041-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-2-2021
tội hoặc bỏ lọt tội phạm và người
phạm tội. Cạnh đó, kịp thời kháng
nghị để xemxét minh oan cho người
vô tội, khắc phục bỏ lọt tội phạm.
Dưới góc độ của cơ quan thẩm
tra, Ủy ban Tư pháp đánh giá trong
nhiệm kỳ qua, VKSND các cấp tiếp
tục triển khai nhiều giải pháp nâng
cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử các vụ
án hình sự.
“Trách nhiệm công tố của kiểm
sát viên (KSV) tại các phiên tòa
được nâng lên, nhiều KSV đã chủ
động tham gia xét hỏi, tranh tụng
để làm rõ nội dung vụ án, đặc biệt
là tại nhiều phiên tòa xét xử các vụ
án lớn được cử tri ghi nhận và đánh
giá cao”- báo cáo thẩm tra nêu.
Ủy ban Tư pháp cũng ghi nhận số
bị can bị VKS truy tố được tòa án
cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội
giảm nhiều. Ngoài ra, tỉ lệ kháng
nghị phúc thẩm được tòa án chấp
nhận năm 2019, năm 2020 và tỉ lệ
kháng nghị giám đốc thẩm được tòa
án chấp nhận trong nhiệm kỳ vượt
chỉ tiêu của Quốc hội giao.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cũng
cho rằng chất lượng thực hành quyền
công tố trong một số vụ án chưa đáp
ứng yêu cầu. Điều này dẫn tới việc
còn để xảy ra 41 trường hợp bị truy
tố oan dẫn đến tòa án cấp sơ thẩm
tuyên không phạm tội. Cạnh đó, có
765 trường hợp VKS truy tố thiếu
căn cứ, sai tội danh, sai khung hình
phạt dẫn đến tòa án phải xét xử về
khoản khác hoặc tội danh khác tội
danh VKS đã truy tố; 178 trường
hợp VKS phải rút một phần hoặc
toàn bộ quyết định truy tố trước khi
mở phiên tòa.
“Chất lượng tranh tụng của một
số KSV tại phiên tòa còn chưa đáp
ứng yêu cầu, chưa chủ động tranh
luận, đối đáp, đi đến cùng các ý
kiến của người bào chữa nên chưa
thuyết phục” - Ủy ban Tư pháp
nhận định.
Ngoài ra, một số kháng nghị thiếu
căn cứ, sau đó VKSND cấp trên
phải rút kháng nghị của VKSND
cấp dưới. Số bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của TAND cấp
huyện bị VKSND cấp cao kháng
nghị giám đốc thẩm ít hơn so với
trước đây khi VKSND cấp tỉnh có
thẩm quyền này.
Một số vụ bồi thường
bị kéo dài
Cũng theo báo cáo của viện trưởng
VKSND Tối cao, trong kỳ ngành
kiểm sát thụ lý 94 trường hợp yêu
cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách
nhiệm giải quyết (đã giải quyết 79
trường hợp). Trong số này, VKS
có trách nhiệm trực tiếp giải quyết
60 trường hợp; đã thương lượng
thành và ra quyết định giải quyết
bồi thường 45 trường hợp. Có một
trường hợp hết thời hiệu yêu cầu
bồi thường, VKS đã tiến hành các
thủ tục công khai xin lỗi.
Ngành đang tiếp tục giải quyết 14
trường hợp, trong đó năm trường
hợp đang xác minh và chín trường
ĐỨCMINH
B
áo cáo công tác nhiệm kỳ
2016-2021 của viện trưởng
VKSND Tối cao cho biết
công tác thực hành quyền công
tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự có nhiều chuyển biến tích cực.
Đặc biệt, các trường hợp truy tố
oan giảm mạnh.
Báo cáo dẫn chứng số bị cáo tòa
án cấp sơ thẩm tuyên không phạm
tội được kéo giảm qua các năm:
Năm 2016 là 14 bị cáo; 2017 là 12
bị cáo; 2018 là sáu bị cáo; 2019 là
sáu bị cáo và 2020 có ba bị cáo.
765 trường hợp truy tố
thiếu căn cứ, sai tội danh
Cũng theo báo cáo, ngành kiểm
sát đã chủ động rà soát, kiểm tra
và giải quyết dứt điểm những vụ
án có dấu hiệu oan, sai, các vụ án
có đơn khiếu kiện kéo dài hoặc đơn
khiếu nại cho rằng các cơ quan tiến
hành tố tụng đã làm oan người vô
ĐặngThanhTuấn
(giữa)
trởvềtrongvòngtaybamẹsaukhiđượctòahaicấptuyênkhôngphạmtộihiếpdâmtrẻem.Ảnh:HY
Giảmđáng
kể việc
truy tố oan
Ủy ban Tư pháp đánh giá ngoài những
hạn chế thì trong nhiệmkỳ qua, VKSND
các cấp có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
hợp đang thương lượng. Ngoài ra,
VKS cũng tham gia giải quyết 34
trường hợp. Những trường hợp
này đã giải quyết nhưng đương sự
không chấp nhận nên đã khởi kiện
và tòa án thụ lý giải quyết theo thủ
tục án dân sự…
Báo cáo khẳng định công tác giải
quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại trong tố tụng hình sự tiếp tục
được VKSNDTối cao quan tâm chỉ
đạo thực hiện, bảo đảm đúng quy
định. Việc lập hồ sơ giải quyết bồi
thường bảo đảm đúng trình tự, thủ
tục; việc chi trả tiền bồi thường bảo
đảm khẩn trương.
Tuy nhiên, viện trưởng VKSND
Tối cao thừa nhận một số vụ, việc
còn bị kéo dài thời gian giải quyết.
Nguyên nhân do một số việc phức
tạp xảy ra đã lâu, việc thu thập
tài liệu, xác minh thiệt hại khó
khăn; thiếu tài liệu chứng minh
thiệt hại; việc cấp kinh phí qua
nhiều trình tự, thủ tục; giữa VKS
và đương sự không thống nhất
được mức bồi thường… Báo cáo
dẫn chứng ở TP.HCM là trường
hợp bà Trần Thị Thuận và ông
Trần Hoàng Minh.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban
Tư pháp cho rằng mặc dù có nhiều
nguyên nhân khách quan nhưng
các vụ việc chưa được giải quyết
dứt điểm và kéo dài qua nhiều năm
đã gây dư luận không tốt, nhiều
trường hợp khiếu nại, tố cáo bức
xúc, kéo dài.•
Báo cáo chánh án TAND Tối cao khẳng định trong
nhiệm kỳ 2016-2021, công tác giải quyết, xét xử các vụ
án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, từ ngày 1-10-2015 đến 30-9-2020, các tòa
án đã thụ lý 19 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm
của tòa án và giải quyết dứt điểm 15 trường hợp. Đây
là các trường hợp oan sai xảy ra trước đó.
Cạnh đó, các tòa án cũng đã thụ lý 76 vụ án dân sự
mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan nhà nước
yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trong đó, 42 vụ yêu
cầu các cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường trong
hoạt động TTHS, 15 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh
vực quản lý hành chính nhà nước; 18 vụ yêu cầu bồi
thường trong thi hành án dân sự và một vụ yêu cầu
bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính. Các tòa án đã giải quyết bằng bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật 60 vụ, còn lại 16 vụ đang
được xem xét, giải quyết.
Thẩm tra báo cáo, Ủy ban Tư pháp đánh giá trong
nhiệmkỳ, các tòa án đã đẩy nhanh tiến độ xemxét, giải
quyết các yêucầubồi thườngvà các vụándân sựyêucầu
bồi thường do người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan
nhà nước. Việc giải quyết bảo đảm khách quan, thận
trọng, công bằng, minh bạch, đặc biệt đã khẩn trương
hoàn thành việc giải quyết bồi thường đối với một số
trường hợp oan xảy ra từ lâu, được dư luận đồng tình.
19 yêu cầu bồi thường thuộc tòa án
Ủy ban Tư pháp cũng
ghi nhận số bị can bị
VKS truy tố được tòa án
cấp sơ thẩm tuyên không
phạm tội giảm nhiều.
Lãnhán tù từ chuyệnnhàhàngxómmởnhạc quá to
Nhà hàng xómmở nhạc với âm thanh lớn, không ngủ được nên bị cáo cầmkhúc tre khô sang yêu cầu chỉnh âm thanh rồi xảy ra ẩu đả.
Bị cáoĐàoMinh Chí tại tòa phúc thẩm
ngày 26-2. Ảnh: NHẪNNAM
Ngày 26-2, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã bác
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đào Minh
Chí (45 tuổi), tuyên y án sơ thẩm, phạt bị cáo này ba năm
sáu tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Trước đó, bị cáo kháng cáo với lý do đã bồi thường thiệt
hại cho bị hại, hoàn cảnh gia đình khó khăn và bị hại đã
có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
HĐXX nhận định các tình tiết mà bị cáo nêu ở trên đã
được cấp sơ thẩm xem xét là các tình tiết giảm nhẹ để xử
phạt bị cáo mức án dưới khung hình phạt bị truy tố. Do
đó, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 19 giờ 30 ngày 3-8-2020,
anh Lê Văn Kiệt mở nhạc nghe nhưng âm thanh lớn làm
bị cáo Chí ở nhà cạnh bên không ngủ được. Chí tức giận,
trên tay cầm một đoạn tre khô đi sang nhà anh Kiệt yêu
cầu điều chỉnh âm thanh nhỏ lại nhưng Kiệt không đồng
ý. Hai bên xảy ra cự cãi.
Chí dùng đoạn tre khô mang theo
đánh ngang mặt anh Kiệt một cái
trúng vào mắt trái gây thương tích.
Người nhà Chí can ngăn và đưa Chí
về nhà. Anh Kiệt được người gần đó
băng vết thương.
Hôm sau, anh Kiệt đến bệnh viện
khám, điều trị và được cho chuyển
viện. Trên đường đi, anh Kiệt đến
công an phường trình báo sự việc.
Theo kết luận giám định, anh Kiệt bị
rách mi trên và mi dưới để lại sẹo, chấn
thương gây lệch thủy tinh thể, hiện thị
lực mắt trái đếm ngón tay 1 m. Tỉ lệ thương tích là 38%.
Kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự,
Viện Khoa học hình sự, đoạn gỗ tre
hình trụ dài 1,94 m nếu tác động lên
cơ thể người gây thương tích là hung
khí nguy hiểm.
Xử sơ thẩm vào tháng 12-2020,
TAND quận Ô Môn xử phạt Chí
ba năm sáu tháng tù về tội cố ý gây
thương tích. Sau đó, bị cáo kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt và tòa phúc
thẩm đã tuyên như trên.
NHẪN NAM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook