010-2021 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư13-1-2021
TÁ LÂM- LÊ THOA
C
hiều 12-1, Đoàn đại
biểu Quốc hội (ĐBQH)
TP.HCM đã tổ chức hội
nghị tổng kết nhiệm kỳ khóa
2016-2021.
Gỡ điểm nghẽn, mở
động lực phát triển
Tại buổi tổng kết, Chủ tịch
UBND TP Nguyễn Thành
Phong nhìn nhận nhiệm kỳ
qua, Đoàn ĐBQH TP đã tích
cực cùng hệ thống chính trị
của TP xây dựng, đề xuất
với QH, Ủy ban Thường
vụ QH xem xét, ban hành
ba nghị quyết với những
quyết sách đột phá, tạo cơ
hội cho TP phát triển nhanh
và bền vững.
Ba nghị quyết này gồm:
Nghị quyết 54 về một số cơ
chế, chính sách đặc thù phát
triển TP.HCM; Nghị quyết
131 về tổ chức chính quyền
đô thị tại TP; Nghị quyết 1111
về sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã và
thành lập TP Thủ Đức thuộc
TP.HCM.
các cơ chế đặc thù một cách
hiệu quả nhất để thúc đẩy
phát triển kinh tế, đóng góp
nhiều hơn nữa cho cả nước,
cùng cả nước, vì cả nước và
phục vụ người dân TP được
tốt hơn.
Cạnh đó, ông Phong cho
biết Đoàn ĐBQHTP đã cùng
bản các kiến nghị của cử tri
đã được các đơn vị của TP
xem xét, nghiên cứu, xử lý
và trả lời thỏa đáng” - ông
Phong nói thêm.
Ý kiến sắc sảo vì TP,
vì cả nước
Phó Bí thư thường trực
Thành ủy TP.HCMTrần Lưu
QuangnhìnnhậnĐoànĐBQH
TP khóa XIV đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ. “Chắc
chưa có nhiệm kỳ nào, địa
phương nào trong nhiệm kỳ
của mình đã đề xuất với QH
ba nghị quyết cho sự phát triển
của địa phương đó. Nếu lấy
tiêu chí này làm định lượng
thì tôi tin chúng ta được xét
một thứ hạng rất cao” - ông
Quang nói.
Theo ông, với nhiều cá
nhân xuất sắc và một tập thể
đoàn kết, có trách nhiệm đã
khẳng định được vị thế của
Đoàn ĐBQH TP.HCM trong
nhiệm kỳ qua. Trong đó, trên
các diễn đàn, ĐoànĐBQHTP
đã có nhiều ý kiến sắc sảo,
không chỉ đóng góp cho sự
phát triển củaTPmà còn đóng
góp cho sự xây dựng chính
sách chung của cả nước.
“Tôi đi tiếp xúc ở nhiều nơi,
nghe bà con nói rằng họ khao
khát mở tivi để nghe các đại
biểu của TP.HCMphát biểu ý
kiến. Có thể vì thời lượng nên
một số kiến nghị của người
dân chưa được giải quyết hết
nhưng ít nhiều đã tạo được
niềm tin có giá trị, đáng ghi
nhận” - ông Quang nói.
Trong thời gian tới, Phó Bí
thư thường trực Thành ủy đề
nghị những đại biểu nào tiếp
tục nhiệm vụ trong nhiệm
kỳ mới cần phát huy truyền
thống, những kinh nghiệm,
sự khao khát phát triển để
đóng góp chung cho TP. Ông
cũng mong muốn các ĐBQH
sẽ theo dõi việc thực hiện ba
nghị quyết mà chính các đại
biểu là những người ghi dấu
ấn trong đó.•
Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCMTrần LưuQuang và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịchUBNDTPNguyễn Thành Phong
phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LÊ THOA
Đoàn ĐBQH TP.HCM và 3 dấu ấn
nhiệm kỳ 2016-2021
Đoàn đại biểuQuốc hội TP.HCMđã cùng hệ thống chính trị của TP xây dựng, đề xuất những quyết sách
đột phá, tạo cơ hội cho TP phát triển nhanh và bền vững.
TheoôngPhong, cácĐBQH
đã thấu hiểu và hòa mình vào
trăn trở của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân TP để tìm
lời giải cho bài toán tháo gỡ
các nút thắt, điểm nghẽn,
mở động lực phát triển TP.
Chính vì thế, ông Phong cho
biết UBND TP sẽ tận dụng
với hệ thống chính trị TPnắm
bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến
nghị của các hộ dân bị ảnh
hưởng bởi các dự án chậm
tiến độ, có khiếu nại kéo dài
nhưng chưa được xử lý và giải
quyết triệt để. Cụ thể như dự
án khu đô thị mới Thủ Thiêm,
dự án kênh Hàng Bàng giai
đoạn 2 (quận 6), dự án khu
đô thị Sing - Việt (huyện Bình
Chánh)… Qua đó, đoàn đã
có nhiều kiến nghị, văn bản
gửi đến các cơ quan có thẩm
quyền của trung ương xem
xét, tháo gỡ cho TP.
“Sau các ý kiến đóng góp,
kiến nghị của Đoàn ĐBQH
TP, UBND, các ban, ngành
đã tích cực vào cuộc. Tuy
vẫn còn một số công trình,
dự án chậm tiến độ, kéo dài,
phải báo cáo giải trình, trả
lời kiến nghị cử tri qua nhiều
kỳ họp nhưng nhìn chung cơ
“Đoàn ĐBQH TP
đã có nhiều ý kiến
sắc sảo, không chỉ
đóng góp cho sự
phát triển của TP
mà còn đóng góp
cho việc xây dựng
chính sách chung
của cả nước.”
Ông
Trần Lưu Quang,
Phó Bí thư thường trực
Thành ủy TP.HCM
Đại biểu Phan Thanh Bình, Ủy viên Ủy ban
Thường vụ QH, nhìn nhận vị trí của TP.HCM
không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà cả trong việc
xây dựng chính sách, luật pháp.
TheoôngBình, ĐoànĐBQHTP.HCM làđoàn
đại biểu lớn, không chỉ đông mà còn chất
lượng. Nhiều ý kiến phát biểu của ĐBQH TP
đã được chấp nhận, góp phần vào xây dựng,
hoàn thiện các văn bản của QH, luật pháp
và một số nghị quyết của QH. Đây là truyền
thống của TP.HCM.
ĐB Phan Thanh Bình đề nghị đối với những
vấn đề còn nhiều bức xúc thì phải có cơ chế
phối hợp của ba cấp cán bộ dân cử gồm QH,
HĐND TP và quận, huyện. Những vấn đề mà
TP đang gặp bức xúc nhưng nằmở chính sách
nhànướcthìĐoànĐBQHvớinhânlực,tiềmlực,
chuyên gia có thể tổng hợp thànhmột số vấn
đề, chính sách lớn để đề nghị.Từ đó, giải quyết
đượcvấnđềchocảTPvàcảnước;chẳnghạnvề
các dự án lớn, đầu tư, biên chế…“TP.HCMphải
là một nơi có thể đóng góp những chính sách
lớn. Dưới gócđộcủaThườngvụQH, tôi thấyTP
có thế mạnh này”- ông Bình nêu.
TP.HCM: Nơi khởi nguồn, xây dựng các chính sách lớn
Sáng 12-1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM
đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày tổng tuyển cử
đầu tiên bầu QH Việt Nam (6-1-1946 – 6-1-2021).
Tại buổi họp mặt, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư
thường trực Thành ủy TP.HCM, đã ôn lại không khí ngày
tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước.
Theo ông Quang, cuộc tổng tuyển cử năm 1946 được
tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó
là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn
toàn thắng lợi. QH đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời là mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt về thể chế dân chủ của nước ta.
Trải qua 75 năm hoạt động với 14 nhiệm kỳ, ông Quang
cho rằng QH Việt Nam luôn luôn là hiện thân của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân, đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Với Đoàn ĐBQH TP.HCM, theo ông Quang, dấu ấn
của đoàn nhiệm kỳ qua là đã có đóng góp tích cực, cùng
với chính quyền TP kiến nghị, đề xuất Chính phủ trình
QH thông qua ba nghị quyết quan trọng. Đó là Nghị quyết
54/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
TP.HCM, Nghị quyết 131/2020 về tổ chức chính quyền đô
thị tại TP và Nghị quyết 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ
QH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Tại buổi họp mặt, bà Phạm Phương Thảo, ĐBQH khóa
XI và XII, chia sẻ với bà, QH là trường học lớn: “Học từ
nhân dân, từ thực tiễn lớn của đất nước, từ hoạt động ở nghị
trường. Điều tôi tâm đắc nhất là học cách gần dân, lắng
nghe những nỗi niềm, bức xúc, cả những ý tưởng hay, điều
tâm huyết của người dân. Nếu biết cách gần gũi với người
dân, tăng cường lắng nghe đối thoại, tương tác với người
dân sẽ xử lý được những vấn đề bức xúc”.
Theo TS Trần Du Lịch, ĐBQH khóa IX, XII và XIII,
ông luôn tâm huyết với việc góp phần xây dựng pháp luật,
tạo lập cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Vừa qua, TP.HCM đã có được nghị quyết về chính quyền
đô thị. “Tôi rất xúc động và đặt niềm tin rằng TP.HCM sẽ
khởi đầu trong cải cách chính quyền đô thị, thực hiện tốt
mô hình chính quyền đô thị, tạo bước phát triển mạnh mẽ
hơn” - ông Lịch tin tưởng.
TÁ LÂM
Đại biểuQuốc hội phải biết gầngũi, lắngnghe dân
Hơn 500 hội nghị, buổi tiếp xúc cử tri
Trong nhiệm kỳ QH khóa XIV, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã tổ
chức 112 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật; tổ chức
347 cuộc tiếp xúc cử tri; tổ chức 32 nội dung giám sát, khảo
sát; tham gia 49 đoàn giám sát của QH.
Đồng thời, tổ chức 185 buổi tiếp công dân; chuyển, đôn
đốc các cơ quan chức năng giải quyết 4.066 đơn thư khiếu
nại, tố cáo của công dân.
Dịp này, chủ tịch UBNDTP.HCMđã tặng huy hiệuTP.HCM
cho 26 cá nhân và bằng khen cho ba cá nhân là ĐBQH vì
đã có nhiều thành tích đóng góp cho TP trong nhiệm kỳ
QH khóa XIV.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook