030-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu 5-2-2021
NHẪNNAM
M
ới đây, TAND quận Ninh Kiều
(TP Cần Thơ) đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ kiện tranh chấp hợp
đồng lao động (HĐLĐ) giữa nguyên
đơn là ông T. và bị đơn là Công ty CP
Đầu tư xây dựng số 10 IDICO (gọi tắt
công ty).
Kiện vì bị công ty
chấm dứt HĐLĐ
Theo đơn khởi kiện vào năm 2015,
ông T. vào làm việc tại một xí nghiệp
thuộc công ty từ tháng 4-1990. Sau đó,
công ty cho ông đi học trung cấp xây
dựng. Ra trường, ông về làm cán bộ kỹ
thuật và có ký HĐLĐ không xác định
thời hạn tại một xí nghiệp khác thuộc
công ty từ năm 1993.
Trong thời gian lao động tại công
ty, ông T. luôn hoàn thành nhiệm vụ
được giao và được bổ nhiệm chức vụ
đội trưởng đội xây dựng tại một công
trường xây dựng ở Cà Mau. Khi công
trình này hoàn thành, ông được công ty
giao phụ trách công tác kỹ thuật thi công
tại công trình khác.
Đến cuối năm 2011, công ty thông
báo yêu cầu ông T. phải kiểm điểm do
không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ông có kiểm điểm nhìn nhận thiếu sót,
làm ảnh hưởng đến công tác thi công
công trình trên. Ba ngày sau, ông xin
nghỉ tự túc để giải quyết công việc gia
đình trong ba tháng.
Hết thời gian nghỉ, ông đến công ty
làmviệc nhưng công ty không giao việc
cho ông và yêu cầu ông phải tự đóng
tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là tiền bảo
hiểm) cho bộ phận kế toán của công ty.
Ông nộp tiền bảo hiểm trong hai năm
liền từ đầu năm2012 đến hết năm2013.
Cuối năm 2013, công ty thông báo
chấm dứt HĐLĐ với ông theo khoản 3
Điều36BLLĐ.Ôngkhôngđồngývì ông
không có thỏa thuận với công ty chấm
dứt HĐLĐ. Saumột nămthì công ty đơn
phương chấm dứt HĐLĐ với ông, yêu
cầu ông bàn giao công việc, thanh toán
công nợ và giải quyết cho ông hưởng
trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp.
Sau đó, ôngT. gửi khiếu nại đến công
ty, Thanh tra SởLĐ-TB&XHvà đã được
trả lời. Ông tiếp tục khiếu nại lần hai thì
Thanh tra Sở LĐ-TB&XH hướng dẫn
ông khởi kiện ra tòa. Do đó, ông khởi
kiện yêu cầu công ty chi trả tiền lương
gần ba năm, bồi thường sáu tháng tiền
lương, hoàn trả tiền bảo hiểm, tổng cộng
hơn 180 triệu đồng. Đồng thời, ông yêu
cầu công ty hủy quyết định chấm dứt
HĐLĐvà phải nhận ông trở lại làmviệc.
Đại diện bị đơn cho rằng công ty chỉ
chấp nhận hoàn trả tiền bảo hiểmxã hội
donguyênđơn tựnguyệnđóng trongmột
nămvới số tiền hơn 23 triệu đồng. Công
ty chấm dứt HĐLĐ với nguyên đơn là
đúng quy định của pháp luật và không
chấp nhận các yêu cầu còn lại của ôngT.
1 người lao động
thắng kiện công ty
Ông T. bị công ty đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động nên
khởi kiện và được tòa xử thắng kiện.
Tòa chấp nhận một phần
yêu cầu khởi kiện của ông
T., hủy quyết định đơn
phương chấm dứt HĐLĐ,
buộc công ty phải chi trả
cho ông T. tổng số tiền hơn
400 triệu đồng.
Người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt HĐLĐ
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong
những trường hợp sau:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
b) Người lao động bị ốmđau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người
làmtheoHĐLĐkhông xác định thời hạn (...)mà khả năng laođộng chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét
để tiếp tục giao kết HĐLĐ;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định
của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại
Điều 33 của bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người sử dụng lao động phải báo cho
người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn...
(Trích Điều 38 BLLĐ 2012)
Xửkínvụbộ sậuCông ty
FOSCOthamô tài sản
Phiên xử theo dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày,
sau đó tòa sẽ tuyên án công khai theo luật định.
Ngày 4-2, TAND TP.HCM mở phiên xử kín vụ án
tham ô và thiếu trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV
Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO).
Chủ tọa phiên xử là thẩm phán Phạm Lương Toản,
Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM. Phiên xử theo dự
kiến diễn ra trong hai ngày và việc tuyên án sẽ được
công khai theo luật định.
Từ 8 giờ sáng 4-2, xe của trại tạm giam đã chở các bị
cáo đến tòa. Vụ án có 18 bị cáo, trong đó Trần Hoàng
Nguyệt (cựu phó Phòng tài chính - kế toán FOSCO) cùng
Đoàn Trúc Sơn (cựu trưởng Phòng dịch vụ cung ứng),
Ngô Minh Dũng (cựu phó giám đốc) và Hà Minh Hoàng
(cựu nhân viên Phòng dịch vụ cung ứng) bị truy tố về tội
tham ô tài sản. Các bị cáo bị truy tố khoản 4 Điều 353
BLHS, khung hình phạt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình.
Các bị cáo còn lại bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều 285 BLHS
(khung hình phạt 3-12 năm tù).
Quá trình điều tra xác định tháng 6-2012, Nguyễn Tấn
Tài (tổng giám đốc FOSCO) bàn với Ngô Minh Dũng
(phó giám đốc Trung tâm cung ứng lao động) cùng hai
đối tượng khác lập, ký khống các bảng lương để rút tiền
từ tài khoản của FOSCO làm phí ngoại giao nhằm “bôi
trơn” cho các dự án, sử dụng vào các hoạt động khác của
công ty và tiêu dùng cá nhân.
Từ tháng 12-2012 đến tháng 3-2016, lợi dụng công
việc được giao và sự buông lỏng quản lý, Nguyệt và ba
đồng phạm đã câu kết lập khống 314 bộ chứng từ lương
để tham ô 44 tỉ đồng. Cụ thể là các khoản phải thu, phải
trả hộ đối với khách hàng, hoạt động kinh doanh dịch vụ
chi trả hộ lương và nghĩa vụ tại Trung tâm cung ứng lao
động…
Cơ quan tố tụng xác định ngoài Nguyễn Tấn Tài là chủ
mưu (đã chết) thì Nguyệt là người tổ chức, hướng dẫn và
kiến tạo ra cách thức lập các bộ chứng từ lương khống để
chiếm đoạt tiền của FOSCO. Còn Sơn là đồng phạm giúp
sức tích cực cho Nguyệt và là người thực hiện việc rút,
chuyển giao số tiền chiếm đoạt.
Đối với Trần Công Thanh (cựu phó tổng giám đốc
FOSCO), thời điểm ông Tài nghỉ chữa bệnh thì Thanh
được tin tưởng giao trọng trách điều hành mọi hoạt
động của FOSCO.
Tuy nhiên, Thanh
đã buông lỏng
quản lý, tạo điều
kiện cho Nguyệt
và đồng phạm
thực hiện hành
vi tham ô tài sản.
Thời điểm Thanh
phụ trách, số tiền
FOSCO bị thiệt
hại là 13,4 tỉ
đồng.
Pháp Luật
TP.HCM
sẽ thông
tin kết quả phiên
xử sau khi tòa
tuyên án.
HOÀNG YẾN
Các bị cáo được dẫn giải về trại tạmgiamsau phiên xử. Ảnh: HY
Nhà báo, người thân bị
cáo không được dự tòa
Trong các vụ án hình sự thường
việc xét xử sẽ công khai. Tuy nhiên,
trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục
của dân tộc, bảo vệ người chưa thành
niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu
cầu chính đáng của đương sự, tòa có
thể xét xử kín.
Trong phiên xử kín, chỉ có HĐXX,
kiểmsát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo,
đương sự và những người tham gia
tố tụng do tòa triệu tập nếu xét thấy
cần thiết. Còn lại, không một ai khác
được ở lại phòng xét xử để theo dõi
diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo
hay người thân của bị cáo, đương sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T. yêu cầu
công typhải trả choông tiền lươngvà bảo
hiểmđếnngày tòaxét xửlà72 thángvà rút
yêu cầu công tynhậnông trở lại làmviệc.
Tòa: Bị đơn đơn phương
chấm dứt HĐLĐ sai
Saukhi xét xử,TANDquậnNinhKiều
nhậnđịnhôngT. khôngvi phạmquyđịnh
(thườngxuyênkhônghoànthànhcôngviệc
theoHĐLĐ) nhưng công ty đơn phương
chấmdứtHĐLĐvới ôngT. là khôngphù
hợp. Theo tòa, ông T. ký HĐLĐ không
xác định thời hạn với công ty, nếu công
ty muốn chấm dứt HĐLĐ với người lao
động thì ít nhất 45 ngày kể từ ngày thông
báo phải ra quyết định chấmdứt HĐLĐ.
“Công ty ra thông báo vào tháng 11-
2013 nhưng đến tháng 11-2014, tức gần
một năm mới ra quyết định chấm dứt
HĐLĐvới ôngT. là vi phạmvềmặt thời
gian” - HĐXX nhận định.
Cạnh đó, tòa cho rằng công ty căn cứ
khoản 3 Điều 36 BLLĐ ra quyết định
chấmdứt HĐLĐvới ôngT. cũng không
đúng vì công ty ra quyết định chấm dứt
HĐLĐ khi chưa có thỏa thuận với ông
T. Ông T. không có thỏa thuận với công
ty về vấn đề nghỉ việc nên công ty đơn
phương chấmdứt HĐLĐ với ông là trái
quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của người lao động.
Theo tòa, sau ba tháng nghỉ tự túc,
ông T. xin nghỉ tiếp để giải quyết việc
riêng nhưng công ty không đồng ý và
cũng không phân công công việc, ngược
lại còn ra thông báo và quyết định chấm
dứt HĐLĐvới ôngT. là trái quy định tại
Điều 41 BLLĐ. Do đó, quyết định đơn
phương chấm dứt HĐLĐ là không hợp
pháp, phải hủy bỏ. Vì vậy, công ty phải
nhận ông T. trở lại làm việc và phục hồi
các chế độ, chính sách tiền lương và bảo
hiểm cho ông T. theo quy định.
Theo đó, tòa chấp nhậnmột phần yêu
cầu khởi kiện của ôngT., hủy quyết định
đơnphươngchấmdứtHĐLĐ.Buộccông
ty phải chi trả cho ông T. tổng số tiền
hơn 400 triệu đồng, gồm các khoản như
bồi thường bốn tháng lương, tiền lương
trong hơn 104 tháng, trợ cấp thôi việc…
Được biết sau khi tòa sơ thẩm tuyên
án, phía bị đơn đã có đơn kháng cáo yêu
cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook