6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư3-3-2021
Ngày 2-3, TAND TP.HCM đã gửi văn bản đến viện
trưởng VKSND TP.HCM liên quan đến việc VKS có
nhận hay không nhận các quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời về việc tạm đình chỉ thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thu hồi gần
400 tỉ đồng của Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức
(Thuduc House).
Văn bản nêu: Ngày 1-3, TAND TP.HCM mới nhận
được công văn ngày 26-2 của VKS yêu cầu tòa án gửi hai
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 6-1
và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày
25-1 của tòa theo quy định pháp luật. Đồng thời chuyển
hồ sơ vụ án hành chính đã thụ lý để VKSND TP.HCM
thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Tố tụng hành
chính năm 2015.
Sau khi kiểm tra, TAND TP.HCM nhận thấy các quyết
định trên đều đã được gửi đến VKS theo đúng quy định
pháp luật. Từ đó, tòa đề nghị VKS thực hiện kiểm tra lại.
Theo tài liệu ghi nhận từ tòa, thông báo phản hồi của
toà gửi đã được phía VKSND TP.HCM ký nhận vào sáng
2-3. Còn hai quyết định mà VKS nói chưa nhận từ tòa thì
tài liệu đính kèm có đóng dấu phía VKS xác nhận nhận hồ
sơ. Cụ thể, quyết định ngày 6-1 của tòa VKS nhận ngày
7-1 và quyết định ngày 25-1 VKS nhận ngày 27-1.
Trước đó, sau khi thanh tra, Cục Thuế TP.HCM xác
định Thuduc House ký rất nhiều hợp đồng xuất khẩu linh
kiện điện tử với các đối tác nước ngoài, song bản chất đây
là các hợp đồng giả tạo để trục lợi tiền thuế. Từ đó, Cục
Thuế TP.HCM quyết định truy thu gần 400 tỉ đồng tiền
thuế và tiền chậm nộp trong các giai đoạn từ năm 2017
đến 2019.
Sau khi nhận quyết định của Cục Thuế TP.HCM, phía
doanh nghiệp đã nộp đơn khởi kiện ra TAND TP.HCM.
TAND TP.HCM ban hành quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thu hồi thuế.
Cục Thuế TP.HCM gửi văn bản đến chánh án TAND
TP.HCM đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời này. Cục Thuế TP cho rằng qua thanh
tra phát hiện doanh nghiệp thực hiện hành vi sai phạm có
dấu hiệu phạm tội trốn thuế. Vì vậy, Cục Thuế TP đã ban
hành các quyết định về việc áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả thu hồi tiền hoàn thuế GTGT.
Cục Thuế khẳng định quyết định phạt và truy thu thuế đã
ban hành là đúng pháp luật, cần được thực hiện ngay. Các
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND
TP.HCM có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không còn
tài sản để thu hồi tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Ngày 26-2, sau khi nhận văn bản của Cục Thuế, TAND
TP.HCM đã ra quyết định hủy bỏ hai quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên.
H.YẾN
Tòa yêu cầuVKSkiểmtra lại vụ“tuýt còi”ThuducHouse
HOÀNG YẾN
C
ông an TP.HCM vừa hoàn tất
kết luận điều tra, chuyển hồ
sơ đến VKS cùng cấp đề nghị
truy tố Dương Tấn Hậu (sinh năm
1992, tiếp viên hàng không) về
tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người (theo
điểm c khoản 1 Điều 240 BLHS).
Thiệt hại gần 4,5 tỉ đồng
Theo đó, Dương Tấn Hậu đã
vi phạm quy định tại khu cách ly
riêng của Vietnam Airlines, sau
đó tiếp tục vi phạm quy định cách
ly tại địa phương khi được cho về
nhà, làm lây lan bệnh cho người
khác. Việc vi phạm các quy định
dẫn đến nhiễm và lây lan dịch bệnh
ra cộng đồng xuất phát từ sự chủ
quan của Hậu.
Trước khi thực hiện chuyến bay
VN5301 từ Nhật về Việt Nam,
Hậu có thực hiện các chuyến bay
khác nhưng có kết quả âm tính với
COVID-19 và cả nước không ai
nhiễm. Trong quá trình thực hiện
chuyến bay trên, Hậu luôn mặc
đồ bảo hộ và toàn bộ chuyến bay
không ai có kết quả dương tính với
COVID-19. Do đó, có căn cứ xác
định Hậu nhiễm bệnh khi thực hiện
cách ly tại khu cách ly tập trung
của Vietnam Airlines.
Về nhận thức, Hậu biết COVID-19
là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Đề nghị truy tố
nam tiếp viên
hàng không làm
lây COVID-19
Cơ quan điều tra xác định thiệt hại vật chất từ việc
bị can làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng
là gần 4,5 tỉ đồng.
Cơ quan công an đọc quyết định khởi tố bị can. Ảnh: CACC
Những vụ án liên quan đến COVID-19
Tháng12-2020,TANDTP.HCMxửvụTrầnChí Hạo (sinhnăm1986), Nguyễn
Quang Thắng (sinh năm 1991) và Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1986) tổ
chức, môi giới cho hàng chục người Trung Quốc lưu trú trái phép tại hai
căn nhà ở quận Bình Tân, TP.HCM khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP Đà
Nẵng. Tòa đã tuyên phạt các bị cáo mức án từ bốn năm sáu tháng đến bảy
năm tù về tội tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.
Ngay giữa tháng 4-2020, TAND huyện Hưng Hà (Thái Bình) xử sơ thẩm,
tuyên phạt Trần Văn Mạnh (sinh năm 1966, trú xã Tây Đô) chín tháng tù
về tội chống người thi hành công vụ. Tính từ lúc bị cáo thực hiện hành vi
phạm tội đến ngày bị đưa ra xét xử là bảy ngày. Đây là vụ án thứ hai trong
đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 được các cơ quan pháp luật
thực hiện thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
Trước đó, ngày 10-4-2020, TAND huyện TiênYên, Quảng Ninh xử vụ Đào
Xuân Anh không đeo khẩu trang, đánh cán bộ ở chốt kiểm soát phòng,
chốngdịchCOVID-19. Bị cáoAnh cũngbị tòa tuyênphạt chín tháng tù về tội
chống người thi hành công vụ sau bảy ngày thực hiện hành vi phạm tội…
Ngoài thiệt hại vật chất,
vụ việc còn có thiệt hại
phi vật chất ảnh hưởng
đến cuộc sống của hơn
2.000 người trên địa
bàn TP.HCM gồm 861
người cách ly tập trung
và 1.400 người cách ly
tại nhà.
cho người nhưng đã không thực
hiện đúng việc cách ly dẫn đến hậu
quả làm lây lan dịch bệnh trực tiếp
cho Liễu Minh Sang và gián tiếp
cho hai người khác.
Để xác định hành vi phạm tội,
cơ quan điều tra (CQĐT) ngoài
ghi lời khai và hỏi cung bị can này
còn ghi lời khai của những người
liên quan. Đồng thời CQĐT xác
minh các địa điểm Hậu di chuyển
đến trong quá trình cách ly tại địa
phương, kiểm tra trích xuất dữ liệu
camera tại khu cách ly tập trung
của Vietnam Airlines và dữ liệu
máy quét vân tay cửa ra vào nhà trọ
Hậu cách ly, kết quả điều tra dịch
tễ và kết quả trưng cầu giám định.
CQĐT cũng làm việc với các đơn
vị liên quan như Ban quản lý cơ sở
lưu trú cách ly tập trung của Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam
Vietnam Airlines, Trung tâm Y tế
quận Tân Bình về quá trình cách ly
của Hậu, UBND phường và Công
an phường 2, quận Tân Bình.
Ngày 26-1, SởY tế xác định thiệt
hại từ việc Hậu làm lây lan dịch
bệnh COVID-19 ra cộng đồng là
gần 2,8 tỉ đồng gồm chi phí xét
nghiệm tầm soát các trường hợp
F1, F2.
Ngày 20-1, CQĐT có công văn
gửi UBND TP và các quận, huyện
đề nghị xác định tổng chi phí sử
dụng để tiến hành cách ly y tế các
trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân
dương tính có liên quan đến vụ án.
Kết quả trả lời xác minh xác định
thiệt hại vật chất đến nay là gần
4,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, vụ việc còn có thiệt hại
phi vật chất ảnh hưởng đến cuộc
sống của hơn 2.000 người trên địa
bàn TP.HCM gồm 861 người cách
ly tập trung và 1.400 người cách
ly tại nhà.
Tuy nhiên, CQĐT có đề nghị ghi
nhận tình tiết xem xét giảm nhẹ của
Hậu là thành khẩn khai báo, thừa
nhận hành vi phạm tội và nhiều
người có đơn đề nghị miễn trách
nhiệm hình sự cho bị can.
Đề nghị xử phạt hành
chính trạm trưởng y tế
Trong vụ án này, CQĐT đề
nghị xử phạt hành chính đối với
trạm trưởng Trạm y tế phường 2,
quận Tân Bình về hành vi không
tổ chức cách ly đối với Hậu theo
đúng quy định.
Đối với Ban quản lý cơ sở cách
ly Việt NamAirlines khu vực phía
Nam, CQĐT nhận thấy không đủ
cơ sở xử lý hành sự đối với các cá
nhân có trách nhiệm ở ban quản lý.
Đối với Nguyễn Tăng Hậu,
Nguyễn Tuyết Nhi, hai người này
không biết mình dương tính với
COVID-19 khi tiếp xúc với Dương
Tấn Hậu. Nội quy khu cách ly tập
trung Vietnam Airlines chỉ quy
định người được cách ly hạn chế
ra khỏi khu cách ly và hạn chế
tiếp xúc trực tiếp với người khác
trong khu cách ly. Vì vậy, CQĐT
cho rằng không đủ căn cứ xử lý
hình sự với họ.
Đối với Sang, Sang đến gặp và
cùng Hậu rời khỏi nơi cách ly đi ăn
uống dù biết Hậu đang phải cách
ly tại nơi ở. Hành vi này là không
đảm bảo yêu cầu hạn chế tiếp xúc
với người đang cách ly theo khuyến
cáo của BộYtế, không đảm bảo yêu
cầu công tác phòng dịch bệnh, dẫn
đến hậu quả Sang trở thành trung
gian lây bệnh ra cộng đồng.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với Hậu,
Sang không biết Hậu bị nhiễm
COVID-19 nên hành vi của Sang
chưa đủ căn cứ xử lý hình sự về
tội như Hậu.
Còn Nghị định số 117/2020 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế chưa có quy định xử phạt đối với
người tiếp xúc với người đang cách
ly y tế nên không có căn cứ để xử
lý hành chính đối với Sang. CQĐT
sẽ kiến nghị bổ sung quy định này.•