043-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa2-3-2021
giám hộ ở TAND TP Hà Nội diễn
ra trong hai ngày 18 và 19-1.
Theo trình bày của anhViệt, tháng
7-2017, cha của anh qua đời. Khối
tài sản để lại của ông trị giá khoảng
500 tỉ đồng, bao gồm một nhà máy
dược (đã di chúc để lại cho nhân
viên nhà máy) và một số tài sản
khác như chung cư, biệt thự, mấy
chục tỉ đồng gửi ngân hàng và tiền
bảo hiểm. Ngoài ra, ông còn có 35
cuốn sổ tiết kiệm trị giá hơn 42 tỉ
đồng gửi tại năm ngân hàng do ông
đứng tên nhưng không được nhắc
đến trong di chúc...
Cha của anhViệt là con trai trưởng,
anh Việt là con trai duy nhất của
ông. Bà nội của anh Việt sinh năm
1927, khi đó 90 tuổi và còn lại bốn
người con.
Hai tháng sau khi cha anh Việt
mất thì bà nội anh cũng mất năng
lực hành vi dân sự. TAND quận Hai
Bà Trưng cử một người con gái của
cụ (tạm gọi là cô Ba của anh Việt)
làm người giám hộ. Sau đó, cô Tư
của anh Việt được UBND phường
cấp trích lục đăng ký giám sát người
giám hộ.
Ngày 19-3-2018, Thừa phát lại
quận Hoàn Kiếm lập vi bằng ghi
nhận thỏa thuận của các cô, chú
và anh Việt. Theo vi bằng, các bên
đã thống nhất được việc phân chia
một số di sản nằm ngoài nội dung
di chúc. Trong đó, 35 sổ tiết kiệm
thuộc về hàng thừa kế thứ nhất là
bà nội và hai chị em anh Việt. Tiền
được chia thành ba phần, bà nội anh
được 16 tỉ đồng.
Theo anh Việt, sau đó cô của anh
không trực tiếp chăm sóc bà nội,
không công khai việc quản lý và
sử dụng tiền của bà nội. “Hai cô đã
vi phạm nghĩa vụ. Tôi nhiều lần đề
nghị họp gia đình để làm rõ nhưng
không thành. Đề nghị tòa chuyển
giao quyền giám hộ cho tôi” - anh
Việt trình bày.
Bị đơn: “Chúng tôi đang
chăm sóc mẹ rất tốt”
Hai người cô của anh Việt cho
rằng “yêu cầu giám hộ của Việt chỉ
nhằm thôn tính tài sản của bà nội”.
Theo hai bà, họ đang chăm sóc rất
tốt mẹ già bởi phụng dưỡng mẹ vừa
là quyền vừa là nghĩa vụ của họ. Họ
đang quản lý tài sản của mẹ như tài
sản của chính mình, đảm bảo tài sản
không bị rủi ro từ phía khách quan
như trộmcắp, cháy nổ, tiêu hủy, mục
nát... dẫn đếnmất mát tài sản.Mọi chi
tiêu chomẹ đều vì lợi ích của mẹ. Số
tiền này dùng để chăm sóc và điều trị
bệnh, không vì mục đích khác. Các
khoản chi đều có sự đồng ý của người
giám sát giám hộ và được công khai
với tất cả người con của cụ, đến nay
chưa chi khoản nào lớn.
“Các chị em hết lòng chăm nom,
lựa chọn thực phẩm kỹ càng để làm
đồ ăn cho mẹ. Nếu tôi bận thì giao
cho những chị em khác. Tôi còn gọi
điện thoại có hình ảnh để kịp thời
hướng dẫn nhằm đảm bảo mẹ được
phục vụ tốt nhất. Khi mẹ phải vào
bệnh viện chăm sóc đặc biệt thì tôi
là người túc trực. Nhờ đómà mẹ duy
trì được sự sống đến ngày nay” - cô
của anh Việt trình bày.
Thay người giám hộ,
chấm dứt tư cách giám sát
Khi giải quyết sơ thẩm, TAND
quận Hai Bà Trưng yêu cầu cô của
anhViệt giao nộp biến động tài sản và
việc quản lý tài sản nhưng người cô
cho rằngmìnhkhông cónghĩa vụnày.
Tòa tự thu thập chứng cứ ở các
ngân hàng, kết quả là người cô sau
khi nhận 16 tỉ đồng đã không mở tài
khoản hay sổ tiết kiệmmang tên mẹ
mình.Bàmở tài khoảnmang tênmình,
sau đó rút tiền mặt hoặc chuyển vào
các tài khoản mang tên mình ở ngân
hàng khác. Các tài khoản đến nay số
dư còn 0 đồng. Tòa cho rằng việc làm
này đã vi phạm Quy chế về tiền gửi
tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước.
Xử sơ thẩmngày 9-9-2020, TAND
quận Hai Bà Trưng đã chỉ định anh
Việt thay thế cô Ba làm người giám
hộ cho bà nội. Tòa cũng chấm dứt
tư cách người giám sát giám hộ đối
với cô Tư của anh.
PHƯƠNG LOAN
N
gày 22-2-2021, Chi cục trưởng
Chi cục Thi hành án dân sự
quận Hai Bà Trưng (TP Hà
Nội) đã ban hành quyết định cho thi
hành án đối với bản án phúc thẩm
ngày 19-1-2021 của TAND TP Hà
Nội và bản án sơ thẩm ngày 9-9-
2020 củaTANDquậnHai BàTrưng.
Theo quyết định thi hành án thì
anh Nguyễn Trọng Việt (ở quận
Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ là người
giám hộ cho bà nội 94 tuổi của anh.
Hai người cô của anh phải chuyển
giao việc giám hộ, giám sát cho anh.
Nếu cô của anh không chuyển giao
tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng
của bà nội thì anh Việt có quyền đại
diện bà nội kiện đòi.
Kiện cô đòi quyền
giám hộ bà nội
Trước đó, phiên tòa phúc thẩm
giải quyết tranh chấp về thay đổi
người giám hộ, người giám sát việc
Tòa tước
quyền giám
hộ của con
với mẹ già
94 tuổi
Tòa cho rằng người con đã vi phạm
nghĩa vụ quản lý tài sản củamẹ nên chuyển
quyền giámhộ sang cho người cháu.
CôcủaanhViệtkhángcáo.VKSND
quận Hai Bà Trưng kháng nghị hủy
án vì không có căn cứ cho rằng bà
nội sức khỏe không đảm bảo, không
chứng minh được vi phạm của hai
người cô khi thực hiện nghĩa vụ
giám hộ và giám sát giám hộ.
Tòa phúc thẩm: Vi phạm
nghĩa vụ giám hộ
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19-
1, cô của anh Việt cung cấp cho tòa
bản sao giấy xác nhận số dư không
có số tài khoản là 14,7 tỉ đồng, kèm
theo là bản thuyết minh quá trình,
kết quả quản lý tài khoản. Tuy nhiên,
tòa không xem xét vì hai bà không
nộp tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Theo bị đơn, án sơ thẩmnhận định
nguyênđơn cóquyềnnhưngười giám
hộ đương nhiên là không đúng theo
khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân
và Gia đình; khoản 1, 2, 3 Điều 10
Luật Người cao tuổi. Bị đơn cũng
không vi phạm nghĩa vụ và điều
kiện quản lý đối với tài sản của mẹ
mình. Pháp luật quy định quyền
quản lý tài sản của người giám hộ
nhưng không quy định phương thức
quản lý tài sản của người giám hộ.
Tuy nhiên, theo tòa phúc thẩm,
anh Việt là cháu nội, đủ điều kiện
để làm người giám hộ theo quy định
của Điều 49 BLDS 2015. Thêmnữa,
căn cứ Luật Hôn nhân vàGia đình và
Luật Người cao tuổi thì cháu cũng
có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà...
Tòa cho rằng căn cứ khoản 1
Điều 59, điểm c khoản 1 Điều 60
BLDS 2015 thì cô của anh Việt đã
vi phạm nghĩa vụ đại diện cho bà
của anh trong các giao dịch dân sự,
vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản
và nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho cụ. Từ đó, tòa tuyên giữ
nguyên án sơ thẩm.•
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Theo Điều 58 BLDS 2015 thì người giám hộ có các quyền: Sử dụng
tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu
cầu thiết yếu của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí hợp
lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người
được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện
các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được giám hộ.
Và nghĩa vụ, Điều 57 BLDS 2015 quy định người giám hộ có nghĩa vụ
chămsóc, bảođảmviệcđiều trị bệnhchongười đượcgiámhộ; đại diệncho
người được giámhộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người
được giám hộ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giámhộ được thay đổi nếu vi phạmnghiêmtrọng nghĩa vụ giám
hộ (theo điểm c khoản 1 Điều 60 BLDS 2015).
Tòa phúc thẩm cho rằng
cô của anh Việt đã vi
phạm nghĩa vụ đại diện
cho bà của anh trong
các giao dịch dân sự, vi
phạm nghĩa vụ quản lý
tài sản và nghĩa vụ bảo
vệ quyền lợi hợp pháp
cho cụ.
Tạm đình chỉ vụ án liên quan gia đình bà Tư Hường
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định tạm đình
chỉ điều tra vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên
quan đến gia đình cố đại gia Tư Hường (Trần Thị Hường, cổ
đông sáng lập Ngân hàng TMCP Nam Á - NamABank).
Trước đó, tháng 10-2018, chồng và con gái bà Hường tố
cáo và yêu cầu xử lý hình sự khẩn cấp ông Nguyễn Quốc
Toàn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, ông Nguyễn Chấn (nay 98 tuổi) và bà Nguyễn
Thị Xuân Thủy tố cáo ông Toàn (con ruột ông Chấn và em
ruột bà Thủy) câu kết với một số cá nhân lạm dụng lòng
tin để chiếm đoạt tài sản.
Tháng 6-2019, ông Toàn từ nhiệm chức vụ chủ tịch
HĐQT Nam A Bank để giải quyết tranh chấp trong nội bộ
gia đình.
Theo đơn tố cáo, tài sản bị chiếm đoạt là cổ phần, cổ
phiếu tại Nam A Bank, Công ty TNHH Hoàn Cầu, Công
ty CP Hoàn Cầu Nha Trang và Công ty TNHH Phương
Long Bình.
Khi điều tra, cơ quan điều tra xác định năm 2017 bà
Hường qua đời, không để lại di chúc về phân chia tài sản.
Và việc phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật cũng
chưa được thực hiện.
Vì vậy, cơ quan điều tra đã hướng dẫn hai cha con ông
Chấn kiện ra tòa giải quyết việc phân chia tài sản thừa kế
để xác định quyền và tài sản thừa kế.
Tuy nhiên, đến nay cơ quan điều tra chưa nhận được
bản án hay quyết định của tòa về việc này. Hai người khác
liên quan trong vụ án đã xuất cảnh đi Mỹ. Kết quả tương
trợ tư pháp về hình sự liên quan đến họ cũng chưa có.
PHƯƠNG LOAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook