13
NGUYỄNDO
N
hững ngày cuối năm,
khu vực miền núi về
đêm trời trở rét, bản
làng bên dòng sông Sê Pôn
(QuảngTrị) chìmvào giấc ngủ
thì phía bên này sông, những
căn nhà sàn bán kiên cố vẫn
chong điện, các chiến s biên
phòng vẫn chốt chặn, kiểm
tra dọc biên giới để phòng,
chống dịch COVID-19.
“Gần tết Nguyên đán, tình
trạng người dân sợ cách ly tập
trung nên tìm cách đi theo
đường mòn, lối mở để nhập
cảnh trái phép nhiều. Đây là
khoảng thời gian căng thẳng
nhất nên mọi người không
được lơ là, đảmbảo người dân
an toàn đón tết là nhiệm vụ
hàng đầu” - Trung tá Nguyễn
Văn Nam nói.
Công việc thường ngày của
Trung tá Nguyễn Văn Nam
(46 tuổi) công tác tại Đồn biên
phòng Triệu Vân, đóng tại xã
Triệu An, huyện Triệu Phong
là kiểm soát tàu thuyền ngoại
tỉnh vào cảngCửaViệt và tuần
tra biên giới biển. Khi dịch
bệnh bùng phát, anh được tăng
cườnglênmiềnngượcbámchốt
kiểmsoát dịch. Từ những buổi
đầu khó ngủ vì nhớ vị mặn của
biển, nay anhđã quen từngngõ
ngách của bản làng.
Thao thức biên cương
Trung tá Nam cùng với
Trung úy Phạm Xuân An
(30 tuổi, Đồn biên phòng cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo) đảm
nhiệm việc chốt chặn kiểm
tra tại thôn Cổ Thành, xã Tân
Thành, huyện Hướng Hóa. Vị
trí đặt chốt ở bên con đường
mòn đi xuống dòng sông Sê
Pôn, phía bên kia là cụm bản
Ka Túc (Lào).
Là hai địa phương đối diện
nhau trên dòng sông Sê Pôn
nên thường ngày người dân
ở đây được qua lại với nhau,
nhiều vườn tược của người
Việt trồng trọt trên đất Lào.
Từ ngày dịch COVID-19
bùng phát, để đảm bảo kiểm
soát việc xuất nhập cảnh, lực
lượng biên phòng tỉnh Quảng
Trị đã lập hàng loạt chốt kiểm
dịch dọc đường biên giới, mỗi
điểm chốt dịch từ hai chiến s
thường trực 24/24 giờ.
Trong căn nhà sàn bán kiên
cố vừa được dựng lên khoảng
một tuần để thay thế cho nhà
trại ẩm thấp, bên trong có:Một
bàn thờ với ảnh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, một giường ngủ,
một bàn làm việc bằng nhựa
với sổ sách ghi chép thời gian
và kế hoạch làm việc trong
ngày của hai chiến s ; trên bờ
vách những bộ quân phục, hai
cây guitar và một nhành lan
tím vừa mới trổ bông.
“Đây là nơi sinh hoạt của
hai anh em, từ ăn ngủ, nấu ăn
đến làm việc. Tết này cũng ở
đây nên vừa trang trí thêmcây
lan cho có không khí” - anh
Nam nói.
Anh Nam hôm nay được
phân công trực ca sau, bắt
đầu từ 2 giờ sáng. Vào ngày
cuối năm, sương mù ở vùng
biên giới dày đặc, càng về
sáng thì trời càng lạnh. Anh
Nam đi sát xuống khu vực bờ
sông soi đèn dọc dòng sông
để kiểm tra tình hình, ở dọc
dòng sông cũng có ánh đèn
chiếu lại. “Đó là chiến s của
chốt tiếp theo, tùy theo địa
hình mà đơn vị bố trí chốt để
đảm bảo những nơi trọng yếu
đều có người canh gác” - anh
Nam nói.
Sau khi rọi đèn kiểm tra,
anh Nam lại đến bếp lửa ngồi
sưởi ấm và đánh mắt nhìn
quanh liên tục. Khi có động
t nh thì sẽ kiểm tra và báo
cáo cho đồng đội của mình
đang ngủ và đồng đội tại các
chốt liền kề.
“Thế nên dù đổi ca trực
nhưng việc chiến s đang
ngủ mà bị dựng dậy một đêm
nhiều lần là chuyện thường.
Lính mà, chúng tôi đang cố
hết sức để không cho dịch
từ bên ngoài xâm nhập vào,
để mọi người có một cái tết
an lành, tất nhiên trong đó
có cả gia đình và người thân
của tôi” - anh Nam tâm sự.
Rời xã Tân Thành, chúng
tôi lên đườngHồ Chí Minh để
vào thôn Ka Tiêng (xã Hướng
Cuộc sống tại chốt kiểmdịch COVID-19 đặt tại thôn Cổ Thành, xã Tân Thành, huyệnHướngHóa.
Ảnh: NGUYỄNDO
Tăng cường 100% quân số chốt chặn
Sau khi nhận nhiệm vụ, riêng khu vực thuộc sự quản lý
của đồn, chúng tôi đã lập 25 chốt kiểmdịch dọc biên giới và
hai tổ tuần tra cơ động để kịp thời ngăn chặn những người
nhập cảnh, nhập biên trái phép để phòng chống dịch. Đặc
biệt những ngày cận tết, đơn vị tăng cường 100% quân số
để chốt chặn, bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực biên giới và
phòng chống dịch. Các chiến sĩ sẽ ăn tết tại các chốt theo
chế độ của quân đội.
Đại úy
NGUYỄN XUÂN THẾ,
chính trị viên Đồn biên phòng
cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Ngày 2-2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái
hiện sân khấu hóa lễ Nguyên đán thời Nguyễn.
Nguyên đán là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn,
tổ chức vào ngày mùng 1 tết với nghi thức thiết Đại triều
ở điện Thái Hòa và thiết Thường triều ở điện Cần Chánh.
Đầu tiên là những nghi thức Đại triều ở sân Đại triều và
điện Thái Hòa. Nhà vua xa giá từ điện Cần Chánh, ra Đại
Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ.
Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua.
Các quan truyền chỉ ban ân của vua trong dịp Nguyên đán
với các nghi thức trang nghiêm… gắn với các tiết mục đại
nhạc, tiểu nhạc.
Sau đó, vua rời khỏi điện Thái Hòa về lại điện Cần
Chánh để tiếp tục các nghi thức Nguyên đán. Tại đây, các
hoàng đệ và hoàng tử nhỏ tuổi, các thân công, hoàng tử sẽ
lạy mừng vua. Tiếp đó là phần tuyên chỉ ban yến tiệc và
thưởng xuân của nhà vua. Cuối cùng là các cuộc yến tiệc
do vua ban sẽ diễn ra ở điện Cần Chánh và Tả Vu, Hữu
Vu, Tả Đãi Lậu Viện, Hữu Đãi Lậu Viện.
Lễ Nguyên đán thời Nguyễn sẽ được Trung tâm Bảo
tồn di tích cố đô Huế tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa
thực cảnh bằng thủ pháp đồng hiện. Dưới hình thức sân
khấu hóa thực cảnh, nghi lễ này được tái hiện nhằm phát
huy cả di sản vật thể và phi vật thể, đồng thời giới thiệu
về những nét đẹp truyền thống gắn với tết cung đình thuở
xưa, trên hết là tinh thần nhân văn của tiền nhân.
NGUYỄN DO
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 3-2-2021
Đảm bảo cho dân đón tết
an toàn
“Mọi ngư i cómột cái tết an toàn đó là niềmvui, hạnh ph c và niềm tự hào của ch ng tôi”
- một chiến sĩ chốt chặn ở vùng biên nói.
Việt, huyệnHướngHóa).Thôn
Ka Tiêng chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống,
chốt kiểm dịch do Trung tá
NguyễnĐắcNam (51 tuổi) và
Thiếu tá Trần Hoài Nam (53
tuổi, Đồn biên phòng Hướng
Phùng) phụ trách.
Từ đầu tháng 3-2020 chốt
được lập. Anh Nam vẫn nhớ
ngày đầu lập chốt, đàn gà
thả nuôi chỉ bé bằng nắm tay
nhưng nay đã đẻ nhiều lứa.
Con chó con được anh xin
từ ngày lập chốt giờ đã sủa
vang khi có người lạ. Cũng
ngần ấy thời gian, nhiều người
lính biên phòng chưa được về
thăm vợ con.
Sẽ là một cái tết
đặc biệt
Anh Nguyễn Đắc Nam và
TrầnHoài Nam tâm sự vì tăng
cường quân số tập trung chốt
chặn để phòng chống dịch,
những chiến s biên phòng
luôn xác định tết năm nay
sẽ vắng nhà.
“Đây là cái tết rất đặc biệt
đối với anh em chúng tôi.
Những năm trước, đơn vị sẽ
chia từng ca trực, có anh em
về trước tết, người về sau tết
nên dù gì anh emcũng gặpmặt
gia đình nhưng năm nay thì
không thể vì phải tăng cường
đảm bảo phòng chống dịch.
Các anh em ở lại đơn vị thì
đêm giao thừa, ngoài những
chiến s đi tuần tra, các chiến
s khác cùng quây quần bên
nhau đón năm mới nhưng
giao thừa năm nay chắc chỉ
có hai anh em.
Mọi năm, vùng biên thường
nóngchuyệnbuônpháo lậu, lực
lượng sẽ tăng cườngmạnh vào
những ngày giáp tết, còn sau
giao thừa thì nhẹ nhàng hơn
nhưng về phòng chống dịch
lại khác, không được lơ là.
Nhưng mọi người có một cái
tết an toàn đó là niềmvui, hạnh
phúc và niềmtựhào của chúng
tôi” - anh Đắc Nam tâm sự.
Tờ mờ sáng, khi anh Đắc
Namvẫn đang còn canh gác ở
vùng biên thì anh Hoài Nam
đã xuống bếp chuẩn bị bữa ăn
sáng. Đang chuẩn bị cho bữa
ăn sáng thì phần cuối chương
trình Chào buổi sáng của Đài
Truyền hình Việt Nam phát
thông tin Việt Nam ghi nhận
hai ca nhiễm trong cộng đồng
sau 55 ngày không phát sinh
ca mới, Trung tá Nam dừng
đũa, chặc lưỡi nói: “Hy vọng
nhanh chóng dập dịch để mọi
người an tâm đón tết”.•
• Kỳ tới: “Bố mẹ buồn
nhưng biên giới cần con”
Huế tái hiện lộng lẫy lễ Nguyên đán triều Nguyễn
“Đời l nh mà, biên
giới luôn là quê
hương và đồng bào
dân tộc thiểu số là
anh em ruột thịt nên
chưa bao giờ chúng
tôi thấy lẻ loi” - anh
Đắc Nam n i.
LTS:
Các chiến sĩ biên phòng tại
các khu vực biên giới ngày đêm
chốt chặn để chống người nhập
cảnh trái phép nhằmngăn chặn
nguồn dịchCOVID-19 từ bên
ngoài vào nước ta.
Những
ngày ở chốt
COVID-19
nơi biên
giới - Bài 1
Chốt KaTiêng, xãHướngViệt, huyệnHướngHóa. Ảnh: NGUYỄNDO