020-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 25-1-2021
Gỡ vướng
cho dự án
vệ sinhmôi
trườngnước
TP.HCM
Vướngmặt bằng, thủ tục làmhồ
sơ xây dựng là những nguyên nhân
khiến dự án vệ sinhmôi trường nước
giai đoạn 2 ở TP.HCMbị chậm trễ.
LINHPHƯƠNG
B
an quản lý dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng đô
thị TP.HCM (BQL hạ
tầng đô thị - chủ đầu tư) vừa
có báo cáo gửi UBND TP về
tiến độ và vướng mắc của dự
án vệ sinh môi trường nước
giai đoạn 2.
Trong đó, BQL hạ tầng đô
thị đã kiến nghị một số vấn đề
nhằm “giải vây” cho dự án.
Tiến độ các gói thầu
Dự án vệ sinh môi trường
nước có tất cả 27 gói thầu,
trong đó có tám gói thầu xây
lắp, 16 gói thầu tư vấn và ba
gói thầu mua sắm.
Theo BQL hạ tầng đô thị,
gói thầuXL-01 (thi công tuyến
cống bao) hiện nay đạt 83,3%,
đơn vị đã thi công 20/20 giếng.
Gói thầuXL-02 (thiết kế - thi
công - vận hành nhà máy xử
lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị
Nghè) đang trong quá trình
triển khai phát quang, chuẩn
bị mặt bằng xây dựng nhà máy
xử lý nước thải. Trong đó có
bốn trường hợp chưa bàn giao
mặt bằng.
Gói thầu XL-03 (xây dựng
hệ thống thoát nước chung cấp
2, cấp 3 thuộc lưu vực 6) khối
lượng đạt 52%. Trong thời gian
qua, tiến độ thực hiện của nhà
thầu chưa chuyển biến rõ nét.
BQLhạ tầng đô thị đã yêu cầu
nhà thầu tập trung máy móc,
thiết bị và nguồn lực để đẩy
nhanh tiến độ thi công của
gói thầu.
Gói thầu XL-04 (xây dựng
hệ thống thoát nước chung cấp
2 thuộc lưu vực 6) đã đạt 79%.
Gói thầu XL-05 (xây dựng hệ
thống thoát nước chung cấp
2, cấp 3 thuộc lưu vực 1) đã
đạt 87,5%.
Kiến nghị sớm giao
đất làm dự án
BQL hạ tầng đô thị cho hay
đây là dự án quan trọng của
TPnhưng hiện tại bị ngưng trệ
Hiện trường dự án vệ sinh môi trường nước TP.HCM giai đoạn 2. Ảnh: LP
524 triệu USD làm dự án
Dự ánVệ sinhmôi trườngTP.HCMgiai đoạn 2, thời gian thực
hiện từnăm2015 đến 2020.Tổng vốnđầu tưdự án theoQuyết
định số 4907 của UBND TP ngày 4-10-2014 là 524 triệu USD.
BQL hạ tầng đô thị cho rằng: Sau khi dự án hoàn thành sẽ
góp phần hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho
toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và một phần TP Thủ
Đức. Ngoài ra, dự án góp phần cải thiện đời sống của người
dân TP.HCM; khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn
và hạ lưu sông Đồng Nai.
BQL hạ tầng đô thị
kiến nghị UBND TP
chỉ đạo Sở TN&MT
sớm xem xét, tham
mưu giao đất xây
dựng Nhà máy xử lý
nước thải Nhiêu Lộc
- Thị Nghè.
Theo Cục CSGT (C08), Bộ Công an, từ năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án “Tăng
cường và hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm trật tự, an toàn giao thông”.
Trong đề án nói trên có dự án “Xây dựng hệ thống giám sát,
xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các
quốc lộ trọng điểm”.
Đến năm 2015, dự án được phê duyệt, triển khai. Từ năm
2015 đến 2017, C08 đã triển khai xây dựng hệ thống giám sát
xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên sáu tuyến đường.
Đó là các tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương, quốc lộ (QL)
1A đoạn qua Đồng Nai, QL1A đoạn qua TP.HCM, QL1A đoạn
qua Nghệ An, QL1A đoạn qua Hà Tĩnh và QL1A đoạn qua tỉnh
Quảng Bình.
Đến năm 2019, do yêu cầu thực tiễn có nhiều thay đổi như
đường truyền, công nghệ, tổ chức giao thông… nên để cập
nhật công nghệ hiện đại, phù hợp với phát triển khoa học kỹ
thuật và yêu cầu, nhiệm vụ của CSGT, Bộ Công an đã có quyết
định điều chỉnh dự án.
Trong năm 2019, C08 lắp đặt camera giám sát trên tuyến cao
tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, cao tốc Nội Bài-Lào Cai và bổ sung
thiết bị trên tuyến QL1A đoạn Nghệ An-Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đến năm 2020, đơn vị này xây dựng hệ thống giám sát trên
tuyến QL1A đoạn qua Bình Thuận-Ninh Thuận, QL1A đoạn qua
Quảng Trị-Huế-Đà Nẵng và cao tốc Long Thành-Dầu Giây.
Toàn bộ hệ thống giám sát sau khi điều chỉnh thiết kế từ năm
2019 đến nay đều trang bị camera quan sát ngày đêm với độ
phân giải cực cao có thể nhìn rõ biển số xe với khoảng cách
gần 2 km; camera nhận diện biển số và máy đo tốc độ giám sát
đa làn ngày đêm. Ngoài ra, đơn vị còn trang bị máy tính bảng
cầm tay cho các tổ tuần tra trên tuyến và thiết bị, phụ kiện kết
nối đồng bộ.
Theo C08, tính đến nay có bảy tuyến đường trên QL1A và
bốn tuyến đường cao tốc có giám sát giao thông bằng camera.
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Cục phó Cục CSGT, Bộ
Công an, hệ thống giám sát đã ứng dụng các thiết bị công nghệ
khoa học kỹ thuật vào công tác nghiệp vụ của lực lượng CSGT
theo đúng chủ trương của Chính phủ và Bộ Công an. Đặc biệt
là khi xử phạt đều minh bạch, rõ ràng, thuyết phục.
Được biết, hệ thống camera sau khi nhận diện biển số xe vi
phạm, sau 30 giây đã tự lập biên bản với đầy đủ họ tên, địa chỉ
người vi phạm và lỗi vi phạm.
“Tới đây, Cục C08 sẽ phấn đấu áp dụng kỹ thuật tiên tiến
hơn. Cụ thể, khi chủ phương tiện đăng ký xe bắt buộc phải ghi
lại số điện thoại di động. Khi phương tiện trên đang lưu thông
trên đường bị camera giám sát vi phạm, chủ phương tiện sẽ
nhận ngay tin nhắn lỗi vi phạm của mình để kịp điều chỉnh
và sẽ tiến hành nộp phạt vi phạm hành chính nơi gần nhất” -
Thiếu tướng Đức cho biết.
PHƯƠNG NAM
do vướng mặt bằng và một số
thủ tục hồ sơ.
Do đó, để đẩy nhanh tiến
độ dự án, BQL hạ tầng đô thị
kiến nghị UBND TP chỉ đạo
Sở TN&MT sớm xem xét,
tham mưu giao đất xây dựng
nhà máy xử lý nước thải Nhiêu
Lộc - Thị Nghè.
Cụ thể, đối với gói thầu
XL-02, UBND TP chỉ đạo Sở
Xây dựng sớm thẩm định hồ
sơ thiết kế kỹ thuật các hạng
mục phụ trợ của nhà máy xử
lý nước thải song song với
thẩm định thiết kế cơ sở. Bên
cạnh đó, UBND TP chỉ đạo
Sở QH-KT tiếp nhận hồ sơ
và hướng dẫn BQL hạ tầng đô
thị thực hiện điều chỉnh quy
hoạch chi tiết 1/500 khu nhà
máy xử lý nước thải.
BQLhạ tầng đô thị cũng cho
biết tình hình cấp phép của dự
án còn khó khăn, gói thầu thi
công cống (khu vực TP Thủ
Đức) do đơn vị xin cấp phép
phải lấy ý kiến của các đơn vị
có liên quan, thủ tục xin cấp
phép chậm.
Đặc biệt, thời gian cấp phép
thi công ngắn (22 giờ đến 5
giờ), trong khi không cho tồn
tại rào chắn để tập kết thiết
bị. Do đó, ban này kiến nghị
UBND TP chỉ đạo Sở GTVT
có cơ chế đặc thù để cấp phép
cho các dự án ODA.
Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến
độ thi công, BQL hạ tầng đô
thị kiến nghị UBND TP chỉ
đạo Sở GTVT xem xét, cấp
phép nhiềumũi thi công. Đồng
thời tùy vào tình hình thực tế
các tuyến đường để cho phép
tồn tại rào chắn tập kết thiết
bị nhằm đẩy nhanh tiến độ thi
công và hoàn trả mặt đường.•
Tạm ngưng đào đường dịp
tết Nguyên đán
Sở GTVT TP.HCM vừa có thông báo đề nghị
các đơn vị tạm ngưng đào đường trong dịp tết
Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo Sở GTVT, để tạo điều kiện thuận lợi
trong sinh hoạt, kinh doanh và vui chơi, giải trí
của người dân trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu
2021, kể từ ngày 4-2 (23 tháng Chạp) đến hết
19-2 (mùng 8 tháng Giêng), sở đề nghị các đơn
vị không thi công đào đường trong phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Sở GTVT đề nghị chủ đầu tư các công trình hạ
tầng kỹ thuật có trách nhiệm đôn đốc đơn vị thi
công khẩn trương dọn dẹp vệ sinh khu vực công
trường. Đồng thời các đơn vị phải tái lập toàn bộ
đoạn đường đang thi công và trả lại nguyên trạng
mặt đường kể từ ngày 30-1
(18 tháng Chạp) đến
trước 4-2
(23 tháng Chạp).
Đối với các công trình có kế hoạch tổ chức
thi công, tồn tại rào chắn trong dịp tết Nguyên
đán, các chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy
định về thi công công trình thiết yếu trên phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
của UBND TP.
THÁI NGUYÊN
Có bao nhiêu tuyến đường gắn camera giám sát trên QL
1
A?
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook