298-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu25-12-2020
cứu nội dung đơn tố cáo của ông
Chung và ý kiến của các bên trên
báo chí thì đây thuần túy là giao
dịch dân sự.
Theo LS Học, gần như không
thấy có dấu hiệu hình sự nào liên
quan đến hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản như
đơn tố cáo của
ông Chung. Bởi
bản thân các giao
dịch mà các bên
đã ký kết đã thể
hiện rõ những
nội dung mang
tính tự nguyện.
Khi các bên ký
kế t hợp đồng
chuyển nhượng
một phần thửa đất tại 230 Hồ Học
Lãm thì điều khoản của hợp đồng
là những thỏa thuận dân sự.
LS Trần Bá Học phân tích: Nếu
cho rằng có sự lừa dối để bị hại
tin là sự thật mà giao tài sản rồi
bị chiếm đoạt thì điều kiện cần và
đủ là yếu tố gian dối phải có trước
khi thực hiện giao dịch và tài sản
đã bị chiếm đoạt thuộc quyền sở
hữu của bị hại. “Theo đơn tố cáo,
chúng ta thấy rõ phần đất mà ông
Chung cho rằng bị chiếm đoạt chưa
đứng tên ông này mà vẫn đứng
tên chủ đất là vợ chồng ông Lâm
Hoàng” - LS Học nói.
Đồng quan điểm, TS Đoàn Thị
Phương Diệp, Trưởng Phòng
thanh tra pháp
chế, Trường ĐH
Kinh tế - Luật
TP.HCM, cho
rằng nếu chỉ căn
cứ vào lời khai
của ông Chung
thì dấu hiệu của
việc lừa đảo là
chưa rõ. Lý do
là tội lừa đảo
chiếm đoạt tài
sản theo quy định tại Điều 174
BLHS phải là nhằm mục đích
chiếm đoạt tài sản. Trong vụ này,
ông Chung không giao tài sản gì
cho bà Phương hay ông Long, nếu
không mất tài sản gì sao gọi là lừa
đảo chiếm đoạt tài sản?
“Mặt khác, việc bà Phương mua
một phần khu đất 230 Hồ Học Lãm
và trả tiền là các giao dịch ký với
vợ chồng ông Lâm Hoàng với sự
có mặt của rất nhiều người, thậm
chí có cả LS của ông Hoàng. Các
bên đều biết rõ về giao dịch là
hợp đồng mua bán tài sản, việc
có hợp đồng giả cách hay không
còn chưa rõ. Do đó, nội dung đơn
tố cáo của ông Chung đối với bà
Phương là chưa có cơ sở, tất nhiên
cần phải chờ kết quả giải quyết
của cơ quan có thẩm quyền” - TS
Diệp nhận định.
Lừa dối trong dân sự
khác lừa đảo trong
hình sự
Theo LS Trần Bá Học, pháp luật
quy định trong các giao dịch dân
sự có thể có những vi phạm mang
tính lừa dối hoặc vi phạm điều cấm
dẫn đến giao dịch vô hiệu. Như
vậy, yếu tố lừa dối trong giao dịch
dân sự (nếu có) thì vẫn không thể
đánh đồng đó là lừa đảo trong tội
phạm hình sự.
“Chúng ta không thể đánh đồng
hai khái niệm lừa dối trong dân sự
với lừa đảo trong hình sự. Đây là
một sai lầm cơ bản dẫn đến những
nhận định thiếu chính xác, khách
quan về mặt cấu thành tội phạm”
- LS Học nêu quan điểm.
LS Học phân tích, với những
thông tin hiện có thì ngay cả ở
khía cạnh giao dịch dân sự có hợp
đồng giả tạo hay không vẫn chưa
thể khẳng định được chứ chưa nói
đến yếu tố hình sự.
Trong trường hợp có tài liệu,
chứng cứ chứng minh việc vay
mượn giữa hai bên và có thỏa thuận
“tạm thời” giao cho bên bị tố cáo
đứng tên, sau đó khi trả tiền vay
sẽ trả lại tài sản thì giao dịch có
thể dẫn đến bị vô hiệu do giả tạo
(giao dịch chuyển nhượng đất).
Nghĩa là các mối quan hệ này vẫn
là quan hệ dân sự.
“Điều đáng chú ý là tại sao ông
Chung đã có đơn khởi kiện theo
thủ tục tố tụng dân sự và thực tế
là TAND quận Bình Tân đang
giải quyết mà lại tiếp tục tố cáo
ra công an. Trong khi ông Chung
hoàn toàn có quyền kiến nghị về
NHÓMPV
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
từng
có bài phản ánh ý kiến các
bên liên quan đến vụ đề nghị
ngăn chặn 33 thửa đất, trong đó có
29 thửa của bà Trần Uyên Phương
(phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân
Hiệp Phát) tại 230 Hồ Học Lãm,
phường An Lạc, quận Bình Tân,
TP.HCM.
Vụ việc đang được TAND quận
Bình Tân, TP.HCM giải quyết bằng
vụ kiện dân sự thụ lý từ năm 2019.
Đồng thời, Bộ Công an cũng đang
xácminh đơn tố cáo của ôngNguyễn
Văn Chung cho rằng bà Phương và
ông Nguyễn Phi Long (ngụ phường
14, quận 6) có hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Kết quả giải quyết cuối cùng sẽ
do cơ quan có thẩm quyền kết luận;
tuy nhiên, ở khía cạnh pháp lý, nhiều
bạn đọc quan tâm quan hệ pháp luật
giữa các bên trong vụ án là gì.
Thuần túy làquanhệdân sự
Luật sư (LS) Trần Bá Học, Đoàn
LS TP.HCM, nhận định qua nghiên
Pháp lý vụ
đề nghị ngăn
chặn đất của
bà Trần Uyên
Phương
dấu hiệu lừa đảo để tòa án xem
xét, nếu có cơ sở thì tòa sẽ tạm
đình chỉ vụ án để chuyển qua cơ
quan điều tra theo quy định” - LS
Trần Bá Học bày tỏ.
Tương tự, PGS-TS Nguyễn
Thị Hồng Nhung, Trưởng Khoa
luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật
TP.HCM, cho rằng nếu chỉ dựa
vào đơn tố cáo của ông Chung
thì không thể xác định được đúng
sự thật khách quan. Quan trọng là
ông Chung cần đưa ra được các
chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu của mình là đúng hay không.
“Nếu ông Chung chỉ có đơn tố
cáo mà không có chứng cứ cho
thấy có tồn tại hợp đồng cho vay
tiền giữa hai bên như ông Chung
nói thì đây chỉ là quan hệ mua bán,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trường hợp chứng minh được
hợp đồng chuyển nhượng là hợp
đồng giả cách, có tồn tại quan hệ
vay mượn, có thế chấp tài sản thì
đây cũng chỉ là quan hệ dân sự.
Lúc này các bên có thể yêu cầu tòa
án tuyên bố hợp đồng giả cách là
vô hiệu theo quy định của BLDS”
- PGS-TS Hồng Nhung nói.•
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, theo đơn tố
cáo của ông Chung, bà Phương và ông Long có dấu
hiệu lừa đảo vì cho ông vay 35 tỉ đồng nhưng yêu
cầu ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng đất. Theo
đó, ông đặt cọc mua toàn bộ nhà, đất tại 230 Hồ Học
Lãm của vợ chồng ông Lâm Hoàng nhưng thiếu tiền
nên vay 35 tỉ đồng. Theo yêu cầu của ông Chung, vợ
chồng ông Hoàng ký công chứng bán một phần đất
cho bà Phương. Sau đó ông Chung trả tiền vay và yêu
cầu bà Phương trả lại đất. Ông Chung cũng yêu cầu
ông Long trả lại sổ hồng một thửa đất khác đã cầm
cố để vay ông Long 24 tỉ đồng.
Phía bà Phương thì cho rằng hồ sơ thể hiện ngày
11-1-2019, vợ chồng ông Hoàng ký công chứng một
phần nhà, đất 230 Hồ Học Lãm cho bà và bà đã trả
hết tiền. Bảy ngày sau, cơ quan nhà nước đã cập
nhật thông tin bà Phương là người đứng tên trong
sổ hồng và bà đã tách thành 29 thửa nhỏ hợp pháp.
Các giao dịch mà bà Phương đã thực hiện không
phải giả cách mà hoàn toàn là sự tự nguyện giữa
các bên thông qua hợp đồng chuyển nhượng và đã
nhận đủ tiền, không thể có yếu tố chiếm đoạt. Ông
Chung tố cáo bà Phương là không có cơ sở vì hai
người này không quen biết nhau, chưa từng gặp
nhau và thực tế không thực hiện giao dịch nào với
nhau nên không thể lừa đảo.
Trước đó, ông Chung đã khởi kiện bà Phương đòi
phần đất đang đứng tên bà Phương. Ông Long khởi
kiện ông Chung tranh chấp hợp đồng vay 24 tỉ đồng.
Do đó, tháng 11-2019, TAND quận Bình Tân, TP.HCM
nhập hai vụ kiện thành một để giải quyết chung (tòa
cũng đã ngăn chặn chuyển nhượng 29 thửa đất trên).
Từng trả lời trên
Pháp Luật TP.HCM
, ông Chung
cho biết việc vay số tiền 35 tỉ đồng của bà
Phương không có hợp đồng vay, còn việc vay 24
tỉ đồng giữa ông và ông Long thì có hợp đồng.
Ngoài ra, nội dung trong đơn tố cáo cũng cơ bản
giống đơn khởi kiện. Ông Long thì cho rằng ông
Chung tố cáo không đúng sự thật, có gì phải chịu
trách nhiệm…
“Trường hợp chứng
minh được hợp đồng
chuyển nhượng là hợp
đồng giả cách, có tồn tại
quan hệ vay mượn, có thế
chấp tài sản thì đây cũng
chỉ là quan hệ dân sự.”
PGS-TS
NguyễnThịHồngNhung
Nhiều ý kiến cho rằng giao dịch giữa các
bên đơn thuần là quan hệ dân sự, giả sử có
hợp đồng giả cách thì cũng thuộc phạmvi
giải quyết của vụ án dân sự.
Tiêu điểm
MớiđâyTANDquậnBìnhTân,TP.HCM
đã có công văn hỏi Cơ quan CSĐT Bộ
Công an (nơi có vănbảnđề nghị ngăn
chặn29 thửađất đứng tênbàPhương)
xemquanđiểmcủa cơquannày về vụ
việc ra sao để có đường hướng xử lý.
Được biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an
cũng có công văn gửi TAND quận đề
nghị cung cấp tài liệu phục vụ công
tác điều tra, xác minh.
Một phần khu đất 230HồHọc Lãm liên quan đến vụ việc. Ảnh: PV
Tóm tắt nội dung vụ việc
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook