037-2021 - page 8

8
Làm cống ngầm,
cao tốc dưới sông
Tô Lịch có khả thi?
Chuyên gia cho rằng đề xuất làmhệ thống cống kết hợp cao tốc ngầm
dọc sông Tô Lịch sẽ khó thực hiện.
TRỌNGPHÚ
C
ông ty cổ phần Tập đoàn
Môi trường Nhật Việt
(JVE) vừa có thêm đề
xuất lập quy hoạch hệ thống
cống, cao tốc ngầm dọc sông
Tô Lịch (TP Hà Nội) để
chống ngập.
Thêm đề xuất mới tại
sông Tô Lịch
Theo đề xuất của JVE:
Dọc sông Tô Lịch sẽ được
bố trí hệ thống cống và cao
tốc ngầm. Trong đó, cao tốc
ngầm thiết kế hai tầng, tầng
trên bố trí chiều xe chạy theo
hướng đường vành đai 3 - Võ
Chí Công - sân bay Nội Bài.
Tầng dưới bố trí chiều xe
chạy theo hướng đường Võ
Chí Công - đường vành đai
3 - Linh Đàm.
Mỗi tầng được thiết kế với
ba làn xe, trong đó hai làn di
chuyển chính với tốc độ tối
đa cho phép là 80 km/giờ và
60 km/giờ và một làn dừng xe
khẩn cấp. Dọc cao tốc ngầm
được bố trí hệ thống thông
gió, chiếu sáng, thoát hiểm,
PCCC…
Còn hệ thống cống ngầm
được đặt dưới đường cao tốc
với các giếng thu, hầm ngầm
thoát nước. Cả cao tốc và cống
ngầm được bố trí trong một
đường hầm với bán kính 16,8
m, dài khoảng 11,65 km dọc
sông Tô Lịch với độ sâu 30
m. Giải pháp thi công là đào
hầm dọc sông Tô Lịch bằng
máy khoan TBM công nghệ
Nhật Bản.
Đại diện JVE cho biết nếu đề
xuất được chấp thuận thì đơn vị
này sẽ xúc tiến các thủ tục liên
quan để triển khai. Đơn vị sẽ
tài trợ miễn phí lập quy hoạch,
đồng thời sử dụng nguồn vốn
viện trợ từ phía Nhật Bản để
thực hiện dự án…
Theo JVE, dự án hoàn thành
sẽ giải quyết được vấn đề
ngập úng, kẹt xe ở nội đô TP.
Ngoài ra, dự án còn đảm bảo
cho những công trình hạ tầng
ngầm trong tương lai của TP
như các tuyến tàu điện ngầm
không bị ngập úng.
Trước đó, JVE cũng từng
gây xôn xao dư luận khi đề
xuất “Giải pháp tổng thể”
cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch
bằng đề án “Công viên Lịch
sử - Văn hóa - Tâm linh Tô
Lịch”. Đề xuất này đã được
UBND TP Hà Nội chỉ đạo
Sở Xây dựng tiếp thu, nghiên
cứu nhưng đến nay chưa có
hồi âm.
Nhiều vấn đề cần
lưu tâm
Sở Xây dựng TP Hà Nội
cho biết: Đối với vấn đề xử lý
nước thải, chống ngập, xử lý ô
nhiễm sông Tô Lịch, hiện TP
đang gấp rút hoàn thành dự án
Nhà máy xử lý nước thải Yên
Xá và hệ thống cống thu gom
nước thải dọc sông Tô Lịch,
sông Lừ và một phần sông
Nhuệ (tại Hà Đông).
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, PGS-TS Hà Đình
Đức, chuyên gia nghiên cứu
về đa dạng sinh học - môi
trường, cho biết bản thân
ông đã được tham vấn, trực
tiếp đến công trường thi công
Nhà máy xử lý nước thải Yên
Xá và hệ thống cống thu gom
nước thải sông Tô Lịch, sông
Lừ và một phần sông Nhuệ do
Hà Nội đang triển khai.
“Công trường này rất lớn.
Hà Nội đang tiến hành làm
và dự án đang dần trở thành
hiện thực. Khi dự án hoàn
thành, chắc chắn sẽ xử lý dứt
điểm vấn đề ô nhiễm sông Tô
Lịch cũng như sông Lừ và một
phần sông Nhuệ kéo dài nhiều
năm nay” - PGS-TS Hà Đình
Đức nói.
Còn về đề xuất làm cao tốc,
cống ngầm dọc sông Tô Lịch
của JVE, ông Đức cho biết vấn
đề này rất phức tạp, nhiều vấn
đề cần lưu tâm. Bởi quá trình
làm dự án này sẽ liên quan đến
hàng loạt yếu tố như địa chất,
giải pháp kỹ thuật, phương án
thi công, nguồn vốn… Bên
cạnh đó là yếu tố văn hóa, tâm
linh, lịch sử của dòng sông đã
nhiều lần được các nhà khoa
học góp ý.
“Do đó, phương án đào hầm
làmhệ thống cao tốc, cốngngầm
sôngTô Lịch cần phải xem tính
khả thi của nó” - PGS-TS Hà
Đình Đức nói.•
Mô hình, toàn cảnh hệ thống cống, cao tốc ngầmdọc sông Tô Lịch. (Ảnh do JVE cung cấp)
16.000 tỉ làm nhà máy xử lý nước thải
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công xuất 270.000
m
3
/ngày đêmvà hệ thống thu gomnước thải dọc sôngTô Lịch,
sông Lừ và một phần sông Nhuệ (tại Hà Đông) có tổng chiều
dài 52 km.
Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới hơn 16.000 tỉ đồng,
nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Cho đến nay, hệ thống cống
bao, gomnước thải quanh sôngTô Lịch dài khoảng 11 kmđang
được gấp rút hoàn thiện.
PGS-TS Hà Đình
Đức cho rằng phương
án đào hầm làm hệ
thống cao tốc, cống
ngầm sông Tô Lịch
cần phải xem tính
khả thi bởi có nhiều
vấn đề cần lưu tâm.
Dự án cao tốc Bắc - Nam: Phải đặt
vấn đề chất lượng lên đầu
Ngày 22-2, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
trực tiếp kiểm tra hiện trường hai dự án thành phần
Cao Bồ - Mai Sơn (Nam Định, Ninh Bình), Mai Sơn
- quốc lộ 45 (Ninh Bình, Thanh Hóa), thuộc tuyến
đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Thể một lần nữa khẳng
định đây là dự án trọng điểm quốc gia, một công trình
mẫu, không được phép sai sót trong quá trình thực
hiện. “Phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu” - ông
Thể nhấn mạnh.
Về việc xử lý nền đất yếu, ông Thể yêu cầu ban
quản lý dự án cần làm việc chặt chẽ với tư vấn thiết
kế, tư vấn giám sát và báo cáo kịp thời cho Thứ
trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ các giải pháp để xử lý
nhằm đảm bảo đúng tiến độ.
“Ưu tiên số một là nền móng vững chắc, nếu không
vững chắc sẽ gây lún sụt, liên quan đến vấn đề chất
lượng” - ông Thể lưu ý.
Ban quản lý dự án Thăng Long được giao bám
sát dự án, kịp thời báo cáo lãnh đạo bộ, lãnh đạo địa
phương những vướng mắc trong quá trình triển khai
thi công để có sự chỉ đạo thống nhất. Không vì chạy
theo tiến độ thi công mà coi nhẹ, làm giảm chất lượng
công trình.
“Ngoài ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải
giám sát chặt chẽ việc hoàn trả đường công vụ cho địa
phương sau khi dự án hoàn thành. Cạnh đó, quan tâm
đến các tuyến đường gom, đường dân sinh để đảm
bảo không ảnh hưởng cuộc sống của người dân hai
bên dự án đi qua...” - bộ trưởng nói.
Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Thể đề nghị
các địa phương tập trung cao độ, bàn giao mặt bằng
trong tháng 3 để nhà thầu thi công. Với mục tiêu đưa
dự án Cao Bồ - Mai Sơn hoàn thành trong năm 2021
và dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 hoàn thành trong năm
2022, như nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, hôm nay
(23-2), HĐND tỉnh sẽ họp và đưa ra cơ chế để giải
quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng trong
tháng 3.
VIẾT LONG
Metro số 5 giai đoạn 2 sẽ được
đầu tư theo hình thức PPP
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim Bank)
vừa có thư chính thức gửi chủ tịch UBND TP.HCM và
MAUR đề nghị cho phép tiếp cận nghiên cứu đầu tư dự
án tuyến metro số 5 - giai đoạn 2 (ngã tư Bảy Hiền - Bến
xe Cần Giuộc mới) theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo nội dung thư của ông Soun Young Chung,
Tổng giám đốc bộ phận hợp tác kinh doanh toàn cầu
Ngân hàng Kexim Bank, thì ngân hàng sẽ sớm cấp
vốn cho việc cập nhật nghiên cứu tiền khả thi, chuyển
đổi từ hình thức đầu tư ODA sang mô hình đối tác
công - tư (PPP).
Việc nghiên cứu được triển khai cụ thể trên ba khía
cạnh: kỹ thuật, tài chính và pháp lý để đảm bảo tính
khả thi của dự án.
Dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 2 trước đây
cũng đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc
(KOICA) tài trợ nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên,
do nhiều lý do khách quan nên hình thức đầu tư vay
vốn ODA không thể thực hiện được và đang được
thay thế lựa chọn bằng hình thức đầu tư đối tác công -
tư (PPP).
THÁI NGUYÊN
Bộ GTVT quyết định đóng cửa
sân bay Vân Đồn đến ngày 3-3
Bộ GTVT vừa quyết định gia hạn thời gian đóng
cửa sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) từ 12 giờ ngày
21-2 đến 6 giờ ngày 3-3 để phòng dịch COVID-19.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản tiếp
tục thực hiện cách ly tại nơi cư trú 14 ngày đối với
cán bộ, nhân viên của sân bay Vân Đồn, thời gian từ
ngày 17-2. Theo đó, cán bộ, nhân viên của sân bay
Vân Đồn đang tự cách ly và sẽ hoàn thành tự cách ly
tại nơi cư trú theo quy định đến hết ngày 2-3.
Đây là lần thứ ba Bộ GTVT đưa ra quyết định liên
quan tới việc tạm đóng cửa sân bay Vân Đồn, sau khi
phát hiện nhân viên sân bay này bị nhiễm COVID-19
từ cuối tháng 1.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứBa23-2-2021
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook