298-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu25-12-2020
Làm 5 phố đi bộ: Mấu chốt là
giao thông, bãi xe
VIỆTHOA
N
gày 24-12, MTTQ VN
TP.HCM tổ chức hội
nghị phản biện xã hội
đối với dự thảo đề án tổ chức
các tuyến phố đi bộ khu vực
trung tâmTP.HCM. Dự án do
Trung tâm Quản lý hạ tầng
giao thông đường bộ (thuộc
Sở GTVT) làm chủ đầu tư. Tại
hội thảo, hai vấn đề nhận được
quan tâm nhiều nhất chính là
tổ chức giao thông và bãi đỗ
xe cho các tuyến phố đi bộ.
Lý do chọn năm tuyến
đường làm phố đi bộ
Trình bày về sự cần thiết
của việc tổ chức các tuyến
phố đi bộ trong khu vực trung
tâmTP, ông VũAnh Tuấn, đại
diện đơn vị tư vấn, cho biết
TP.HCM là đô thị lớn nhất
cả nước với số dân hơn 10
triệu người. Đồng thời, lượng
xe cộ lưu thông ở TP rất lớn,
dẫn đến tình trạng ùn tắc giao
thông thường xuyên, nhất là
khu vực trung tâm.
Việc tổ chức không gian đi
bộ làmột trong những giải pháp
kiểm soát xe cá nhân vào trung
tâmTP. ÔngTuấn cho biết điều
này cũng đã được HĐND TP
thông qua tại nghị quyết về thực
hiện tăng cường vận tải hành
khách công cộng kết hợp với
kiểm soát sử dụng phương tiện
cơ giới cá nhân tham gia giao
thông trên địa bàn TP.
Theo đơn vị tư vấn, có bốn
tuyến metro đi qua khu trung
tâm, theo đó sẽ có các nhà
ga tại chợ Bến Thành, Hàm
Nghi, Nhà hát lớn. Khu vực
này cũng là nơi tập trung nhiều
danh lam thắng cảnh, khu bảo
tồn lịch sử, văn hóa của TP.
Đây là điều kiện lý tưởng để
tổ chức các tuyến phố đi bộ.
Tại hội nghị, đơn vị tư vấn
đã đưa ra phương án chọn
năm cung đường Đồng Khởi,
Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn
Lung, Thi Sách để tổ chức phố
đi bộ. Theo ông Tuấn, cơ sở
để chọn các tuyến đường này
là dựa vào chức năng sử dụng
đất của khu vực này đa phần là
hỗn hợp (nhà ở, thương mại,
văn phòng, khách sạn…). Mật
độ giao thông của các tuyến
đường này hoạt động cao.
Ông Tuấn cũng cho biết đơn
vị đã khảo sát, đếmlượngngười
đi bộ hiện tại và dự báo trong
tương lai khi nhà ga metro đi
vào khai thác. Cùng với đó, đơn
vị cũng phân tích chất lượng hạ
tầng như vỉa hè, lòng đường,
lề đường... “Năm tuyến đường
nêu trên đều hội tụ đủ các yếu
tố thuận lợi để tổ chức thành
tuyếnphốđi bộ” - ôngTuấnnói.
Về hình thức hoạt động
thì các tuyến đường này sẽ
dành ưu tiên đi bộ cho những
ngày trong tuần. Riêng hai
ngày cuối tuần thì đóng cửa
toàn tuyến, chỉ để phục vụ
cho việc đi bộ.
Bài toán về giao thông,
bãi đỗ xe
Đa phần đại biểu đều đồng
tình cao việc hình thành tuyến
phố đi bộ ở khu vực trung tâm
TP. Tuy nhiên, băn khoăn nhiều
nhất vẫn là vấn đề tổ chức giao
thông và bãi đỗ xe.
Liên quan đến vấn đề này,
ông Tuấn cho biết khu vực
hiện hữu hiện có hơn 6.000
ô đỗ xe máy và gần 3.000
ô đỗ ô tô. “Sau khi sắp xếp
giao thông thì có thể bổ sung
được gần 1.800 ô đỗ xe máy
và gần 1.200 ô đỗ ô tô” - ông
Tuấn nói.
TS Lê Thị Trúc Anh, Học
viện Cán bộ TP, cho rằng lâu
nay TP quy hoạch nhiều bãi
đỗ xe nhưng qua một thời gian
dài vẫn chưa thực hiện được.
Vì vậy, đơn vị tư vấn cần tính
toán lại việc đưa ra gần 3.000
chỗ để xe máy và ô tô, trong
khi giá trị đất đai tại khu trung
tâm là đất vàng.
Đồng tình, ông Nguyễn Đức
Thắng, Phòng Quản lý đô thị
Theo khảo sát năm 2019 của đơn vị tư vấn tại phố đi bộ
NguyễnHuệ, vàongày thường thuhút khoảng3.300người với
mức tiêu khoảng 2,3 tỉ đồng. Ngày cuối tuần thu hút khoảng
6.600 người, mức tiêu khoảng 11,8 tỉ đồng. Thu nhập của các
hộ kinh doanh tăng 50%-70% so với trước đó.
Kết quả khảo sát năm2019 tại phố đi bộ Bùi Viện, vào ngày
thường thu hút khoảng 5.300 người với mức thu khoảng 2,8
tỉ đồng. Ngày cuối tuần thu hút khoảng 7.100 người, mức
thu khoảng 8 tỉ đồng. Doanh thu của các hộ kinh doanh tăng
30%-50% so với trước đó.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng
hiệu quả của hai tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện để
rút ra bài học cho các tuyến phố đi bộ mới.
Đơn vị tư vấn ghi
nhận tất cả ý kiến
đóng góp của chuyên
gia, nhà khoa học
để hoàn thiện đề án
trong thời gian tới.
Tiêu điểm
Bài toán về bãi đỗ xe là vấnđề
mà Sở GTVT cũng rất đau đầu
trong một thời gian dài. Trên
địa bàn TP, không chỉ khu vực
trung tâm mà nhiều nơi khác
cũng rất cần bãi đỗ xe nhưng
hiện nay chưa thực hiện được.
Ông
VÕ KHÁNH HƯNG
,
Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM
BộVH-TT&DL lên tiếngvề công trìnhPanoramaMãPì Lèng
Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL vừa có công văn gửi
Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Giang đề nghị cung cấp thông tin
cải tạo, sử dụng công trình Panorama Mã Pì Lèng, tỉnh Hà
Giang.
Công văn nêu rõ Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin
báo chí phản ánh về việc công trình Panorama Mã Pì Lèng,
tỉnh Hà Giang đang thực hiện cải tạo.
Về việc này, Cục Di sản văn hóa lưu ý việc cải tạo công
trình cần thực hiện theo đúng ý kiến của Bộ VH-TT&DL
(tại Công văn số 4141/BVHTTDL-DSVH ngày 14-10-
2019) và phương án đã có sự đồng thuận của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, những ngày gần
đây cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ hình ảnh công trình
Panorama trên đèo Mã Pì Lèng sau khi bị dư luận phản ứng
và buộc phải cải tạo lại hoành tráng hơn trước.
Trước đó, tháng 10-2019, Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang có
văn bản đề xuất phá dỡ sáu tầng của tòa nhà, cải tạo phần
còn lại làm điểm dừng chân ngắm cảnh. Phương án này
được Bộ VH-TT&DL đồng ý.
Tổ hợp nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama được cải tạo theo
hướng kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc
trên cao nguyên đá Đồng Văn, đảm bảo an toàn và xử lý rác
thải theo quy định.
Bản thiết kế phá dỡ, cải tạo đã được Ủy ban UNESCO,
Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) cùng các bên có liên
quan đồng ý.
Trước đó, vào tháng 10-2019, dư luận xã hội xôn xao khi
phát hiện một tòa nhà bê tông bên hông đèo Mã Pì Lèng
thuộc địa bàn huyện Mèo Vạc. Ngôi nhà bảy tầng có tên Mã
Pì Lèng Panorama với chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà
hàng, cà phê...
V.THỊNH
Dự toán kinh phí đầu tư xây cho năm tuyến phố đi bộ Đồng Khởi, Lê Lợi, HàmNghi,Thái Văn Lung,Thi Sách
là hơn 74.000 tỉ đồng.
quận 1, cũng đề nghị đơn vị tư
vấn xem xét tính khả thi của
hơn 3.000 ô đỗ xe nêu trên.
Ông Thắng cho biết phố đi bộ
sẽ có ba đối tượng: Nhân viên
làm việc tại các tòa nhà, người
dân trong khu vực và người
dân, du khách từ nơi khác đến.
“TP quy hoạch nhiều bãi
xe nhưng chưa làm được, vì
vậy các bãi xe nhà tư vấn đưa
ra là rất khó thực hiện” - ông
Thắng nói. Vị này cũng cho
rằng hiện nay việc tận dụng
bãi xe từ các tòa nhà ở khu
vực trung tâm thời gian qua
cũng chưa hiệu quả. Việc sắp
xếp bãi xe theo đề án cũng
cần phải tính toán hợp lý để
có tính khả thi cao hơn.
Gópý chođề án,Thiếu tướng
Phan Anh Minh, nguyên Phó
Giám đốc Công an TP.HCM,
cũng lưu ý khi tổ chức phố đi
bộ thì việc di chuyển của người
dân địa phương và các cá nhân,
tổ chức vào các cơ quan, đơn
vị làm việc cũng cần phải tính
toán hợp lý. Bằng kinh nghiệm
trong các đợt cấm xe phục vụ
công tác diễn tập, ôngMinh cho
rằng cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến người dân.
Về bãi đỗ xe, ông Minh
đánh giá: Với giá đất cao như
khu vực trung tâmTP sẽ là trở
ngại trong việc xây dựng các
bãi đỗ xe. “Cần phải tổ chức
bãi xe ở bên ngoài khu vực
tuyến phố đi bộ. Đây là bài
toán rất lớn nhưng vẫn có thể
giải được” - ông Minh nói.
Liên quan đến vấn đề giao
thông và chỗ đậu xe, đơn vị
tư vấn giải trình thêm, các
tuyến đường chỉ ưu tiên cho
đi bộ và chỉ cấm xe vào hai
ngày cuối tuần. Vì vậy, những
ngày bình thường, xe cộ vẫn
lưu thông bình thường. Trong
những ngày cấm xe thì các
trục đường ngang vuông góc
với tuyến đường đi bộ sẽ được
sử dụng làm chỗ đậu xe, kể cả
xe của du khách lẫn xe của cư
dân sinh sống tại đó. Các cư
dân sẽ được phát thẻ để được
giữ xe miễn phí.
Về việc bổ sung gần 3.000
chỗ đậu xe, đơn vị tư vấn cho
biết đây là kết quả của việc
sắp xếp lại giao thông, vô hình
trung “dôi dư” ra không gian
để bố trí được số lượng để xe
nêu trên chứ không phải xây
dựng thêm các bãi xe mới.
“Tuy nhiên, chúng tôi xin
ghi nhận tất cả ý kiến đóng
góp của chuyên gia, nhà khoa
học để hoàn thiện đề án trong
thời gian tới” - ông Vũ Anh
Tuấn nói.•
Công trình Panorama trênMã Pì Lèng sau khi cải tạo.
Ảnh: MẠNGXÃHỘI
ĐườngĐồngKhởi,quận1,TP.HCM,mộttrongnămtuyếnđườngđượcđềxuấttổchứcthànhphốđibộ.
Ảnh: TRƯỜNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook