020-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 25-1-2021
(Tiếp theo trang 1)
Luật & đời
NHẪNNAM
T
AND TP Cần Thơ vừa xử phúc
thẩm Lưu Việt Nông về hai tội
thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi và dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi. Phiên tòa được mở do bị
cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Nhiều lần xâm hại học trò
Theo cáo buộc, trước khi phạm tội,
bị cáo là giáo viên. Quá trình dạy học,
bị cáo phát sinh tình cảm trên mức thầy
trò với một học sinh do mình giảng dạy.
Từ đó, bị cáo nhiều lần thực hiện các
hành vi xâm hại đến thân thể của học
trò, bị người nhà bị hại bắt quả tang
nên tố giác đến công an…
Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo tám
năm tù về hai tội danh trên. Ngoài ra,
bị cáo còn bị cấm hành nghề giáo viên
hai năm sau khi chấp hành xong hình
phạt tù. Bị cáo kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo trình
bày lý do kháng cáo là quá trình phạm
tội không biết bị hại dưới 16 tuổi. Cạnh
đó, cha mẹ bị cáo đã lớn tuổi, anh chị
của bị cáo có gia đình riêng, không có
điều kiện chăm sóc. Bị cáo mong sớm
được trở về chăm sóc cha mẹ già.
Đồng thời bị cáo đã đồng ý khắc phục
hậu quả cho bị hại. Đại diện gia đình
bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị
cáo. Bị cáo trình bày thêm là lúc còn đi
làm có vay tiền công đoàn giáo dục để
học cao học. Số tiền này sắp đến hạn
trả mà cha mẹ bị cáo già yếu, không
có khả năng trả thay nên bị cáo mong
tòa giảm nhẹ để sớm trở về lao động,
hoàn trả khoản tiền này.
Nghe bị cáo trình bày lý do kháng
cáo, chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo thấy
án sơ thẩm xử đúng tội danh không. Bị
cáo đáp: “Đúng tội nhưng hơi nặng so
với hành vi của bị cáo”.
Chủ tọa nghiêm giọng cho rằng bị
cáo là giáo viên, là người giảng dạy
kiến thức, giáo dục về mặt đạo đức,
nhân cách cho học trò. Bị cáo là người
ở cương vị truyền dạy tri thức, đạo đức
mà bị cáo lại làm hư một con người. Bị
cáo nhìn lại lịch sử xã hội loài người
tiến hóa thế nào? Đó là cách sống từ
bầy đàn thành gia đình riêng. Mỗi gia
đình là một tế bào của xã hội. Trong
cái chung xã hội có những cái riêng là
mỗi gia đình. Mà hình thành nên gia
đình chính là từ tình yêu thương, chia
sẻ với nhau…
“Tôi đối mặt với nhiều người phạm
tội như bị cáo đều nói không biết tuổi
bị hại. Những lời nói này đều là vô lý,
không chấp nhận được, nhất là với người
có hiểu biết như bị cáo” - chủ tọa nói.
“Bị cáo đã làm hư một đời
người con gái”
Theo chủ tọa, về mặt đạo đức xã hội,
Khi tòa phân tích về
2 chữ “tình yêu”
Nghe chủ tọa phiên tòa phân tích về hai chữ “tình yêu”, bị cáo là giáo viên,
phạmhai tội về xâmhại tình dục trẻ em liên tục đưa tay quệt nướcmắt…
Bị cáoNông tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: NHẪNNAM
“Yêu là phải biết hy sinh,
chăm sóc người ta chứ
không phải chỉ là tình dục.
Bị cáo học trình độ cao học
mà không phân biệt được
tình dục với tình yêu” - chủ
tọa phiên tòa nói.
Nộp tiềnđể thoát án tử
và chống thamnhũng
1.
Thật ra trường hợp ông Nguyễn Bắc Son thoát án tử
không phải do được áp dụng theo nghĩa gốc của điều luật.
Tức là chuyện khắc phục hậu quả không phải xảy ra sau
khi ông đã bị kết án tử nên ông được “không thi hành án
tử hình” mà là việc khắc phục được thực hiện ngay khi tòa
đang xử, nhờ đó ông được tòa tuyên án chung thân.
Cụ thể hơn, khi đang xét xử sơ thẩm, trước ý nguyện của
ông Son và gia đình, tòa đã cho dừng phiên xử, tạo điều
kiện cho bị cáo nộp lại tài sản. Trong thời gian này, gia
đình ông Son đã nộp đủ 66 tỉ đồng tiền tham nhũng. Từ đó,
tòa đã tuyên phạt ông mức án chung thân với nhận định
“gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã thay mặt nộp 66 tỉ đồng,
tiền nhận hối lộ được khắc phục nên không cần thiết áp
dụng hình phạt tử hình như VKS đề nghị”.
Có lẽ vì vậy mà trong nghị quyết mới đây (Nghị quyết số
03/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS
trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức
vụ), Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn rõ
ràng, chi tiết việc áp dụng điều luật nói trên.
Theo đó, chỉ cần trong quá trình tố tụng, người phạm tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất
3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với
cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất
của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Với hướng dẫn này thì ngoài việc không tuyên án tử
hình (nếu khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình),
người phạm tội còn không bị xử mức án cao nhất quy
định tại khung hình phạt mà người đó bị truy tố, xét xử.
Đây là động thái rất đáng ghi nhận của cơ quan xét xử
cao nhất nhằm góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc
phòng, chống tham nhũng của nước nhà thêm hiệu quả.
2.
Còn nhớ khi dự án BLHS 2015 mới đưa ra để nhân dân
góp ý, báo
Pháp Luật TP.HCM
từng có nhiều bài bàn luận
về Điều 40 của dự luật này (khi còn ở dự thảo, đó là Điều
39). Khi đó, không ít chuyên gia lo ngại quy định này
có thể sẽ ảnh hưởng đến tính răn đe, phòng ngừa chung
trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Bởi lẽ, ngay
khi có ý định tham nhũng, quan tham sẽ nghĩ nếu bị phát
hiện, họ chỉ cần nộp lại từ 3/4 tài sản tham nhũng thì đã
có thể thoát án tử hình…
Lo ngại nói trên thoạt nghe cũng có lý, song ngẫm kỹ
lại thì đó chỉ là một góc rất nhỏ của vấn đề. Chúng ta biết
rằng công cuộc phòng, chống tham nhũng không chỉ bằng
chế tài, trừng trị, tội tù… khi phát hiện ra kẻ tham nhũng.
Việc phòng, chống tham nhũng như chúng ta đã thấy còn
là hoàn thiện thể chế, là tăng cường sự giám sát của các
ngành, các cấp và sự giám sát của nhân dân...
Nói như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống
tham nhũng giai đoạn 2013-2020 (diễn ra ngày 12-12-
2020) là: “Đi đôi với tập trung chỉ đạo công tác phát
hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng, hoàn thiện
thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham
nhũng cũng được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế
phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm “không thể”, “không
dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng”.
Ngoài ra, quy định tại khoản 3 Điều 40 BLHS 2015
còn góp phần mang lại hiệu quả tốt cho việc thu hồi tài
sản tham nhũng. Bởi nếu biết dù có nộp hay không nộp
lại tài sản tham nhũng vẫn bị kết án và bị thi hành án tử,
rất có thể quan tham sẽ chọn cách không nộp lại tài sản.
Và đó là một trong những lý do để suy nghĩ “hy sinh đời
bố, củng cố đời con” còn tồn tại trong một bộ phận không
nhỏ quan tham tiềm ẩn.
Nói cách khác, với quy định này, chúng ta vừa đảm bảo
yếu tố trừng trị, răn đe, vừa thúc đẩy việc thu hồi tài sản
tham nhũng diễn ra thuận lợi. Đây là mục tiêu kép và là
điểm tích cực của điều luật góp phần mang lại thành công
trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của nước nhà.
Mặt khác, điều luật nói trên còn là sự thể chế hóa chủ
trương hạn chế hình phạt tử hình được xác định tại các
nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị
quyết số 49/NQ-TW. Việc hạn chế hình phạt tử hình này
còn phù hợp với xu hướng tiến bộ chung của thế giới.
NGÔ THÁI BÌNH
hai người yêu nhau muốn lấy nhau cũng
phải được sự đồng ý của hai bên cha
mẹ. Bị cáo có biết tại sao pháp luật quy
định 18 tuổi mới được kết hôn khi 13
tuổi có thể sinh đẻ được rồi? Là vì lứa
tuổi đó mới đảm bảo sự trưởng thành
về mặt sinh lý…Ở đây, bị cáo bất chấp,
bỏ qua đạo đức xã hội, trái với truyền
thống, pháp luật thì hậu quả đến đâu
bị cáo phải gánh chịu đến đó.
“Vụ án này, như lời khai của bị cáo
và bị hại thì chỉ có tình dục chứ không
có tình yêu. Yêu là phải biết hy sinh,
chăm sóc người ta chứ không phải chỉ
là tình dục. Bị cáo học trình độ cao học
mà không phân biệt được tình dục với
tình yêu. Trongmối quan hệ xã hội đừng
đặt nặng vấn đề tình dục. Nếu thực sự
bị cáo yêu thương và muốn xây dựng
gia đình thì có thể chờ đến khi bị hại
đủ tuổi…” - vị thẩm phán chủ tọa nói.
Nghe những lời phân tích của chủ
tọa, bị cáo liên tục đưa tay quệt những
giọt nước mắt chảy xuống hai gò má.
Chủ tọa tiếp tục: “Trong gia đình,
tất cả các con đều có nghĩa vụ chăm
sóc cha mẹ. Bị cáo đi học, đi làm xa
thì ai chăm sóc cha mẹ? Người xưa nói
“cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con
nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Bị
cáo làm chuyện sai trái này, cha mẹ bị
cáo phải lo tiền bồi thường cho bị cáo.
Cha mẹ nuôi bị cáo lớn, cho đi học,
đi làm mà bị cáo lại gây ra chuyện này
rồi giờ lấy lý do phải nuôi cha mẹ già
để kháng cáo. Bị cáo ngoài trách nhiệm
với gia đình còn trách nhiệm xã hội là
truyền dạy tri thức, đạo đức...
Vậy mà bị hại chưa đủ 16 tuổi đã bị
bị cáo làm cho tâm hồn bị hoen ố đi vì
phải tiếp cận với các hành vi tình dục
của bị cáo. Bị cáo đã làm hư một đời
người con gái rồi”.
HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo
không chỉ gây tổn hại về thể chất mà
còn gây tổn hại về mặt tâm lý, tinh thần
cho bị hại, tạo ra nhận thức sai lệch về
tình yêu, tình dục, tạo ra lối sống buông
thả, trụy lạc. Bị hại bị mất tập trung về
việc học tập và rèn luyện, bên cạnh đó
còn bị xấu hổ trước dư luận xã hội, cần
phải có nhiều thời gian và nghị lực để
khắc phục hậu quả…
Theo tòa, do tình hình tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em có xu hướng tăng
nên cần phải áp dụng hình phạt cho
nghiêm, mức hình phạt mà tòa sơ thẩm
đã tuyên là phù hợp. Do đó, tòa quyết
định giữ nguyên bản án sơ thẩm.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook