037-2021 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa23-2-2021
Bốn bước gồm: Lập thủ
tục “văn bản chấp thuận chủ
trương đầu tư” theo Luật Đầu
tư 2020; lập quy hoạch chi tiết
tỉ lệ 1/500 hoặc thỏa thuận
quy hoạch tổng mặt bằng
phương án kiến trúc công
trình; thực hiện song song
và nối tiếp liên tục các thủ
tục hành chính; lập thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho chủ đầu tư.
Vấn đề thứ hai là TP cần
chỉ đạo các sở, ngành đề
xuất để sớm ban hành quy
định chi tiết thi hành sáu nội
dung thuộc trách nhiệm của
UBND TP được quy định tại
Nghị định 148/2020.
Sáu nội dung này là quy
định thửa đất tách thành dự
án độc lập, ban hành giá dịch
vụ công; thực hiện quy hoạch
- kế hoạch sử dụng đất; công
bố công khai danh mục các
thửa đất nhỏ hẹp doNhà nước
quản lý; công bố công khai
các khu vực được thực hiện
dự án nhà ở dưới hình thức
phân lô - bán nền; quy định
điều kiện tách thửa và diện
tích tối thiểu được tách thửa.
Vần đề thứ ba là sớm cấp
sổ hồng dự án nhà ở cho hơn
DN, khi tắc ở một thủ tục
pháp lý nào đó có thể dẫn
đến trì hoãn kế hoạch kinh
doanh, ảnh hưởng đến dòng
tiền của DN. Ảnh hưởng nhẹ
thì khiến DN mất nhiều chi
phí hơn, giảm lợi nhuận, nặng
hơn thì DN sẽ âm dòng tiền
và tệ hại nhất là đưa DN đến
bờ vực phá sản.
Ví dụ, việc phê duyệt cấp sổ
hồng chậm trễ, DN không thể
thu nốt 5% còn lại của giá trị
hợp đồng mua bán, việc này
kéo dài thì DN sẽ mất nhiều
chi phí cơ hội bởi 5% trênmột
dự án vài ngàn căn là một số
tiền rất lớn. Ngoài ra, khách
hàng cũng mất kiên nhẫn gây
ảnh hưởng đến uy tín của chủ
đầu tư, từ đó khiến các dự án
sau của họ khó bán hơn, thiệt
hại nối tiếp thiệt hại.
“Đểgiải quyết, chúng taphải
minh bạch quy hoạch, minh
bạch quy trình phê duyệt dự
án, xác định rõ trách nhiệm
DN và trách nhiệm của mỗi
cơ quan nhà nước, từ đó làm
rõ và xử lý triệt để nếu có vấn
đề trong từng bước của quy
trình” - ông Việt phân tích.
Chia sẻvềvấnđềnày, luật sư
TrầnMinh Cường, Đoàn Luật
sưTP.HCM, cho biết hiện nay
nhiều vấn đề về pháp lý của
các dự án BSĐS tại TP.HCM
có thể được tháo gỡ qua các
văn bản quy phạm pháp luật
đã có hiệu lực thi hành như
Luật Đầu tư 2020, Luật Xây
dựng (sửa đổi) 2020, Nghị
định 148.
“Vềmặt pháp lý, các vấn đề
vướng đều đã có hướng tháo
gỡ, hướng dẫn chi tiết. Tuy
nhiên, trên thực tế các dự án
BĐS mọi việc vẫn đang được
xemxét/thẩmđịnhmà chưa có
những bước giải quyết mang
tính đột phá, giúp nhà đầu tư
nhanh chóng triển khai dự
án” - ông Cường nói.
Điều này, theo luật sư
Cường, có thể do tâm lý còn
e ngại sau nhiều sai phạm và
nhiều cá nhân có liên quan bị
xử lý trách nhiệm trong thời
gian qua tại TP.HCM.
“Các cơquan có thẩmquyền
cần vào cuộc tham mưu cho
UBND TP nhanh chóng giải
quyết các thủ tục còn tồn đọng
cho nhà đầu tư. DN cũng phải
nghiên cứu các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan để
chủ động liên hệ cơ quan
chức năng gỡ những điểm
khó khăn đã có cơ chế giải
quyết” - ông Cường góp ý.•
30.402 căn nhà trong 63 dự
án của 17 doanh nghiệp (DN)
và hơn 100 dự án nhà ở đang
còn tồn ở Sở TN&MT TP.
Vấn đề thứ tư là về một số
dự án thuộc diện rà soát hoặc
bị thu hồi quyết định tiền sử
dụng đất; hoặc tạm dừng thực
hiện quyết định chuyển mục
đích sử dụng đất của dự án để
rà soát lại về pháp lý; hoặc
thu hồi, hủy bỏ quyết định
chủ trương đầu tư.
“Hiện có 158 mặt bằng và
dự án thuộc diện rà soát do
cơ sở pháp lý để đề xuất ra
quyết định chưa chính xác. Cơ
quan chức năng đã cho phép
124 dự án được vận hành trở
lại kể từ tháng 3-2019 nhưng
trên thực tế, nhiều dự án vẫn
chưa thực sự được hoạt động
bình thường” - ông Châu nói.
Vấn đề thứ năm là về đề
xuất việc thành lập “Hội đồng
tư vấn về kiến trúc” để tham
mưu, tư vấn cho chủ tịch
UBND TP về lĩnh vực kiến
trúc và kiến trúc của một số
công trình quan trọng.
Có thể thấy bức
tranh mang tên
“vướng mắc thủ
tục pháp lý” đóng
vai trò chủ đạo trên
thị trường BĐS
TP.HCM những
năm qua.
Vấn đề thứ sáu là điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựngTP.
Trong đó, HoREA cho rằng
không nên nhận định “trung
tâm tổng hợp hiện hữu (quận
1, quận 3, một phần quận 4,
quận Bình Thạnh) không còn
khả năng phát triển”.
HoREA đề nghị xác định
trục phát triển đô thị đối với
TP.HCM trên cả bốn hướng
bao gồm: Hướng đông (TP
ThủĐức); hướng namra biển;
hướng tây - bắc và hướng tây,
tây - nam.
Vướng mắc pháp lý
là rào cản lớn nhất
“Có thể thấy bức tranh
mang tên “vướng mắc thủ tục
pháp lý” đóng vai trò chủ đạo
trên thị trường BĐS TP.HCM
những năm qua. Thị trường
và DN đang mong đợi vào
sự thay đổi tươi sáng” - ông
Nguyễn HoàngViệt, Chủ tịch
HĐQTSonViet Property JSC
(SVP) - một đơn vị phát triển
và phân phối BĐS, đánh giá.
Theo ông Việt, về góc độ
KIÊNCƯỜNG
N
gay từ đầu năm, các cơ
quan quản lý đã có một
loạt động thái gỡ vướng
cho thị trường bất động sản
(BĐS) TP. Nhiều văn bản của
UBNDTP.HCMphê duyệt đề
án quản lý, sử dụng đất hiệu
quả, Sở TN&MT thông tin
về sử dụng đất làm dự án…
Tất cả đều nhằm mục đích
tháo gỡ những vướng mắc
trên thị trường.
Sáu vấn đề còn
chưa thông
“Hiệp hội đề nghị UBND
TP chỉ đạo các sở, ngành
phối hợp chặt chẽ để sớm
tháo gỡ một số vướng mắc
về quy định pháp luật đối
với thị trường BĐS” - ông Lê
Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp
hội BĐS TP.HCM, cho biết.
Theo ông Châu, có sáu vấn
đề vướng mắc về quy định
pháp luật cần giải quyết.
Thứ nhất, về quy trình thủ
tục đầu tư xây dựng dự án
nhà ở. Cơ quan chức năng
cần “thông qua” bốn bước
đầu tư xây dựng đối với dự
án nhà ở thương mại.
Cần tháo gỡ vướngmắc để thị
trường bất động sảnTP.HCM
phục hồi, phát triển theo hướng
minh bạch, công bằng và bền vững.
Bất động sản TP.HCM
cần khơi thông 6 điểm
HoREA cho biết chỉ riêng năm 2020, Sở Xây dựng đã
chuyển 61 dự án sang Sở KH&ĐT để thực hiện thủ tục“quyết
định chủ trương đầu tư dự án” nhưng không có dự án nào
được Sở KH&ĐT trìnhUBNDTP để ban hành“quyết định chủ
trương đầu tư dự án”.
Thôngpháp lý, thị trườngđịaốc thôi vất vả
Nỗi vất vả của nhiều doanh nghiệp
BĐS cũng chính là nỗi lo chung của
cơ quan chức năng TP.HCM. Rất nhiều
cuộc họp được tổ chức, hàng loạt văn
bản của các sở, ngành, UBND TP liên
tục được góp ý để nhằm tìm cách tháo gỡ tốt nhất cho những
vướng mắc pháp lý còn tồn tại.
Trong động thái mới nhất, sau nhiều văn bản, nhiều cuộc
họp góp ý từ năm 2018, đến nay UBND TP vừa ban hành Đề
án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả
trên địa bàn TP. Trong đó, nhiều giải pháp được đưa ra để tháo
gỡ một phần khó khăn trong việc giao đất, định giá đất, quản
lý tài sản công…
Ngay sau khi đề án được ban hành, thị trường BĐS TP.HCM
như được tưới một làn nước mát. Cộng thêm Luật Đầu tư 2020,
Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Nghị định 148/2020 có hiệu lực,
hy vọng “nỗi vất vả” của thị trường BĐS nói chung và của các cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp nói riêng được nhẹ đi phần nào.
Nói như ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM,
năm 2020 là một năm đầy sóng gió, gian nan và thách thức.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn
vốn có của thị trường cả nước và TP.HCM gặp phải trong năm
năm gần đây.
Vậy nên đừng để bốn chữ “vướng mắc pháp lý” làm tăng thêm
khó khăn cho thị trường. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
phải cùng ngồi lại, nhanh chóng triển khai, đẩy nhanh tháo gỡ
các nút thắt về pháp lý theo những văn bản, đề án, luật đã được
ban hành trên đây.
Theo các chuyên gia BĐS, chính những cơ sở pháp lý và quy
định pháp luật mới sẽ giúp cho cán bộ, công chức nhà nước của
các địa phương yên tâm thi hành công vụ, tăng cường tính hiệu
lực, hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật, tháo gỡ ách tắc
cho rất nhiều dự án đầu tư, dự án nhà ở thương mại đã, đang và
sẽ được triển khai.
Như chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc nghiên cứu
và phát triển (R&D) DKRA Vietnam, thì tháo gỡ và đẩy nhanh
tiến độ xử lý vấn đề về quy trình thủ tục đầu tư, phê duyệt quy
hoạch/thiết kế, vấn đề tiền sử dụng đất, giấy phép xây dựng
phải có sự hợp tác tích cực và chủ động của cả cơ quan quản lý
và doanh nghiệp.
“Trước hết, chủ đầu tư cần tuân thủ những tiêu chuẩn/tiêu chí
nhà nước quy định rõ ràng trong quá trình chuẩn bị dự án; chủ
động thúc đẩy cơ quan chức năng giải quyết các khâu thủ tục,
hồ sơ theo đúng quy định” - ông Hoàng nhấn mạnh.
Về phía cơ quan quản lý, điều quan trọng nhất là phải có hệ
thống hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ để vận dụng một
cách tối ưu, thống nhất ở mọi nơi.
Để có kết quả rõ ràng, không chỉ nỗ lực đến từ cơ quan chức
năng hay doanh nghiệp mà còn cần sự thống nhất, chia sẻ vì
mục tiêu chung của tất cả các bên, các bộ phận liên quan. Cơ
quan quản lý và doanh nghiệp cần lắng nghe nhau và hợp tác
để cùng tạo nên một thị trường lành mạnh, nhất quán, bền
vững, các bên cùng có lợi.
PHAN CƯỜNG
Thị trường bất động sản có sáu vướngmắc cần nhanh chóng tháo gỡ. Ảnhminh họa: QUANGHUY
(Tiếp theo trang1)
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook