030-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu 5-2-2021
Thế giới 24 giờ
Tiêu điểm
Đài Loan làmột trong những thách thức
chính sách đối ngoại lớn của Tổng thống
MỹJoeBiden.Diễnbiếnmớinhấtliênquan
hònđảonày, ngày4-2, lầnđầu tiênkể từkhi
ôngBidennhậmchức, hảiquânMỹđưa tàu
khutrụctênlửaUSSJohnSMcCainđóngở
Nhật sangeobiểnĐài Loan, theođài
CNN
.
Lần gần nhất tàu chiến Mỹ đi qua eo
biển Đài Loan là vào đêm cuối năm 2020,
là tàu USS John S McCain và tàu USS
Curtis Wilbur. Động thái này phù hợp với
phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken tuần trước rằng chính phủ ông
Biden sẽ không từ bỏ các cam kết với Đài
Loan, dù Trung Quốc xem việc tàu chiến
Mỹ đi qua eo biển Đài Loan là hành động
khiêu khích, khuyến khích Đài Loan theo
đuổi độc lập.
Theo hãng tin
Reuters
, ngày 3-2, khi
đượchỏi liệuMỹ cóvẫnủnghộ chính sách
“một Trung Quốc” hay không, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng
định: “Vâng…chính sáchchúng tôi không
thay đổi”.
Báo
South China Morning Post
dẫn ý
kiến phân tích cho rằng phát ngôn của ông
PricenhằmxoadịulongạitừcảBắcKinhvà
Đài Bắc vốn đang quan sát chặt quan điểm
của chínhphủôngBiden liênquanđến các
bất đồnggiữa hai bênbờeobiểnĐài Loan.
Theo GS nghiên cứu quan hệ quốc tế
và chiến lược Li Da-jung tại ĐHTamkang
(ĐàiBắc), phát ngôncủaôngPricemột lần
nữa cho thấy chính phủ ông Biden sẽ tiếp
tục tôn trọngchínhsách“mộtTrungQuốc”
trong hành xử với cả Đài Loan và đại lục.
Theo chính sách này, Mỹ giữ quan điểm
rằngĐài Loan và đại lục nên giải quyết bất
đồng qua đối thoại hòa bình.
Mỹ công nhận chính sách “một Trung
Quốc”từnăm1979.TheođóMỹthừanhận
lập trường của Trung Quốc cho rằng Đài
Loan là một phần của Trung Quốc nhưng
không công nhận chủ quyền của Trung
Quốc đối với Đài Loan, cũng như không
đồng ý với Đài Bắc rằng Đài Loan là một
nhànướcđộc lậpvà cóchủquyền.Mỹduy
trì quan hệ chính thức với Trung Quốc và
cóquanhệkhôngchính thứcvớiĐài Loan.
ĐĂNGKHOA
Nhận diện thế khó của Mỹ
ở Myanmar
Mỹ khó quyết trừng phạt Myanmar, dù nói đang cân nhắc các phương án.
THIÊNÂN
N
gày 3-2, Nhà Trắng cho
biết xử lý vụ chính biến
ở Myanmar là một ưu
tiên với Mỹ và hiện nước
này vẫn trong quá trình cân
nhắc các khả năng trừng phạt
cũng như các phương án hành
động sắp tới với Myanmar.
Ngày trước đó Mỹ đã tuyên
bố ngừng hỗ trợ chính phủ
Myanmar vì xác định hành
động của quân đội nước này
là đảo chính.
Điều gì sẽ xảy ra
ở Myanmar nếu Mỹ
trừng phạt?
Đất nước Đông NamÁ này
không xa lạ gì với chuyện
trừng phạt từ nước ngoài,
chưa biết các lệnh trừng phạt
mới một khi thành hiện thực
có khác biệt gì không.
Mỹ trừng phạt Myanmar
lần đầu vào năm 1998 sau
khi quân đội Myanmar trấn
áp bạo lực biểu tình. Các lệnh
trừng phạt dần dần bị siết hơn
trong những thập niên qua,
dưới thời chính phủ quân sự
Myanmar. Mỹ nới lỏng trừng
phạt tương ứng theo các bước
cải cáchmàTổng thốngThein
Sein thực hiện cũng như việc
ông thả bà Suu Kyi. Đến năm
2016, Tổng thốngMỹ Barack
Obama dỡ bỏ trừng phạt cho
Myanmar.
Các lệnh trừng phạt kinh
tế - trong đó có giảm hỗ trợ
tài chính, phong tỏa tiếp cận
tài sản, đảo chiều dòng chảy
đầu tư - đã gây ra “những tổn
hại toàn diện” với Myanmar,
Trừng phạt
Myanmar là việc
chẳng đặng đừng
với Mỹ và ông Biden
sẽ hành động nhẹ
hơn nếu bà Suu Kyi
được thả.
NếuMỹ trừng phạt, có nguy
cơđiềunày sẽ tác động lên cấu
trúc đối tác củaMỹ trong kiềm
chế cách hành xử của Trung
Quốc ở khu vực.
Nhà phân tích chiến lược
RODGER BAKER
Myanmar trước viễn cảnh bất ổn và chia rẽ sau chính biến
Người Myanmarmang cờ đảng Liênminh quốc gia vì dân chủ và ảnh bà Aung San Suu Kyi biểu tình ở
Sydney (Úc) ngày 3-2, phản đối cuộc chính biến do quân đội Myanmar tiến hành. Ảnh: GETTY IMAGES
530.000
sẽ là số người chết vì COVID-19 ởMỹ tính đến thời điểmngày
27-2 tới, đài
CNN
dẫn dự báo của Trung tâm Kiểm soát và
phòng, chống dịch bệnh Mỹ (CDC), trung bình mỗi phút có
một người chết. Hiện thế giới có nămnước có số người chết
vì COVID-19 trên 100.000 trở lên, nặng nhất vẫn là Mỹ (gần
450.700 tính đến ngày 3-2), kế tiếp là Brazil (gần 227.600),
Mexico (hơn 161.000), Ấn Độ (154.000), Anh (hơn 109.300).
ĐĂNG KHOA
COVID-19:
Biến thể
B.1.1.7
xuất phát từ Anh có
thể nguy hiểm hơn, dễ gây tử vong hơn biến thể cũ, TS
Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và
phòng, chống bệnh dịch Mỹ (CDC), nói với đài
MSNBC
ngày 3-2. Ông cho biết các nhà chức trách y tế Mỹ đang
tích cực tìm hiểu rõ thêm về các biến thể mới, khả năng
phòng ngừa của các loại vaccine hiện có với các biến thể
này, cũng như nghiên cứu đề ra các biện pháp phòng,
chống hiệu quả.
Tàu khu trục tên lửaUSS John SMcCain.
Ảnh: USNAVY
báo
South China Morning
Post
dẫn đánh giá của nhà
nghiên cứu Heng Kai tại ĐH
Hạ Môn (Trung Quốc). Theo
ông, trừng phạt không chỉ ảnh
hưởng đến chính phủ quân sự
mà ảnh hưởng cả tiến trình
phát triển kinh tế của toàn
bộ đất nước Myanmar, một
trong những quốc gia nghèo
nhất châu Á.
Đến năm 2019, người kế
nhiệm ông Obama là Tổng
thốngDonaldTrump áp trừng
phạt mới lên nhiều lãnh đạo
quânđội, gồmcảTổngTư lệnh
quân đội Min Aung Hlaing
liên quan vụ việc xung đột
với người Hồi giáo Rohingya.
Báo
South China Morning
Post
dẫn lời nhà nghiên cứu
XuLiping tạiViệnNghiên cứu
châu Á - Thái Bình Dương
thuộc Học viện Khoa học xã
hội Trung Quốc cho rằng nếu
tới đây Mỹ có trừng phạt thì
khả năng lớn sẽ nhắm vào
tướng Min Aung Hlaing và
các tướng lĩnh dưới quyền
ông. Ông Heng Kai thì băn
khoăn không biết Mỹ sẽ trừng
phạt cụ thể như thế nào khi
“Mỹ và phương Tây đã trừng
phạt các lãnh đạo quân đội
Myanmar liên quan xung đột
Rohhingya” và “sẽ không
nhiều ý nghĩa nếu lại có hành
động tương tự”.
Nhân tố Trung Quốc
Đe dọa trừng phạtMyanmar
được chính Tổng thống Mỹ
Joe Biden trực tiếp nhắc tới
vào ngày 1-2. Tuy nhiên, theo
nhiều nhà quan sát, chuyện
trừng phạtMyanmar không dễ
quyết với ông Biden và Mỹ.
Kênh
CNBC
dẫn lời nhà
phân tích chiến lược cấp cao
Rodger Baker tại tổ chức
nghiên cứu Stratfor (Mỹ) cho
rằng trừng phạt của Mỹ với
Myanmar có thể sẽmởcửa cho
Trung Quốc tăng ảnh hưởng
ở nước này. Nhà nghiên cứu
Xu cũng cho rằng Mỹ trừng
phạt Myanmar đồng nghĩa
đẩy nước này đến gần hơn
với Trung Quốc.
Hơn nữa, trừng phạt của
Mỹ cũng có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến các đối tác của
Mỹ ở châu Á vốn đã giúpMỹ
hạn chế ảnh hưởng của Trung
Quốc ở Myanmar, theo nhà
phân tích Baker. Mỹ không
có nhiều quyền lợi kinh tế ở
Myanmar nhưng các đối tác
của Mỹ ở châu Á - Nhật, Hàn
Quốc, Ấn Độ có nhiều hoạt
động kinh tế và có hiện diện
quân sự ở đây. Sự hiện diện
của các đối tác này giúp kiềm
chế ảnhhưởngcủaTrungQuốc
lên Myanmar. Trả lời phỏng
vấn hãng tin
Reuters
ngày
2-2, Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Yasuhide Nakayama
cảnh báo rằng Mỹ, Anh và cả
Nhật có rủi ro đẩy Myanmar
đến gần hơn với Trung Quốc
nếu cắt các kênh liên lạc với
quân đội Myanmar.
Vì thế, theo ông Xu, trừng
phạt Myanmar là việc chẳng
đặngđừngvớiMỹvàôngBiden
sẽ hành động nhẹ hơn nếu bà
Suu Kyi được thả. Hãng tin
AFP
cũng nhận định cả Mỹ
và phương Tây sẽ giữ mức áp
lực vừa phải với hy vọng các
tướng lĩnh quân đội Myanmar
sẽ suy nghĩ lại.•
An ninh Myanmar bị đe dọa khi các nhóm
nổi dậy lên tiếng phản đối quân đội gây
chính biến, đe dọa không tuân thủ thỏa
thuận ngừng bắn đã ký với chính quyền dân
sự nếu quân đội không thả người và thu lại
hành động vừa rồi.
Ngày 3-2, ông Yawd Serk - quyền Chủ tịch
liên minh 10 nhóm nổi dậy ở Myanmar nói
với hãng tin
Reuters
rằng tình hình chính biến
đang đe dọa thỏa thuận ngừng bắn mong
manh mà liên minh này đã ký trước đó với
chính phủ dân sự của Cố vấn nhà nước Aung
San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.
Tại Myanmar hiện có hàng chục nhómnổi
dậy có vũ trang hoạt động ở các khu vực biên
giới nước này. Trong số này có 17 nhóm đã
ký thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ, vẫn
còn chín nhómvà hai liênminh nổi dậy đang
hoạt động chống chính phủ.
Ông Serk, thành viên của nhóm nổi dậy
Hội đồng Khôi phục bang Shan (RCSS), lên
án việc quân đội gây chính biến bắt giambà
Suu Kyi rồi lên nắm quyền. Theo ông, quân
đội đã đặt quyền lợi của mình cao nhất và
điều này gây mất lòng tin. Ông Serk kêu gọi
quânđội chứngminh sự chân thành củamình
bằng cách tổ chức đối thoại với tất cả các bên.
Theo nhà phân tíchAnthony Davis tại công
ty tư vấn an ninh toàn cầu IHS-Jane, với vụ
chính biến vừa rồi, bên cạnh phải chịu áp lực
từ cộng đồng quốc tế bên ngoài thì Myanmar
còn có nguy cơ chia rẽ bên trong khi sẽ có
nhóm nổi dậy nhân bối cảnh này đẩy mạnh
các hoạt động tiến tới ly khai.
Làmrõ việcMỹnói vẫn tôn trọng chínhsách
“một TrungQuốc”
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook