020-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 25-1-2021
Sổ tay
CHÂUANH
C
ụ Đặng Hoàng Tây (102 tuổi,
ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ) trình bày trước đây vợ
chồng cụ tạo lập được 11 ha đất tọa
lạc tại xã Đông Phước A, huyện
Châu Thành, Hậu Giang do ông
cụ đứng tên.
Tháng 1-2015, cụ Tây cùng các
con tổ chức họp gia đình để thỏa
thuận phân chia tài sản. Theo đó, cụ
dành phần diện tích 3.000 m
2
đất để
làm đất hương hỏa, đồng thời giao
cho người con út là ông ĐBN (57
tuổi) quản lý, không được mua bán,
chuyển nhượng.
Bị con trai qua mặt
Tuy nhiên, theo cụ Tây, sau đó cụ
phát hiện ông N. đã chỉnh lý thông
tin trên giấy chứng nhận thành
của ông N. Cụ thể, tháng 5-2015,
ông N. lập sẵn hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhưng
nói với cụ Tây là do có tranh chấp
với hộ liền kề nên nhờ cụ ký tên để
yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tin
tưởng con ruột, cụ Tây đã ký tên mà
không xem nội dung của văn bản.
Sau đó cụ Tây mới phát hiện văn
bản mà ông N. đưa ký là hợp đồng
cho tặng toàn bộ QSDĐ. Tuy nhiên,
lúc này ông N. đã nhanh tay chỉnh
lý trên giấy chứng nhận QSDĐ
mang tên ông.
Bức xúc, cụ Tây đã gửi đơn đến
TAND huyện Châu Thành khởi
kiện tranh chấp hợp đồng tặng cho
QSDĐ. Cụ thể, cụ Tây yêu cầu tòa
tuyên hủy hợp đồng tặng cho QSDĐ
Cụ ông 102 tuổi
nhọc nhằn chờ
thi hành án
Dù đã thắng kiện người con trai nhưng cụ ông
102 tuổi vẫn chưa được thi hành bản án do còn
có cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan
chuyênmôn.
Hành trình nhọc nhằn trong việc thi hành bản án của
cụ ông 102 tuổi Đặng Hoàng Tây cho thấy vẫn còn tình
trạng né tránh, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Trong công tác THADS hiện có luật và các nghị định
hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục nhưng cơ quan THA lại
thiếu quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để có được kết quả tòa phúc thẩm tuyên thắng, cụ Tây
đã trải qua nhiều thời gian với hành trình vất vả và có
lẽ không ít lần cụ phải đấu tranh với bản thân vì người
mà cụ khởi kiện chính là con ruột. Ấy vậy mà sau khi bản
án phúc thẩm có hiệu lực, một lần nữa cụ Tây phải nhọc
nhằn với quá trình THA ở những năm tháng cuối đời.
Tháng 8-2020, cụ Tây yêu cầu THA thì một tuần sau
đó Chi cục THADS huyện ra thông báo từ chối THA và
hướng dẫn đến gặp chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ huyện.
Cụ Tây làm theo nhưng nơi đây lại kêu chờ vì lý do phải
“đợi thỉnh thị ý kiến cấp trên”.
Tại các cơ quan đến, cán bộ đều có lý lẽ để giải thích
cho việc từ chối yêu cầu của cụ Tây. Cơ quan THA thì
cho rằng đây là việc của văn phòng ĐKĐĐ, còn lãnh đạo
văn phòng ĐKĐĐ thì bảo rằng để thi hành bản án phải
xuất phát từ cơ quan THA. Trong khi theo các quy định tại
Luật THADS, khi nhận được yêu cầu thi hành bản án, cơ
quan THA phải ra quyết định THA và có văn bản đề nghị
các bên liên quan thực hiện (nếu đã có quy chế phối hợp).
Trong vụ này, đúng ra Chi cục THADS huyện phải ra
văn bản yêu cầu con trai của cụ Tây nộp lại giấy chứng
nhận QSDĐ, rồi giao lại cho văn phòng ĐKĐĐ huyện để
tiến hành thu hồi và cấp mới giấy chứng nhận cho cụ. Thế
nhưng không hiểu sao cơ quan THA huyện lại đẩy trách
nhiệm sang văn phòng ĐKĐĐ cùng cấp để nơi đây lúng
túng giải quyết, phải xin ý kiến cấp trên và kêu chờ.
Vụ việc của cụ Tây có thể chỉ là một trong nhiều vụ việc
mà có sự đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan có thẩm
quyền đối với hoạt động công vụ trong lĩnh vực của mình.
Cần nói thêm rằng kết quả công tác THADS tỉnh Hậu
Giang năm 2020 không đạt hai chỉ tiêu cơ bản được Quốc
hội, Bộ Tư pháp giao và bị xếp loại D. Theo đánh giá,
nguyên nhân chủ yếu là sự non kém về nghiệp vụ của cán
bộ trong ngành dù đã được đưa đi tập huấn, bồi dưỡng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ của cơ
quan nhà nước cần có đủ tâm và tầm, trong đó sự quyết
đoán, vận dụng đúng và đủ các quy định của pháp luật
chính là yếu tố quyết định. Nếu cán bộ e dè, sợ trách
nhiệm và đẩy trách nhiệm thì sẽ làm ảnh hưởng đến niềm
tin của người dân vào cơ quan công quyền nói chung và
ngành THA nói riêng.
CHÂU ANH
CụĐặngHoàng Tây
(ảnh nhỏ)
và phần đất liên quan đến vụ việc.
Ảnh: ANHHÀO
Tính tráchnhiệmcủa cánbộ từvụ cụông102 tuổi
Có được từ chối thi hành án không?
Căn cứ các khoản 1, 2, 3 và 4Điều 31 LuậtTHADS vàĐiều 36 LuậtTHADS thì
Chi cụcTHADS huyện ChâuThành phải nhận đơn và ra quyết địnhTHA khi có
đơnyêucầucủacụTây. Khi xét xử, tòaáncũngđãđưaVănphòngĐKĐĐhuyện
ChâuThànhvàolàngườiliênquantrongvụán.Dođó,việcTHADShuyệncăncứ
vào khoản 5 Điều 31 LuậtTHADS để từ chối nhận đơn yêu cầuTHA là trái luật.
Lẽ ra khi nhận được đơn yêu cầu THA, Chi cục THADS phải ra quyết định
THA và thông báo cho văn phòng ĐKĐĐ để họ có chỉnh lý cập nhật lại. Sau
đó văn phòng ĐKĐĐ phải thông báo cho các đương sự và Chi cục THADS
biết kết quả phần cập nhật.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cụ Tây có quyền khiếu
nại lên cục trưởng Cục THADS tỉnh Hậu Giang về việc bị từ chối THA, nếu
cơ quan này trả lời chưa thỏa đáng thì cụ Tây có thể tiếp tục khiếu nại tới
Tổng cục THADS.
Ông
NGUYỄN VĂN GẤU
,
nguyên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An
NGÂN NGA
ghi
Văn phòng ĐKĐĐ huyện
Châu Thành cho biết
đơn vị đang xin ý kiến
và phải đợi có công văn
hướng dẫn cụ thể từ Văn
phòng ĐKĐĐ tỉnh Hậu
Giang mới thực hiện.
giữa cụ với ông N, hủy bỏ chỉnh
lý trên và dành quyền cho cụ được
đăng ký lại giấy chứng nhận QSDĐ.
Tháng 11-2019, xử sơ thẩm,
TAND huyện Châu Thành tuyên
không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của cụ Tây. Sau đó, cụ Tây
kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị
tòa phúc thẩm chấp nhận toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của mình. Tháng
12-2019, VKSND tỉnh Hậu Giang
cũng có quyết định kháng nghị đối
với bản án sơ thẩm theo hướng chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Tây.
Tháng 6-2020, xử phúc thẩm,
TAND tỉnh Hậu Giang tuyên sửa
án, hủy hợp đồng tặng cho QSDĐ
giữa cụ Tây với ông N. và hủy bỏ
chỉnh lý tặng cho ông N. Cạnh đó,
án phí sơ thẩm, chi phí thẩm định
giá tài sản hơn 8,3 triệu đồng ông
N. phải trả lại cho cụ Tây.
Các cơ quan liên quan
nói gì?
Sau khi nhận bản án phúc thẩm
của TAND tỉnh Hậu Giang, tháng
8-2020, Chi cục Thi hành án dân
sự (THADS) huyện Châu Thành
ra thông báo từ chối nhận yêu cầu
THA và hướng dẫn cụ Tây liên hệ
chi nhánh văn phòng đăng ký đất
đai (ĐKĐĐ) huyện để thực hiện.
Tháng 9-2020, trả lời yêu cầu
của cụ Tây, Văn phòng ĐKĐĐ
huyện Châu Thành cho biết hồ sơ
bị lạc mất. Với mong muốn được
giải quyết nhanh chóng, cụ Tây đã
cung cấp toàn bộ hồ sơ mới cho cơ
quan này nhưng vụ việc đến nay
vẫn chưa được giải quyết.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Đoàn Phi Hải, Giám đốc Văn
phòng ĐKĐĐ huyện Châu Thành,
cho biết đơn vị đang xin ý kiến và
phải đợi có công văn hướng dẫn cụ
thể từ văn phòng ĐKĐĐ tỉnh mới
thực hiện được.
Giải thích lý do vì sao không
THA, ông Nguyễn Ngọc KiếmAnh,
Chi cục trưởng Chi cục THADS
huyện Châu Thành, cho biết ngành
THADS có ký kết quy chế làm việc
phối hợp với Sở TN&MT tỉnh để
giải quyết những trường hợp tương
tự. Cụ thể, trường hợp nào cơ quan
THA có công văn từ chối yêu cầu
THA thì thẩm quyền này thuộc về
Sở TN&MTmà cụ thể là văn phòng
ĐKĐĐ phải thực hiện.
Ông Kiếm Anh nói: “Chính vì
có quy chế phối hợp nên phía văn
phòng ĐKĐĐ huyện mới có công
văn trả lời cho đương sự. Trước
đây, khi gặp trường hợp tương tự
họ sẽ chỉ ngược lại cơ quan THA.
Giờ đây, họ có văn bản trả lời thì
trách nhiệm của họ đã chấp nhận
phối hợp, hiện giờ thẩm quyền giải
quyết là của họ”.
Trong khi đó, ông Lê PhướcNhàn,
Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh
Hậu Giang, lại cho rằng cơ quan
THADS huyện phải có trách nhiệm
thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ cũ.
Theo ông Nhàn, việc thi hành bản
án phải xuất phát từ cơ quan THA.
Nếu Chi cục THADS huyện không
thi hành bản án cũng phải ra văn
bản đề nghị ông N. giao nộp giấy
chứng nhậnQSDĐ, hoặc phải có văn
bản nêu rõ lý do không nộp để văn
phòng ĐKĐĐ huyện có cơ sở hủy
giấy chứng nhận QSDĐ của ông N.
ÔngNhàn nói: “Nguyên tắc để cấp
giấy là phải đầy đủ pháp lý nhưng
cơ quan THADS huyện không mời
đương sự lại để thu hồi giấy chứng
nhận QSDĐ. Nếu bây giờ cấp giấy
cho người mới mà không thu giấy
của người cũ, khi có kiểm tra thì
chúng tôi sẽ sai, sẽ bị kiện”.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook