM thực hiện,
gồm Trịnh Ngọc Vân Anh,
Lê Thị Bích Phượng, Phạm
Thái Bình, Lê Thụy Tường
Vân và Trần Bích Phương.
Theo thông tin của dự
án, nhóm tận dụng thân cây
chuối dùng làm nguyên liệu
cho quá trình tạo giấy xanh,
thân thiện môi trường. Bởi
đây là một trong những loài
cây chính ở Việt Nam với
100.000 ha và 1,4 triệu tấn
chuối mỗi năm. Như Kiên
Giang hiện có khoảng 1.540
ha đất trồng chuối. Nhưng sau
khi thu hoạch, thân chuối trở
thành phế phẩm nông nghiệp,
thường được dùng làm thức
ăn cho gia súc.
Nói về ý tưởng ban đầu
cho dự án này, TS Hoàng Thị
Tuyết Nhung, phó bộ môn
Môi trường của Khoa công
nghệ hóa học cũng là giảng
viên hướng dẫn trực tiếp cho
nhóm, cho biết cô và các sinh
viên đã nhen nhóm dự án này
từ hơn một năm trước.
TS Nhung cho rằng việc sử
dụng phế phẩm nông nghiệp
để làmgiấy không phải mới vì
người xưa đã từng chế tạo ra
giấy từ rơm rạ rồi. Tuy nhiên,
xã hội ngày càng phát triển,
mọi người quen dùng giấy đẹp
mà quên đi giấy thô của ngày
xưa. Do đó, nhóm muốn tạo
ra giấy từ các loại phế phẩm
như lá dứa, vỏ bắp, thân cây
chuối... Khi chế tạo thành
công và quyết định theo đuổi
dự án, nhóm muốn tập trung
vào một nguyên liệu phổ biến
và dồi dào nhất cho dự án
nên chọn loại thân cây chuối.
Điều đặc biệt hơn là nhóm
không sử dụng hóa chất vì
muốn giữ lại những vân chuối
trên giấy hay màu sắc theo
giống chuối để tạo sự độc
lạ, tự nhiên cho sản phẩm.
Đồng thời, nó có khả năng
phân hủy nhanh, thân thiện
với môi trường.
Trịnh Ngọc VânAnh, sinh
viên chuyên ngànhmôi trường
và cũng là trưởng nhómdự án,
cho rằng em rất bất ngờ và tự
hào với giải thưởng vì trong
quá trình thực hiện, nhómgặp
rất nhiều khó khăn để cho ra
được loại giấy có chất lượng
tốt. Có những hômnhómphải
ở lại phòng thí nghiệm đến
tận 9-10 giờ tối.
Nhóm phải tự chở cây
chuối từ nhà (Tây Ninh và
Củ Chi) lên TP.HCM để làm
giấy. Nhóm phải thử nghiệm
nhiều phương pháp khác
nhau, thay đổi thành phần
các chất để tạo ra giấy có độ
bền chắc. Ban đầu do làm thủ
công, giấy làm ra dễ bị nhăn.
Sau thời gian nghiên cứu khá
dài, đổ khuôn quen tay hơn,
giấy làm ra được đều hơn,
cộng thêm có phương pháp
hút nước trong khuôn đổ để
giấy mau khô nên chất lượng
giấy làm ra tốt hơn.
Thu hút đầu tư hơn
300 triệu đồng
“Tôi mang mấy tờ giấy đi
giới thiệu các nơi, không ngờ
Nhómsinh viên và TSHồngNhung
(ngồi, bìa trái)
đoạt giải nhất tại chung kết học sinh, sinh viên với
ý tưởng khởi nghiệp năm2020. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Tại chung kết cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi
nghiệp năm 2020, ban tổ chức đã trao 20 giải thưởng cho
các dự án xuất sắc.
Trong đó, giải nhất khối sinh viên thuộc về dự án “Phế
phẩmnông nghiệp - tài nguyên cho giấy bao bì”củaTrường
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Hai giải nhì là dự án “Nghiên cứu và sản xuất sản phẩm
Bananist từ cây chuối hột hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”
củaTrườngĐH Lâmnghiệp và dự án“Kết nối và hỗ trợ người
già App Caso” của Trường ĐH Mở Hà Nội.
Ở khối học sinh, giải nhất thuộc về dự án “Sản xuất và
kinh doanh ống hút từ hạt bơ”của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk,
hai giải nhì là dự án “Safaco” của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ và
dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu Prosafe” của Sở
GD&ĐT tỉnh Nghệ An.
“Cần để người dân thấy rõ lợi ích của
việc tham gia bảo hiểm xã hội”
“Một trong những dấu ấn nổi bật của ngành bảo hiểm là
việc đến nay có hơn 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Kết quả này được ghi nhận không chỉ ở trong nước, mà
còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao…”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định như trên tại
hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của bảo
hiểm xã hội (BHXH) diễn ra ngày 24-12.
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Đam cho rằng hạn chế của
ngành là số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp.
Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH,
bảo hiểm y tế cho người lao động.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, Phó Thủ tướng
lưu ý BHXH cần tăng cường phối hợp với các đơn vị liên
quan thúc đẩy phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm.
“Chúng ta đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân thì sẽ
đạt được BHXH toàn dân. Chỉ có như vậy mới đảm bảo
an sinh xã hội bền vững” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
nhấn mạnh.
VIẾT LONG
Hải Phòng: 2 nam sinh bị đình chỉ học vì
hút thuốc lá điện tử
Ngày 24-12, nguồn tin từ Trường THCS Đà Nẵng (quận
Ngô Quyền, TP Hải Phòng) cho biết trường này đã đình
chỉ học tập đối với hai học sinh là VAD (lớp 8B10) và
NGB (lớp 8B9) vì vi phạm khuyết điểm sử dụng thuốc lá
điện tử trong trường.
Trước đó, chiều 22-12, sau giờ ra chơi, em VAD vào lớp
học có biểu hiện chóng mặt và ngất trong lớp. Nhân viên y
tế của trường đã sơ cứu, sau đó giáo viên chủ nhiệm cùng
gia đình đưa em D. đi cấp cứu. Em D. cho biết sau khi đá
bóng, em vào nhà vệ sinh thì được em NGB cho hút thuốc
lá điện tử, đến khi vào lớp thì bị choáng ngất.
Nhà trường đã làm việc với em B. để làm rõ việc sử
dụng thuốc lá điện tử. Em B. thừa nhận đã mua thuốc
lá điện tử qua mạng xã hội. Căn cứ vào nội quy của nhà
trường, hai học sinh sử dụng thuốc lá điện tử trong trường
đã vi phạm nội quy vì nhà trường có quy định cấm học
sinh hút thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường.
Trường THCS Đà Nẵng đã ra quyết định kỷ luật đình
chỉ học tập ba ngày đối với em VAD và đình chỉ học tập
bảy ngày đối với em NGB (thời gian đình chỉ từ ngày
23-12). Trong thời gian đình chỉ học tập, các em này phải
chép bài đầy đủ, làm bản kiểm điểm gửi cho nhà trường.
ĐỖ HOÀNG
Đời sống xã hội -
ThứSáu25-12-2020
Cô trò sản xuất giấy từ
những… cây chuối
Từ thân cây chuối bị chặt bỏ đi, năm cô trò đã biến chúng thành nguyên liệu để tạo ra giấy và
nhanh chóng huy động đầu tư được hơn 200 triệu đồng cho việc phát triển nhàmáy giấy.
được đón nhận rất nhiều. Có
người đặt hàng cả ngàn tờ, có
người đặt túi giấy, đặt hàng
online…Rất nhiều người liên
hệ nhưng nhóm không dám
nhận vì không có nhân lực và
máymócđể làmranhiềuđược.
Nó cho thấy người tiêu dùng
rất quan tâm đến sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Điều này đã tạo động lực để
chúng tôi theo đuổi tiếp dự
án” - TS Nhung hứng khởi.
TS Nhung cho biết trước
khi vào chung kết khởi nghiệp
do Bộ GD&ĐT tổ chức năm
nay, dự án này cũng đã là
một trong các dự án đoạt
giải nhất cuộc thi “Sáng kiến
giảm rác thải nhựa” do Quỹ
quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
(WWF) tổ chức ở Rạch Giá
(Kiên Giang).
Kết quả này đã giúp dự án
được tổ chức này tài trợ 100
triệu đồng và chi phí hỗ trợ về
đào tạo, đưa sản phẩm ra thị
trường cũng như hỗ trợ tiếp
cận nguồn nguyên liệu ở địa
phương để dự án hoàn thiện
trong một năm cho vựa chuối
tại KiênGiang, tức năm2021.
Vì vậy, nhóm chọn Kiên
Giang là nơi sản xuất giấy từ
thân cây chuối cho quy mô
sản xuất đầu tiên của dự án.
Đồng thời, Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM cũng
tài trợ 100 triệu đồng tiền mặt
để nhóm thực hiện dự án và
hỗ trợ sử dụng thiết bị, máy
móc, văn phòng thực hiện...
Cộng với giải nhất vừa đoạt
được từ Bộ GD&ĐT, dự án
đã huy động được hơn 300
triệu đồng để tiếp tục đầu tư.
Nói về việc triển khai dự án,
TSNhung cho biết hiện nhóm
đang dồn hết tiền có được từ
các giải thưởng cũng như từ
các nhà tài trợ để hoàn thiện
quy trình sản xuất như hoàn
thiện sản phẩm, chế tạo máy
làm giấy… để có thể bắt đầu
sản xuất và đưa sản phẩm ra
thị trường. Sau đó sẽ tiến hành
chuyển giao công nghệ cho
địa phương để các hộ nông
dân thực hiện theo đơn đặt
hàng từ doanh nghiệp.•
Nhóm không sử
dụng hóa chất vì
muốn giữ lại những
vân chuối trên giấy
hay màu sắc theo
giống chuối để tạo
sự độc lạ, tự nhiên
cho sản phẩm.
Một số sản phẩm làmtừ thân cây chuối. Ảnh: AP
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook