041-2021 - page 9

9
Ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Phước, vừa ký văn bản kiến nghị Bộ GTVT bổ sung Cảng
hàng không Bình Phước vào quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn 2050.
Theo văn bản kiến nghị, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có
bốn sân bay quân sự khoảng 400 ha. Trong thời gian tới,
Bình Phước sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp
của cả nước với các khu, cụm công nghiệp lớn. Cạnh đó,
Bình Phước có trên 260 km đường biên giới với Vương
quốc Campuchia. Do vậy, việc quy hoạch và hướng tới xây
dựng một sân bay lưỡng dụng trên địa bàn trong thời gian
tới có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trường hợp không được bổ sung sân bay Bình Phước vào
quy hoạch, UBND tỉnh này kiến nghị xem xét bổ sung sân
bay Téc Níc (huyện Hớn Quản) đang được quân đội quản lý
vào quy hoạch cảng hàng không.
Trước Bình Phước, một số địa phương cũng đề nghị
được bổ sung thêm sân bay tại địa phương mình vào quy
hoạch như Bắc Giang, Hà Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Ninh
Thuận, Bạc Liêu, Cao Bằng, Hà Nội (sân bay thứ hai)…
Tuy nhiên, theo dự thảo quy hoạch mới tới năm 2030, tầm
nhìn 2050, Cục Hàng không đề xuất tới năm 2030 chỉ phát
triển 26 sân bay. Trong đó, tạm thời lùi thực hiện sân bay
Nà Sản (Sơn La) và Lai Châu cho giai đoạn sau năm 2030.
Định hướng đến năm 2050 sẽ phát triển lên 30 sân bay. Khi
đó mới triển khai đầu tư sân bay Nà Sản, Lai Châu, bổ sung
thêm sân bay Cao Bằng và sân bay thứ hai cho vùng thủ đô (có
thể thêm sân bay Tiên Lãng để thay thế sân bay Cát Bi, Hải
Phòng). Đặc biệt, theo Cục Hàng không, với sân bay số hai
cho vùng thủ đô Hà Nội, chỉ được nghiên cứu vị trí sau năm
2040, thay vì nêu rõ là khu vực huyện Ứng Hòa (Hà Nội),
như đề xuất của Sở QH-KT Hà Nội.
Ngoài ra, Cục Hàng không cũng đã phân tích và đưa ra các
phương án đầu tư sân bay ở các khu vực như một số tỉnh đề
xuất. Tuy nhiên, căn cứ vào vị trí địa lý, lượng khách trong
tương lai, đơn vị tư vấn đã lựa chọn đưa ra các đề xuất như
trên. Như vậy, việc một số địa phương đưa ra đề xuất sẽ khó
được chấp thuận. Tuy nhiên, hiện dự thảo trên đang được Bộ
GTVT lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương.
Trong một diễn biến khác, ngày 26-2, bà Phan Thị Kim
Oanh, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản, cho biết sau khi có
thông tin lãnh đạo tỉnh Bình Phước đi khảo sát khu vực sân
bay Téc Níc, rất đông người môi giới bất động sản từ các tỉnh
đã đổ về khu vực xã An Khương, Tân Lợi để môi giới mua bán
đất, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế.
Theo bà Oanh, việc này có nguy cơ mất an ninh trật tự, lây
nhiễm dịch COVID-19. Mặt khác, lợi dụng cơ hội một số
người lôi kéo, xúi giục người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số bán đất dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp,
tiềm ẩn nguy cơ đói, nghèo. Bà Oanh cũng chỉ đạo lãnh đạo
các xã, các ngành tăng cường quản lý, kiên quyết xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng...
Theo một nhà đầu tư bất động sản, sau vài ngày giá đất
từ 200 triệu đồng/m
2
ngang đã được đẩy lên 500-600 triệu
đồng/m
2
.
V.LONG - L.ÁNH
Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ
trả nợ TSDĐ của Cục Thuế TP Hà Nội
đề nghị các hộ gia đình, cá nhân lưu ý
rà soát, xem kỹ trên giấy chứng nhận
của gia đình có còn được ghi nợ TSDĐ
không. Trường hợp có ghi nợmà chưa
thanh toán thì đề nghị các hộ gia đình,
cá nhân liên hệ với VPĐKĐĐ chi nhánh
các quận, huyện, thị xã để được hướng
dẫn trướcngày28-2-2021.Tránh trường
hợp thanh toán trả nợ sau ngày 28-2-
2021 sẽ bị tính TSDĐ theo giá đất tại
thời điểm trả nợ (giá đất của năm2021
trở đi cơ bản cao hơn giá đất tại thời
điểm cấp giấy chứng nhận).
Tiêu điểm
T.PHÚ-B.TOÀN-H.DƯƠNG
N
ghị định 79/2019 cho phép
người dân được ghi nợ tiền sử
dụng đất (TSDĐ) trước ngày
1-3-2016 thanh toán khoản nợ theo
chính sách và giá đất tại thời điểm
được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất với hạn chót đến ngày
28-2-2021. Sau ngày này, các trường
hợp còn nợ sẽ phải thanh toán theo
bảng giá đất tại thời điểm trả nợ.
Có nghĩa là nếu trễ hạn, người dân
sẽ phải đóng một khoản tiền lớn
hơn rất nhiều. Chính vì vậy, trong
những ngày này, người dân nhiều
nơi đang cố gắng xoay xở để hoàn
thành nghĩa vụ tài chính của mình.
Hà Nội làm việc
hết công suất
Một tuần nay, nhiều chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ)
tại các quận, huyện trên địa bàn TP
Hà Nội phải hoạt động hết công
suất. Ghi nhận cuối giờ chiều 26-2,
tại chi nhánh VPĐKĐĐ số 10 Đặng
Dung, nơi nhận hồ sơ của ba quận
(Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa) vẫn
còn nườm nượp người ra vào. Toàn
bộ hơn 40 nhân viên của chi nhánh
phải làm việc tăng ca, thuê thêm bàn
ghế, làm cả cuối tuần để kịp chốt hồ
sơ cho bà con.
“Hôm nay chúng tôi nhận gần 60
hồ sơ, ít hơn so với các ngày trước
khoảng 100-200 hồ sơ/ngày” - một
nhân viên tại đây cho biết.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù
người dân đến nộp hồ sơ đông nhưng
khá trật tự. Mỗi người dân vào lấy số
sẽ được cán bộ của chi nhánh hướng
dẫn chi tiết, làm thủ tục nhanh chóng.
Tương tự, tại VPĐKĐĐChi nhánh
Hai BàTrưng cũng rất đông người dân
đến nộp TSDĐ theo Nghị định 79.
Ông LVL trú phường Thanh Lương
(quận Hai Bà Trưng) cho biết ông
nhận hồ sơ đất đai hoàn thiện từ năm
2008 nhưng chưa có tiền đóng nên
ông phải nợ lại. Sau tết, ông nhận
được thông báo của phường về việc
trả TSDĐ còn nợ, nếu không sẽ bị
tính theo giá mới. “Số tiền tôi đóng
lần này khoảng 600 triệu đồng. Mấy
hôm nay phải chạy đi vay mượn mới
đủ” - ông L. nói.
Nhiều người dân cũng gặp khó
khăn như ông L. Không ít người phải
thế chấp vay ngân hàng để có tiền
trả nợ. Không ít người dân cầm tập
hồ sơ kẹp theo tờ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trị giá bạc tỉ mà
gương mặt vẫn đầy lo âu.
Trước tình trạng nhiều người dân
dồn dập nộp hồ sơ, nhiều chi nhánh
Người dân cả nước
gấp rút trả nợ tiền sử
dụng đất đúng hạn
Trong những ngày cuối cùng để được trả nợ tiền sử dụng đất theo
giá cũ, cả người dân và cơ quannhà nước đều phải căngmình.
VPĐKĐĐ tại Hà Nội đã thông báo
sẽ làm việc cả thứ Bảy, Chủ nhật
để tiếp nhận, giải quyết cho bà con.
Đà Nẵng, Cần Thơ
thong thả
Trong khi đó, ghi nhận tại TP Đà
Nẵng cho thấy một bầu không khí dễ
thở hơn. Dù chỉ còn hai ngày nữa là
đến hạn chót, Chi cục Thuế tại các
khu vực quận Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn vẫn có rất ít người dân đến nộp
hồ trả nợ. Đa số họ đến làm các thủ
tục thuế khác liên quan đến doanh
nghiệp, đất đai...
Bà Lê Thị Kim Liên, Phó Chi cục
trưởng Chi cục Thuế khu vực Sơn
Trà - Ngũ Hành Sơn, cho biết công
tác giải đáp vướngmắc cho người dân
đã được TP chỉ đạo làm rất quyết liệt
suốt hơn một năm qua. Nhờ vậy, thời
điểm hiện tại không có cảnh quá tải.
“Hiện nay, toàn địa bàn quận
Sơn Trà tất cả trường hợp đều đã
được thông báo về thuế. Người dân
chỉ còn phương án xoay tiền để đi
nộp chứ không thể kéo dài để tránh
bị thiệt hại” - bà Liên nói. Những
trường hợp chưa nộp tiền phần lớn
có những vướng mắc về đất đai vô
cùng phức tạp, chủ yếu là từ phía gia
đình người dân. Đến hết ngày 26-2,
quận Sơn Trà chỉ còn 38 trường hợp,
quận Ngũ Hành Sơn còn 32 trường
hợp chưa trả nợ TSDĐ.
Tương tự, đại diện Chi cục Thuế
khu vực Thanh Khê - Liên Chiểu
cho biết công tác tuyên truyền, đốc
thúc người dân đến hạn trả nợ đã
làm từ đầu nên trong một tuần qua
chỉ có một vài trường hợp đến nộp
hồ sơ. “Mỗi ngày chỉ có 2-3 trường
hợp đến trả nợ. Càng đến cuối thời
hạn thì số lượng người đến càng ít
dần. Hiện tại, ở quận Thanh Khê hồ
sơ đang được xử lý, không còn tình
trạng tồn đọng” - vị này thông tin.
Tuy nhiên, các đơn vị cho biết vẫn
sẽ làm cả thứ Bảy, Chủ nhật tuần
này để giải quyết cho tất cả người
dân cần trả nợ.
Trước đó, HĐND TP Đà Nẵng đã
ban hành nghị quyết ủy thác 200 tỉ
đồng qua Ngân hàng Chính sách xã
hội TP để cho các hộ dân vay trả nợ
đúng thời hạn. Tính đến ngày 18-2-
2021, đã có 2.250 hồ sơ trong tổng
số 3.573 hồ sơ trên toàn TP đã trả nợ
TSDĐ theo nghị định trên.
Tương tự, tại TPCần Thơ, ông Cáp
Quý Phúc, Cục trưởng Cục Thuế TP
Cần Thơ, cũng cho biết những ngày
này không có hiện tượng người dân
ồ ạt đến đóng TSDĐ như một số địa
phương khác.
“Từ khi Nghị định 79 có hiệu lực,
ngành thuế thành phố đã triển khai
thực hiện, đôn đốc người dân việc
thanh toán nợ TSDĐ từ rất sớm. Đa
số người dân thực hiện theo đúng
quy định. Chỉ có Chi cục Thuế ở
quận Cái Răng và Bình Thủy thì số
lượng người dân đến trả nợ nhiều
hơn bình thường song cũng không
quá tải. Chúng tôi cũng sẽ làm việc
luôn cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật
để tiếp nhận hồ sơ cho bà con” - ông
Phúc thông tin.•
Không cho gia hạn thời gian trả nợ
Trước đó, cử tri TP Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị xin gia hạn, kéo
dài thêm khoảng một năm để người dân có điều kiện trả nợ TSDĐ theo
Nghị định 79. Lý do là năm 2020, TP và khu vực miền Trung xảy ra đại dịch
COVID-19, thiên tai liên tục làm đời sống người dân hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, ngày 18-2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn
bản trả lời kiến nghị của cử tri TP Đà Nẵng. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị
TP cần phải khẩn trương thực hiện chính sách thu TSDĐ đối với các đối
tượng còn ghi nợ theo đúng quy định tại Nghị định 79.
Không ít người dân cầm
tập hồ sơ kẹp theo tờ giấy
chứng nhận quyền sử
dụng đất trị giá bạc tỉ mà
gương mặt vẫn đầy lo âu.
Bình Phước đề xuất làm sân bay dân sự
Người dân đến làmthủ tục
trả nợ TSDĐ tại VPĐKĐĐChi
nhánh quậnHai Bà Trưng
(HàNội). Ảnh: TRỌNGPHÚ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook