043-2021 - page 14

14
Các trường hợp sân bay được
tạm đóng cửa
Từ ngày 10-3, toàn bộ hoặc một phần kết cấu
hạ tầng cảng hàng không, sân bay bị đóng tạm
thời trongmột số trường hợp.
Từ ngày 10-3, Nghị định 05/2021 về quản lý,
khai thác cảng hàng không (CHK), sân bay bắt đầu có
hiệu lực.
Điểm đáng chú ý tại Nghị định 05 là quy định toàn
bộ hoặc một phần kết cấu hạ tầng CHK, sân bay bị
đóng tạm thời trong các trường hợp sau:
- Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố,
tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác
uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
- Việc cải tạo, mở rộng, sửa chữa cần ngừng hoạt
động của CHK, sân bay.
- Giấy chứng nhận khai thác CHK, sân bay bị
thu hồi.
Mặt khác, Điều 45 Nghị định 05 có nêu trong thời
gian không quá 24 giờ, người khai thác CHK, sân bay
phải báo cáo cho cảng vụ hàng không về việc đóng
tạm thời CHK, sân bay trong trường hợp thiên tai,
dịch bệnh và các tình huống bất thường khác uy hiếp
đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Giám đốc cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem
xét, ra quyết định đóng tạm thời CHK, sân bay trong
thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam.
Trong thời gian 24 giờ khi nhận được tờ trình của
Cục Hàng không Việt Nam, bộ trưởng Bộ GTVT
quyết định việc đóng tạm thời CHK, sân bay. Trường
hợp không chấp thuận, Bộ GTVT có văn bản trả lời
người đề nghị, nêu rõ lý do. Cơ quan quyết định đóng
tạm thời CHK, sân bay quyết định cho phép CHK,
sân bay hoạt động trở lại sau khi các lý do đóng tạm
thời bị loại bỏ.
TRÚC PHƯƠNG
Bạn đọc -
ThứBa2-3-2021
NGUYỄNHIỀN
T
ừ ý kiến chia sẻ của Chủ
tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong về
chuyện “Người dân đi làmmột
ngày lao động miệt mài, tối
còn bị tra tấn bởi karaoke tự
phát là không thể chấp nhận
được…”, rất nhiều người dân
đồng cảm với ý kiến của chủ
tịch UBND TP.
Một số người dân thắc
mắc về cách xử lý của các
phường, quận về vấn đề này
như thế nào.
Gò Vấp: Khó xử lý
tiếng ồn ban ngày
Theo Nghị định 167/2013,
hành vi gây tiếng động lớn,
làm ồn ào tại khu dân cư, nơi
công cộng trong khoảng thời
gian từ 22 giờ hôm trước đến
6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đến 300.000 đồng.
Một văn bản khác cũng điều
chỉnh về tiếng ồn là Nghị
định 155/2016 cũng nêu rõ
phạt từ 1 triệu đến 160 triệu
đồng cho hành vi gây tiếng
ồn vượt quy chuẩn bất kể giờ
giấc nào.
Trao đổi với chúng tôi liên
quan đến vấn đề xử lý tiếng
ồn từ loa karaoke, ông Đỗ
Anh Khang, Phó Chủ tịch
UBNDquậnGòVấp, cho biết:
“Hiện nay đã có quy định về
chế tài đối với những trường
hợp gây ồn nằmngoài khoảng
thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ
sáng hôm sau thì cần phải có
thiết bị đo. Tuy nhiên, khi lực
lượng xuống đo thì người vi
phạm mở nhỏ hoặc tắt luôn
thì cũng rất khó xử lý.
Ở một số nơi tập trung
đông nhà trọ, thỉnh thoảng
cuối tuần thì người dân tự
kéo loa lên hát, ảnh hưởng
đến người xung quanh. Việc
này thì phường và khu phố
giám sát, nhắc nhở là chính.
Riêng đối với những chủ cơ
sở cho thuê địa điểm kinh
doanh thì cũng nên làm việc
với chủ nhà để hạn chế tình
trạng ồn ào”.
Theo ông Khang, việc xử
lý tình trạng hát karaoke gây
ồn ào chủ yếu là trách nhiệm
của phường. Đối với những
trường hợp karaoke gây ồn
nhỏ lẻ thì phường, khu phố đi
nhắc nhở là chính. Riêng với
những trường hợp như quán
kinh doanh gây ồn ở đường
PhạmVăn Đồng, khi phường
có báo cáo thì liên ngành của
quận sẽ tổ chức kiểm tra và
kết hợp xử lý.
Bình Chánh:
Nhắc nhở là chính
Ông Lôi Đại Phong, Chủ
tịch UBND xã Vĩnh Lộc B,
huyện Bình Chánh, cũng cho
biết: “Trên thực tế, địa bàn xã
đôi lúc có xảy ra tình trạng
các gia đình sử dụng loa hát
karaoke, ảnh hưởng đến lối
xóm nhưng để phạt về tiếng
ồn thì rất khó. Thông thường
buổi tối từ 22 giờ đêm trở đi
mà hát hò ồn ào ảnh hưởng
đến người xung quanh thì đã
có quy định xử phạt theoNghị
định 167/2013. Riêng đối với
những trường hợp hát hò ồn
ào ở các khung giờ khác trong
ngày thì xã chỉ xuống nhắc
nhở là chính. Ngoài ra, đối
với trường hợp hát hò gây rối
trật tự thì công an xã xuống
xử lý trong lĩnh vực an ninh
trật tự, an toàn xã hội”.
Liên quan đến vấn đề về
xử phạt tiếng ồn karaoke từ
những loa kéo, một lãnh đạo
PhòngTN&MTquậnBìnhTân
cho hay: Đối với quy trình xử
lý và xử phạt ô nhiễm tiếng
ồn thì thông thường các địa
phương chỉ xử lý các cơ sở
sản xuất gây ồn. Riêng tiếng
ồn từ những loa hát karaoke
thì rất khó, bởi muốn xử phạt
tiếng ồn thì phải đo độ ồn và
nếu vượt mức cho phép thì
mới phạt.
“Khi nhận được thông tin cơ
sở sản xuất gây ồn thì phòng
sẽ cử người xuống kiểm tra.
Nếu xác định việc gây ồn đến
mức phải xử phạt hành chính
thì phòng sẽ mời một đơn vị
độc lập tổ chức đo tiếng ồn.
Kết quả nếu vượt chuẩn cho
phép thì sẽ lập biên bản để
xử phạt vi phạm hành chính.
“Trên thực tế, hành vi hát
karaoke rất khó xử phạt theo
Nghị định 155/2016 vì nó chỉ
diễn ra tức thời, không liên tục.
Nếu theo Nghị định 155/2016
thì chính quyền phải mời đơn
vị có chức năng đến đo nhưng
đơn vị này cũng phải có thời
gianchuẩnbị, không thểxuống
ngay được. Lúc lực lượng đến
nơi, có thể hành vi gây ồn đã
không còn nữa” - một lãnh
đạo Phòng TN&MT quận
Bình Tân cho hay.•
Sau khi báo chí nói chung và báo
Pháp Luật TP.HCM
nói
riêng phản ánh về tình trạng karaoke tự phát lớn tiếng, nhiều
bạn đọc bức xúc trước tình trạng bị hàng xóm gây phiền
vì hát karaoke gây ồn. Ngoài ra, dù hiện nay luật chưa quy
định nhưng một số bạn đọc cũng nêu ý kiến mong các cơ
quan nghiên cứu giải pháp tịch thu phương tiện gây ồn ào
của người vi phạm.
-
“Những trường hợp gây ồn ào sau 22 giờ thì phải nângmức
phạt lên5-10 triệuđồng thìmớimong rănđeđượcngười vi phạm
chứphạt nhưhiệnnay 100.000-300.000 đồng thì chẳngăn thua.
Địa phương nên xử lý mạnh tay mới mong trị được nạn gây ồn
từ loa karaoke tự phát”
- bạn đọc
Hải Hà
-
“Trước đây dãy nhà trọ của tôi cũng xảy ra tình trạng những
người thuê trọ tổ chức tiệc tùng rồi kéo loa về hát ầm ĩ cả khu trọ.
Lúc đó, tôi có cho họ hát 1, 2 tiếng để họ giải quyết. Tuy nhiên,
việc hát này ảnh hưởng nhiều đến những người thuê phòng
khác. Về sau, để tránh việc nhắc nhở nhiều lần mất lòng người
thuê phòngnênngay từ khi kháchđếnhỏi thuê, tôi đãđưa ranội
quy là không được tổ chức hát hò trong khu vực nhà trọ”
- bạn
đọc
Nguyễn Thị Dung
(chủ nhà trọ ở khu vực phường Hiệp
Bình Chánh, TP Thủ Đức)
-
“Những gia đình hát karaoke phải thực hiện cách âm, chống
ồn, âm thanh vừa phải để đảm bảo sự nghỉ ngơi của bà con và
các cháu học hành. Ai vi phạm thì hàng xóm báo cho phường
xuống phạt nặng, tái phạm thì tăng mức phạt và tịch thu thiết
bị gây ồn. Việc xử lý phải duy trì thường xuyên và kiên quyết
mới mong vấn nạn sướng ta khổ người được dẹp bỏ”
- bạn đọc
Nguyễn Văn Hậu
Karaoke tra tấn:
Phường, quận nói gì?
Tiếng ồn từ karaoke tự phát là nỗi ámảnh với nhiều người dân đô thị. Ảnh: NGUYỆTNHI
Sân bay có thể bị đóng tạmthời trongmột số trường hợp.
Ảnh: NGUYỄNHIỀN
“Thỉnh thoảng
cuối tuần thì người
dân tự kéo loa lên
hát ảnh hưởng đến
người xung quanh.
Việc này thì phường
và khu phố giám sát,
nhắc nhở là chính.”
Ông
Đỗ Anh Khang
, Phó
Chủ tịchUBND quận Gò Vấp
Để xử lý tiếng ồn từ loa karaoke tự phát, cấp phường giao cho khu phố,
cảnh sát khu vực theo dõi, nhắc nhở và xử lý.
Thôngbáo về việc tiếp
bạnđọc tại trụ sở báo
PhápLuật TP.HCM
Bên cạnh tiếp bạn đọc đến trụ sở, báo vẫn
tiếp nhận thông tin bạn đọc phản ánh qua
đường dây nóng, email, fanpage…
Sau thời gian nghỉ tết và làm việc online để phòng
chống dịch COVID-19, kể từ ngày 2-3, báo
Pháp
Luật TP.HCM
sẽ tiếp bạn đọc trực tiếp tại trụ sở báo
ở địa chỉ: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình,
TP.HCM.
Bên cạnh đó, báo vẫn tiếp nhận thông tin bạn đọc
phản ánh qua các phương
thức sau:
1. Gọi đến số đường dây
nóng của báo: 0982000333.
2. Gửi email đến địa chỉ:
3. Truy cập vào hộp thư
Messenger của báo
Pháp
Luật TP.HCM
qua địa chỉ:
m.me/phapluattp.vn; hoặc
quét mã QR này để được
giải đáp thắc mắc.
Bạn đọc hiến kế trị tiếng ồn karaoke
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook