9
Các dự án sắp được triển khai
Dự án xây dựng đường nối đườngTrầnQuốc Hoàn - đường Cộng Hòa dự
kiến khởi công vào quý II-2022 và hoàn thành vào quý III-2023.
Dự án mở rộng đường Tân Sơn (thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường
PhạmVăn Bạch) dự kiến khởi công vào quý II-2022 và hoàn thành vào quý
III-2022 nếu địa phương bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Dự án nâng cấp, mở rộng đườngTân KỳTânQuý (đoạn từ đường LêTrọng
Tấn đến đường Cộng Hòa), quận Tân Bình và quận Tân Phú sẽ khởi công
vào quý III-2022. Dự kiến hoàn thành vào quý III-2023 nếu địa phương bàn
giao mặt bằng đúng tiến độ.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ đường Cộng
Hòa đến đường Âu Cơ), quận Tân Bình và quận Tân Phú dự kiến khởi công
vào quý III-2022 và hoàn thành vào quý III-2023.
ĐÀOTRANG
N
hiều năm nay, khu vực sân
bay Tân Sơn Nhất đã trở thành
điểm nóng về giao thông, đặc
biệt là vào giờ cao điểm. Trước tình
trạng trên, UBNDTP.HCM đã quyết
tâm triển khai nhiều dự án trọng
điểm để giải quyết tình trạng kẹt
xe khu vực này.
Nhiều dự án sắp được
triển khai
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc
Ban giao thông, cho biết năm 2021,
Ban giao thông dự kiến tổ chức
khởi công thi công, hoàn thành hai
công trình ở khu vực sân bay Tân
Sơn Nhất.
Đó là dự án mở rộng đường
Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh
trại quân đội (giáp sân bay) đến
đường Cộng Hòa dài gần 800 m,
rộng 22 m, tổng vốn đầu tư 257
tỉ đồng. Dự án này được kỳ vọng
hoàn thành trong quý IV-2021 nếu
địa phương bàn giao mặt bằng
trong quý I-2021. Bên cạnh đó,
dự án cải tạo đường Cộng Hòa từ
hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn
đến đường Thăng Long có chiều
dài 134 m, tổng vốn đầu tư 141
tỉ đồng cũng sẽ hoàn thành trong
quý I-2021 nếu có mặt bằng.
Ngoài ra, theo ông Phúc, khu
vực Tân Sơn Nhất có bảy dự án
sắp được triển khai, hoàn thành.
Tuy nhiên, việc thực hiện các
dự án này phụ thuộc vào tiến độ
giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đơn cử, dự án cải tạo, mở rộng
đường Hoàng Minh Giám (đoạn
Năm 2021, khởi công
nhiều dự án chống kẹt
xe cho Tân Sơn Nhất
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân
SơnNhất, TP.HCMsẽ triển khai nhiều dự án trọng điểm trong
năm2021.
từ ranh Công viên Gia Định đến
đường Đào Duy Anh và đoạn vuốt
nối đường Phổ Quang hiện hữu),
quận Phú Nhuận đã khởi công vào
tháng 9-2017. Hiện dự án này đã
thi công đạt khoảng 90% khối
lượng, phần còn lại chờ GPMB.
Nếu UBND quận Phú Nhuận bàn
giao mặt bằng trong quý I-2021
thì dự án có thể hoàn thành trong
quý II-2021.
Ngoài các công trình trên, đến nay
dự ánmở rộng đườngTân Sơn (thuộc
dự án nâng cấp, mở rộng đường Phạm
Văn Bạch); dự án nâng cấp, mở rộng
đường Tân Kỳ Tân Quý; dự án nâng
cấp, mở rộng đường Trường Chinh;
dự án xây dựng đường nối đường
Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa
cũng đã được HĐND TP, Sở GTVT
thông qua chủ trương đầu tư, phê
duyệt dự án để chuẩn bị triển khai
trong thời gian tới.
Cần giải pháp đồng bộ
trước mắt và lâu dài
Ông Phúc chia sẻ khu vực Tân
Sơn Nhất là nơi thường xuyên
xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ
cao điểm, các ngày lễ, tết. Đặc
biệt khi quy mô cảng hàng không
được mở rộng theo quy hoạch thì
áp lực giao thông quanh khu vực
này sẽ rất lớn.
Do đó, việc sớm triển khai
xây dựng các công trình giao
thông khu vực sân bay là cần
thiết trong thời điểm hiện nay.
Bởi quy hoạch, đầu tư các dự án
giao thông trên sẽ đồng bộ với
việc nâng cấp, mở rộng sân bay
Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất.
“Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi
triển khai các dự án giao thông khu
vực sân bay Tân Sơn Nhất vẫn là
công tác bồi thường GPMB. Những
vướng mắc và khó khăn trong bồi
thường GPMB trở thành yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai
các dự án hạ tầng giao thông” - ông
Phúc bày tỏ.
Trong các dự án gặp khó khăn,
vướng mắc do Ban giao thông quản
lý, có hai dự án là mở rộng đường
Hoàng Hoa Thám và cải tạo đường
Cộng Hòa. Cả hai dự án quan trọng
này đều dự kiến khởi công từ năm
2019-2020 nhưng gặp vướng mắc
trong quá trình phê duyệt đơn giá
bồi thường. Do đó dự kiến trong
quý II-2021 mới triển khai thi công
sau khi Ban bồi thường GPMB địa
phương bàn giao mặt bằng cho
chủ đầu tư.
Ông Phúc nhấn mạnh việc giải
quyết tình trạng ùn ứ giao thông
khu vực Tân Sơn Nhất cần nhiều
thời gian và các giải pháp đồng bộ
cả trước mắt và lâu dài. Để giải bài
toán này, Ban giao thông rất cần sự
quyết tâm của bộ, ngành, UBND TP
và các đơn vị có liên quan.•
ĐườngHoàngHoa Thámtừ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường CộngHòa dự kiến sẽ được khởi công
trong nămnay. Ảnh: NGUYỆTNHI
Ông Lương Minh Phúc,
Giám đốc Ban giao
thông, cho biết năm 2021,
Ban giao thông dự kiến
tổ chức khởi công thi công
hoàn thành hai công
trình ở khu vực sân bay
Tân Sơn Nhất.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có
báo cáo liên quan đến việc thay đổi bề dày tường vây tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị điều chỉnh độ dày từ
2 m xuống còn 1,5 m (sự việc được phát hiện từ cuối năm
2018).
Cụ thể, MAUR cho biết trước đó UBND TP giao MAUR
và các cơ quan liên quan hoàn tất dứt điểm toàn bộ công
việc liên quan kiểm định tường vây bị điều chỉnh từ 2 m
thành 1,5 m trong tháng 7-2020.
Về sự việc này, MAUR có báo cáo như sau: Ngày 24-4-
2020, MAUR có công văn gửi Sở GTVT TP về đề cương
và dự toán kiểm định chất lượng tường vây điều chỉnh từ
2 m thành 1,5 m gói thầu 1A. Tiếp đó, ngày 12-5-2020, Sở
GTVT có công văn báo cáo UBND TP về việc chấp thuận
đề cương và dự toán này.
Đến ngày 22-5-2020, UBND TP có quyết định về điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu
thuộc dự án (trong đó có gói thầu kiểm định chất lượng
công trình hạng mục tường vây điều chỉnh từ 2 m thành 1,5
m thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nuớc).
Ngày 26-5-2020, UBND TP có công văn chấp thuận
đề cương và dự toán. Để lựa chọn được đơn vị tư vấn
kiểm định theo hình thức đấu thầu rộng rãi, MAUR cần
phải thực hiện các công tác (đánh giá hồ sơ mời thầu, phê
duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán gói thầu, phê duyệt
danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu tư
vấn kiểm định chất lượng tường vây điều chỉnh...) đảm
bảo theo quy định.
Ngày 30-11-2020, MAUR ký hợp đồng với đơn vị tư vấn
độc lập (liên danh Công ty UTC2 và Công ty TNHH Tư vấn
và Xây dựng ĐH GTVT) để thực hiện gói thầu tư vấn kiểm
định chất lượng công trình hạng mục tường vây đã điều
chỉnh từ 2 m thành 1,5 m. Thời gian thực hiện là 50 ngày
kể từ ngày ký hợp đồng.
“Hiện nay đơn vị tư vấn kiểm định đã thực hiện các
công việc kiểm định tại công trường, bao gồm khoan địa
chất, khoan lấy mẫu bê tông tường vây, siêu âm và đang
tiếp tục tiến hành quan trắc chuyển vị, lún... Đồng thời
tính toán, tổng hợp số liệu để báo cáo kết quả kiểm định
chất lượng tường vây điều chỉnh nêu trên” - văn bản của
MAUR nêu.
MAUR cho biết sau khi có số liệu chính thức về chất
lượng hạng mục tường vây đã điều chỉnh, MAUR sẽ có báo
cáo kết quả gửi Sở GTVT tổng hợp và báo cáo tham mưu
UBND TP thông qua thiết kế kỹ thuật điều chỉnh hạng mục
tường vây từ 2 m thành 1,5 m.
Ngoài ra, nhà thầu SMC4 và liên danh NJPT đã có các
công văn ngày 19-11-2020 về phân tích, xác định tên cụ
thể các hạng mục kết cấu khác không liên quan tường vây
đã điều chỉnh. Đồng thời, với các số liệu tính toán kết cấu
trước đó và kết quả quan trắc thực tế, tư vấn và nhà thầu
khẳng định kết cấu đoạn tường vây điều chỉnh đạt được khả
năng chịu lực yêu cầu.
Hiện nay, tổ công trình ngầm 1A thuộc Ban quản lý dự
án chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan tiến độ, chất
lượng thi công... gói thầu 1A, thường xuyên phối hợp với tư
vấn NJPT, nhà thầu SMC4 thực hiện theo dõi, quan trắc số
liệu độ lún nền, chuyển vị tường vây.
“Đến nay các số liệu quan trắc thu thập được vẫn ổn định,
nằm trong giá trị cho phép, đảm bảo độ an toàn cho kết
cấu đang thi công và các công trình lân cận” - văn bản của
MAUR đánh giá.
Trước đó, MAUR đã chấp thuận cho phép nhà thầu
SMC4 tiếp tục thi công các hạng mục kết cấu tiếp theo
của hầm đào hở Lê Lợi. Nhà thầu đã hoàn tất phần
tường bên, tường giữa, sàn đáy và sàn trung gian...,
đang chuẩn bị triển khai thi công hạng mục sàn mái,
chống thấm...
KIÊN CƯỜNG
Thông tinmới về việc tườngvâymetro số1bị thayđổi thiết kế