044-2021 - page 13

13
VIẾT LONG
T
rước đề xuất của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt
Nam về tăng lương tối
thiểu vùng năm 2021 từ ngày
1-7, Bộ LĐ-TB&XH vừa có
dự thảo báo cáo Thủ tướng
về vấn đề này.
Mỗi tháng gần 8.500
doanh nghiệp rút lui
Dự thảo đang lấy ý kiến các
bộ, ngành nêu rõ trong năm
2020, do tác động của dịch
COVID-19, Hội đồng Tiền
lương Quốc gia quyết định
lựa chọn, thống nhất phương
án khuyến nghị Chính phủ
không điều chỉnh tiền lương
tối thiểu vùng năm 2021.
Trên thực tế, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) cả năm 2020 tăng
3,23%nên lương tối thiểu năm
2020 sau khi cập nhật lại đã
đảm bảo cao hơn 2,28% so
với mức sống tối thiểu. Vì
vậy, khi tiếp tục giữ nguyên
mức lương tối thiểu này để
áp dụng cho năm 2021 thì
vẫn đáp ứng được mức sống
tối thiểu.
“Trường hợp CPI cả năm
2021 tăng cao hơn 2,28% thì
về nguyên tắc hội đồng sẽ tính
toán phần lương tối thiểu thấp
hơn mức sống tối thiểu để
xem xét đưa vào điều chỉnh
mức lương tối thiểu vùng áp
dụng từ năm 2022…” - Bộ
LĐ-TB&XH cho hay.
Cạnh đó, năm2020 cả nước
có 101.700 doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn,
ngừng hoạt động chờ làm thủ
tục giải thể và hoàn tất thủ tục
giải thể, tăng13,9%sovới năm
2019. Trung bìnhmỗi tháng có
gần 8.500 doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường.
Lực lượng lao động là 54,6
triệu người, giảm 1,2 triệu
người so với năm 2019. Tỉ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao
động là 2,48%, cao hơn 0,31%
so với năm2019. Lao động 15
tuổi trở lên đang làm việc là
53,4 triệu người, giảm 1,26
triệu người so với năm 2019.
Thu nhập bình quân của lao
động làmcông hưởng lương là
6,62 triệu đồng/người/tháng,
giảm 75.800 đồng so với năm
2019. “Điều này cho thấy năm
2020 mặc dù lương tối thiểu
được điều chỉnh tăng nhưng
thu nhập của người lao động
vẫn giảm. Do lương tối thiểu
chỉ để bảo đảmmức sàn thấp
nhất cho người lao động, tăng
lương tối thiểu không dẫn đến
việc tăng tiền lương, thu nhập
chung của người lao động…”
- Bộ LĐ-TB&XH lý giải.
Từ thực tế nêu trên, Bộ
LĐ-TB&XH thấy việc không
điều chỉnh lương tối thiểu năm
2021 là phù hợp, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phục hồi,
người lao động duy trì việc
làm, tái tham gia thị trường
lao động trong bối cảnh dịch
COVID-19diễnbiếnphức tạp.
Không thể lấy
thời điểm tăng lương
vào tháng 7
Về thời gian điều chỉnh
tăng lương tối thiểu vùng từ
ngày 1-7, Bộ LĐ-TB&XH
cho rằng các quy định pháp
luật, Bộ luật Lao động hiện
không ấn định thời điểm điều
chỉnh lương tối thiểu cụ thể
mà chỉ quy định các yếu tố
làm căn cứ điều chỉnh lương
tối thiểu vùng.
Cạnh đó, đa số các quốc
Công nhân đang làmviệc tại nhàmáy dệtmay tại HàNam. Ảnh: V.LONG
Tại buổi làm việc với Thủ tướng vào đầu năm 2021, Tổng
Liên đoàn Lao độngViệt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét
tăng lương tối thiểu vùngnăm2021 từngày 1-7 thay vì hoãn
không tăng lương cả năm 2021. Mức tăng cụ thể tùy tình
hình kinh tế - xã hội, “sức khỏe” doanh nghiệp.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất Chính
phủ từ năm2022 điều chỉnh thời điểm tăng lương tối thiểu
vùng từ ngày 1-7 hằng năm thay vì ngày 1-1 như hiện nay.
Tiêu điểm
Cứu bé 6 tuổi thủng ruột do nuốt
nam châm
Ngày 2-3, các bác sĩ BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết
vừa phẫu thuật cấp cứu một bệnh nhi (sáu tuổi) bị thủng
ruột do nuốt nam châm. Bệnh nhi được chuyển từ tuyến
dưới lên với biểu hiện đau bụng ba ngày, ói nhiều, không
đi cầu được kèm bụng trướng hơi, sốt.
Tại đây, các bác sĩ đã tiếp nhận và tiến hành xét nghiệm,
kiểm tra phát hiện hình ảnh tắc ruột kèm dị vật cản quang
trong ổ bụng. Gia đình không rõ bé nuốt dị vật từ khi nào.
Bệnh nhi được hồi sức cấp cứu và chuẩn bị phẫu thuật
ngay trong đêm. ThS-BS Lê Thọ Đức, phẫu thuật viên
ca mổ, cho biết dị vật là một chuỗi hạt kim loại nhỏ kèm
đai ốc và một miếng nam châm hình chữ nhật dài 2 cm,
rộng 1 cm. Miếng nam châm đã hút các mảnh kim loại
gây tắc nghẽn ruột và hoại tử, thủng ruột. Êkíp phẫu thuật
phát hiện ruột non thủng ba vị trí, xì phân vào ổ bụng gây
nhiễm trùng nặng.
Sau 2 giờ phẫu thuật, dị vật được loại bỏ, vị trí ruột
thủng được khâu kín, ổ bụng được bơm rửa sạch và dẫn
lưu. Bệnh nhi được điều trị tích cực sau ca mổ, hiện sức
khỏe đã ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo đây không phải lần đầu tiên
BV Nhi đồng 2 tiếp nhận ca bệnh như trên. Các bậc phụ
huynh phải cẩn thận khi mua đồ chơi cho con em mình,
đặc biệt là các đồ chơi sắc nhọn, đồ chơi bằng pin nhỏ, đồ
chơi bằng nam châm… Cạnh đó cần rà soát môi trường
xung quanh trẻ để đảm bảo an toàn. Những trường hợp
nghi ngờ nuốt dị vật, đau bụng, nôn ói… cần đưa bé tới
kiểm tra tại các cơ sở y tế tin cậy.
GIA NGHI
Người phụ nữ tử vong do xuất huyết
phế nang lan tỏa
Ngày 2-3, BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng khoa
Hồi sức tích cực chống độc BV Thống Nhất (TP.HCM),
cho biết nơi đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (32 tuổi,
ngụ TP.HCM) tử vong bất thường.
Trước đó, vào chiều 26-2, bệnh nhân vào Khoa cấp cứu
của bệnh viện thăm khám do cảm thấy mệt, khó thở, sốt.
Bệnh nhân cho biết cách đây một năm có tiêm filler làm
đầy vùng ngực. Sau một thời gian vùng ngực không còn
như ý nên trước khi nhập viện khoảng một tuần, chị có đi
tiêm filler vào vùng này tiếp. 
Sau khi tiêm xong, 3-4 ngày sau chị thấy mệt, khó thở
nên vào bệnh viện. Bệnh nhân được cho chụp phim phổi
thấy có tổn thương nên chẩn đoán viêm phổi cộng đồng,
lúc này bệnh nhân khó thở vừa, được chuyển lên Khoa
hô hấp và làm các xét nghiệm cần thiết, trong đó có xét
nghiệm COVID-19, kết quả âm tính.
Đến sáng 27-2, bệnh nhân có diễn tiến suy hô hấp, ho
ra máu nhiều nên được đặt nội khí quản và chuyển xuống
Khoa hồi sức tích cực chống độc. Tại đây, bệnh nhân rơi
vào tình trạng thiếu máu nặng, rối loạn đông máu do ho ra
máu lượng nhiều. Bên cạnh đó, phổi bệnh nhân đầy máu,
chẩn đoán hội chứng chảy máu phổi (xuất huyết phế nang
lan tỏa). Kết quả chụp CT không thấy tắc động mạch phổi
hay não.
Dù được tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã không
qua khỏi và tử vong vào ngày 28-2 với chẩn đoán sốc mất
máu do chảy máu trong phổi. Theo BS CK2 Hoàng Ngọc
Ánh,
hội chứng xuất huyết phế nang lan tỏa có thể gặp
trong nhiều bệnh lý như rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng,
nhiễm độc. Hiện chưa kết luận được nguyên nhân tử vong
của bệnh nhân là do liên quan đến chất làm đầy.
Tuy nhiên, BS Hoàng Ngọc Ánh cũng lưu ý thông thường
làm đầy ngực, người ta thường đặt túi ngực, còn việc tiêm
chất làm đầy vùng ngực có thể gây ra nhiều biến chứng như
gây tắc động mạch, tĩnh mạch lớn dẫn đến tử vong. Dùng
lượng lớn chất làm đầy có nguy cơ gây chèn ép, thiếu máu
nuôi dưỡng vùng da. Do đó, khi tiêm chất làm đầy hay đặt túi
ngực nên đến những cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và có uy
tín để hạn chế tối đa những biến chứng. 
HOÀNG LAN
Trong phiên họp hồi tháng
8-2020, Hội đồng Tiền lương
Quốc gia đưa ra phương án
chưa tăng lương tối thiểu
vùng đến hết năm nay do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19
và giữ nguyên mức cũ với bốn
vùng.Vùng I là 4,42 triệu đồng;
vùng II 3,92 triệu đồng; vùng III
3,42 triệu đồng và vùng IV 3,07
triệu đồng.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 3-3-2021
Bộ LĐ-TB&XH bác đề xuất
tăng lương tối thiểu vùng
Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục bác đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Namvề tăng lương tối thiểu vùng
năm2021 và thời điểm tăng lương tối thiểu vùng hằng năm.
gia lựa chọn thời điểm điều
chỉnh lương tối thiểu trùng
với thời điểm bắt đầu năm tài
chính để tạo thuận tiện cho
việc lập kế hoạch sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm tài chính của Việt Nam
bắt đầu từ ngày 1-1 và kết
thúc vào ngày 31-12. Theo
đó, việc Việt Nam lựa chọn
thực hiện điều chỉnh lương
tối thiểu vào thời điểm 1-1
như hiện nay là phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, khi Chính phủ
điều chỉnh mức lương tối
thiểu vùng vào ngày 1-1 thì
các doanh nghiệp và tổ chức
đại diện người lao động,
người lao động cũng đồng
thời tiến hành thương lượng
để điều chỉnh các chính sách
lương, thưởng và xác lập các
điều kiện lao động mới. Thực
tế thời gian qua các doanh
nghiệp đều thực hiện theo
xu hướng này, qua đó tình
hình quan hệ lao động trong
các doanh nghiệp được duy
trì khá ổn định.
“Nếu chuyển thời điểm
điều chỉnh lương tối thiểu
vùng sang 1-7, khi đó doanh
nghiệp và người lao động, tổ
chức đại điện người lao động
có thể phải nhiều lần thương
lượng để thay đổi chính sách.
Điều đó dễ dẫn đến phát sinh
những bất đồng, ảnh hưởng
không tốt tới sự ổn định quan
hệ lao động trong doanh
nghiệp…” - Bộ LĐ-TB&XH
phân tích thêm.
Từ những nội dung trên, Bộ
LĐ-TB&XH đề nghị tiếp tục
duy trì thời điểm điều chỉnh
mức lương tối thiểu vùng từ
ngày 1-1 như thời gian vừa
qua đã thực hiện. Nếu có yếu
tố biến động bất thường, Hội
đồng Tiền lương Quốc gia sẽ
nghiên cứu, đề xuất, báo cáo
Chínhphủxemxét,quyếtđịnh.•
Do lương tối thiểu
chỉ để bảo đảmmức
sàn thấp nhất cho
người lao động,
tăng lương tối thiểu
không dẫn đến việc
tăng tiền lương, thu
nhập chung của
người lao động.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook