298-2020 - page 3

3
Theo PC08 Hà Nội, khi ghi
nhận được tại chỗ các ô tô vi
phạm nêu trên, CSGT sẽ phát
loa thông báo. Khi đó, nếu tài xế (chủ xe) có mặt thì
CSGT lập ngay biên bản vi phạm. Ngược lại, nếu họ
không có mặt thì CSGT sẽ lấy ý kiến của ít nhất hai nhân
chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương để làm
biên bản vi phạm. Đồng thời, CSGT sẽ dán thông báo
lên kính xe ở vị trí cửa lái (hoặc kẹp vào cần gạt nước).
Thông báo của PC08 Hà Nội khá chuyên nghiệp khi
có cả tiếng Anh, ghi đầy đủ nội dung về biển số xe, loại
xe, thời gian, địa điểm vi phạm, lỗi vi phạm. Cùng với
đó là địa chỉ, số điện thoại của đội CSGT phụ trách
để người vi phạm tiện liên hệ làm việc trong thời hạn
ba ngày. Thông báo cũng lưu ý là nếu sau 15 ngày
mà người vi phạm không đến làm thủ tục nộp phạt thì
thông tin vi phạm sẽ được chuyển đến các cơ quan
đăng kiểm để những nơi đó có cách đối xử phù hợp.
Tại TP.HCM, bản thông báo hiện chỉ có tiếng Việt
ghi các thông tin cơ bản về xe vi phạm và việc dán trên
kính xe là một phần của quy trình phạt nguội (xử lý vi
phạm giao thông qua hình ảnh trên camera) trên một
số tuyến đường. Thông báo không ghi chú gì về thời
hạn mà chỉ hướng dẫn người vi phạm đến đội chỉ huy
giao thông và đèn tín hiệu giao thông (có ghi kèm địa
chỉ, không ghi số điện thoại) để làm các thủ tục liên
quan đến việc nộp phạt.
Trừ vài chi tiết khác nhau như thế, việc hai TP lớn
dán thông báo vi phạm lên kính xe mang lại nhiều tiện
lợi chung cho người vi phạm lẫn CSGT. Cụ thể là quy
trình xử lý vi phạm được rút ngắn, gọn ghẽ đáng kể.
Người vi phạm được nộp phạt nhanh nhất có thể, không
còn phải xấc bấc, tốn kém thêm với việc bị cẩu xe, đề
nghị được trả xe hay vất vả với những thủ tục nộp phạt
như trước đây. Người vi phạm cũng không còn bị cấp
giấy đăng kiểm mà thời hạn hiệu lực chỉ là 15 ngày
do trước đó vì không biết xe bị vịn lỗi vi phạm nên đã
không kịp làm thủ tục nộp phạt.
Tương ứng, các cơ quan CSGT đỡ hao công tốn sức
với việc trích phiếu báo vi phạm, gửi thông tin vi phạm
đến nơi cư trú của chủ xe rồi còn phải yêu cầu công an
địa phương phối hợp dẫn đến những trễ nãi, ứ đọng, vi
phạm nhiều nhưng tỉ lệ xử lý dứt điểm không cao...
Có thể vì nhiều lý do khác nhau mà các tài xế hoặc chủ
xe đã dừng, đậu ô tô sai chỗ, gây hại cho trật tự, an toàn
giao thông của cộng đồng. Thôi thì với việc được nhận
thông báo nhanh để còn được đóng phạt sớm nhằm tránh
được các rắc rối pháp lý khác, mong là nhiều người lái xe
nhận ra được mục đích xử phạt đúng đắn của CSGT để cố
gắng ít hoặc không vi phạm vậy.
NGUYÊN THY
cấu tổ chức của UBND TP thuộc
TP.HCM.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch
UBND TP.HCM Nguyễn Thành
Phong cho biết để chuẩn bị cho
bộ máy chính quyền TP Thủ Đức,
UBND TP.HCM đã đề xuất trung
ương cho phép TP Thủ Đức có tối
đa bốn phó chủ tịch, 13 phòng ban
chuyênmôn, trong đó 10 phòng theo
Nghị định 108 và ba cơ quan khác.
Riêng về nội dung cơ chế đặc
thù phát triển TP Thủ Đức, ông
Phong cho biết TP sẽ có kiến nghị
Chính phủ ban hành nghị định
riêng. “Trong thời điểm các chính
sách đặc thù chưa thể triển khai,
TP sẽ vận dụng những điều kiện
tốt nhất cho đơn vị hành chính mới
này” - ông Phong nói.
Ngoài ra, ông Phong cũng cho
biết TPsẽ hỗ trợ người dân các quận
2, 9 và Thủ Đức trong chuyển đổi
giấy tờ sau khi sáp nhập. Lộ trình
hỗ trợ việc chuyển đổi giấy tờ sẽ
được nêu cụ thể vào ngày 31-12,
tại lễ công bố nghị quyết thành lập
TP Thủ Đức của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội.
Sẽ có lộ trình sắp xếp lại
công chức
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ
trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn
cho biết ban soạn thảo sẽ báo cáo
Chính phủ cho phép số lượng cấp
phó của UBNDTPThủ Đức là bốn
người. Vì theo quy định hiện nay
thì đơn vị hành chính cấp quận số
lượng cấp phó tối đa chỉ là ba người.
“TP Thủ Đức là một đơn vị hành
chính cấp huyện nhưng ở một mức
độ cao, đó là TP thuộc TP, một mô
hình mới nên ban soạn thảo thống
nhất trình Chính phủ bốn phó chủ
tịch trong UBND TP Thủ Đức” -
ông Tuấn lý giải.
Và khi sáp nhập thì số phó chủ tịch
UBND TP Thủ Đức cũng như cấp
phó của các cơ quan chuyên môn,
do trên cơ sở ba quận nhập lại nên
phải được sắp xếp, đảm bảo theo
đúng lộ trình. Trong đó cần chú ý
đảm bảo được chính sách đối với
đội ngũ cán bộ, công chức và bố trí
cho phù hợp. “Nói nôm na là phải
đảm bảo sự ổn định trong quá trình
mới thành lập” - ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, đội ngũ cán bộ,
công chức của các đơn vị hành
chính khi sáp nhập về nguyên tắc
phải đảm bảo có lộ trình và sau
đó TP.HCM phải chỉ đạo giao Sở
Nội vụ phối hợp với TP thuộc TP
xây dựng danh mục việc làm trên
cơ sở chức năng nhiệm vụ, khối
lượng công việc, phạm vi quản lý
cùng với vị trí việc làm để xác định
biên chế trình cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định. Trước mắt, cố
gắng bố trí làm sao đảm bảo quyền
lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức
sau khi sáp nhập.
“Khi TP Thủ Đức chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1-3-2021
thì các quận mới hết trách nhiệm
của mình. Các hoạt động ở đơn vị
hành chính mới vẫn diễn ra một
cách liên tục, đáp ứng và giải quyết
TÁ LÂM
S
áng 24-12, Bộ Nội vụ và
UBND TP.HCM đã tổ chức
phiên họp lần thứ hai ban soạn
thảo, tổ biên tập dự thảo nghị định
của Chính phủ quy định cụ thể và
hướng dẫn thực hiện tổ chức chính
quyền đô thị tại TP.HCM (dự thảo
nghị định).
Cần cơ chế đặc thù
phát triển TP Thủ Đức
Dự thảo nghị định gồm tám
chương với 46 điều quy định tổ
chức và hoạt động của UBND
quận và phường, chế độ trách
nhiệm của chủ tịch UBND quận
và phường; về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức làm việc tại
UBND quận và phường; về lập
dự toán, chấp hành và quyết toán
ngân sách quận, phường. Hay về
tổ chức thực hiện nhiệm vụ về
quốc phòng, an ninh, biện pháp
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn
xã hội, đấu tranh phòng, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật khác.
Liên quan đến thành lập TP Thủ
Đức thuộc TP.HCM, dự thảo nghị
định dành một chương nói về một
số cơ chế, chính sách đặc thù phát
triển TP thuộc TP.HCM. Trong đó
có một điều quy định cụ thể về cơ
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TÁ LÂM
TP Thủ Đức dự kiến đi vào
hoạt động từ ngày 1-3-2021
CSGTdán thôngbáo vi phạmlênkínhô tô:Quánên!
(Tiếp theo trang1)
Cần có Phòng Khoa học - Công nghệ trong
TP Thủ Đức
TheoôngNguyễnThànhPhong,TPThủĐức sau khi hình thành sẽ đóng
vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ,
ứng dụng công nghệ cao, nên cần thiết phải thành lập Phòng Khoa học
- Công nghệ. “Phòng chức năng này có vai trò định hướng để xây dựng
hệ sinh thái khởi nghiệp của cơ quan hành chính mới” - ông Phong nói.
Ông cũng mong muốn trung ương cho phép TP Thủ Đức được thực
hiện nhiệm vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. TP Thủ Đức trực
thuộc TP.HCM sẽ là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc
khu vực ĐôngNambộ vàmở rộng phát triển các dịch vụ, sản phẩmcông
nghệ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thời sự -
ThứSáu25-12-2020
TP.HCMsẽ có kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định riêng về cơ chế đặc thù phát triển TPThủĐức.
Theo Chủ tịch UBND
TP Nguyễn Thành
Phong, TP sẽ hỗ trợ
người dân các quận
2, 9 và Thủ Đức trong
chuyển đổi giấy tờ sau
khi sáp nhập.
Tiêu điểm
211,56
km
2
làdiệntíchtựnhiêncủaTPThủĐức
với quymô dân số hơn 1 triệu người.
TP Thủ Đức giáp quận 1, quận 4,
quận 7, quận 12, quận Bình Thạnh
(TP.HCM), tỉnh Bình Dương và tỉnh
Đồng Nai.
các nhu cầu của người dân, không
để bị đình trệ hoặc ách tắc” - ông
Tuấn nói.
Trong văn bản góp ý gửi Bộ Nội
vụ, UBND TP.HCM cũng cho biết
TP Thủ Đức dự kiến chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1-3-2021.
Tại thời điểm này, HĐND quận
2, 9 và Thủ Đức cũng sẽ kết thúc
nhiệm vụ.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook