045-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm4-3-2021
Theođồánquyhoạch,khuvựcnghiên
cứucódiệntích11.000ha,trongđósông
Hồng códiện tích 3.600 ha (chiếm33%
tổng diện tích), đất bãi sông có diện
tích khoảng 5.480 ha (chiếm khoảng
50% tổng diện tích) và 1.190 ha còn lại
là khu vực đã xây dựng, khu dân cư….
Tiêu điểm
Dự kiến quy hoạch sẽ được duyệt trong
tháng 6-2021
Theo ông Dương Đức Tuấn, sau khi xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy để
hoàn chỉnh đồ án, UBNDTP Hà Nội sẽ báo cáo Bộ NN&PTNT xử lý các vấn đề
quy trìnhphùhợpkhi triểnkhai quyhoạchphânkhuđô thị sôngHồngđối với
quyhoạchphòngchống lũ. BêncạnhđóbáocáoBộXâydựng thôngqua theo
quy trình, quyđịnhđối quyhoạchphânkhuđô thị quan trọngđể sớmnhất có
thể phê duyệt. Dự kiếnquy hoạchnày sẽ được phê duyệt trong tháng6-2021.
“Tháng 3-2021, Hà Nội sẽ cố gắng phê duyệt quy hoạch sáu phân khu nội
đô lịch sử, tháng 6-2021 phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng,
sông Đuống. Như vậy Hà Nội sẽ hoàn chỉnh phê duyệt támphân khu đô thị
có thời gian nghiên cứu kéo dài 10 năm, gây nhiều khó khăn, làmách tắc các
điều kiệnđầu tư, phát triển cho thủđô”- ôngTuấnnói, đồng thời khẳngđịnh
các quy hoạch hoàn chỉnh này sẽ tiếp thêm động lực phát triển cho Hà Nội.
TRỌNGPHÚ
M
ới đây, Thường trực Thành ủy
đãngheUBNDTPHàNội báo
cáo kết quả nghiên cứu về quy
hoạch phân khu đô thị sôngHồng. Đây
là một trong tám quy hoạch phân khu
đô thị còn lại của Hà Nội (gồm sáu
quy hoạch phân khu nội đô lịch sử,
quy hoạch phân khu sông Hồng, quy
hoạch phân khu sông Đuống) phải
nghiên cứu kéo dài 10 năm qua, đến
nay mới cơ bản hoàn thiện.
Đô thị sông Hồng được
quy hoạch thế nào?
Theo UBND TP Hà Nội, quy
hoạch phân khu đô thị sông Hồng
tỉ lệ 1/5000 nghiên cứu quy hoạch
đoạn sông Hồng dài 40 km (từ cầu
Hồng Hà đến cầuMễ Sở) với quy mô
diện tích 11.000 ha, dân số khoảng
280.000 đến 320.000 người.
Quy hoạch này bao trùm phạm vi
địa giới hành chính của 55 xã, phường
thuộc 13 quận, huyện. Hiện Hà Nội
đã hoàn tất lấy ý kiến các cơ quan,
tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư
tại 13 địa phương này.
Theo đồ án quy hoạch thì khu vực
này sẽ là trục không gian đặc trưng
cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử,
cảnh quan chủ đạo của đô thị trung
tâm với các chức năng chính là công
trình công cộng, các công viên cây
xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải
trí biểu tượng của thủ đô, phục vụ
các hoạt động bố trí lễ hội du lịch.
Bên cạnh đó, quy hoạch cũng bố
trí các dịch vụ giao thông đầu mối
hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình thành
trục không gian văn hóa - cảnh quan
sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa. Trong đó
sẽ phát triển hệ thống đường trục và
hệ thống mạng lưới đường ven sông,
đường dành cho người đi bộ và xe đạp.
Có hệ thống cầu, hầm kết nối đô thị
hai bên bờ sông, kết nối giao thông
đô thị và đường thủy, tạo điều kiện
và động lực phát triển cho khu vực…
Quy hoạch cũng sẽ cải tạo, chỉnh
trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện
hữu, bảo tồn các công trình di tích,
kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp
khai thác quỹ đất phát triển mới tạo
lập diệnmạo đô thị hai bên sôngHồng.
Về quan điểmgiải quyết, quy hoạch
phải đảm bảo phòng chống lũ, đảm
bảo phù hợp với các quy hoạch Thủ
Sau 10 năm, hình
hài khu đô thị sông
Hồng đã “lộ diện”
Đoạn sông Hồng dài 40 kmqua nội đôHà Nội sẽ trở thành
một đô thị xanh, trung tâm của TP, kết nối không gian đô thị
hai bờ bắc và nam sông Hồng.
tướng đã phê duyệt, phù hợp với các
quy hoạch có tính chất liên quan…
Về tổng mặt bằng sử dụng đất, đồ
án quy hoạch xác định nguyên tắc
trong quản lý, sử dụng các bãi sông
và khu vực dân cư; về quy hoạch sử
dụng đất, khai thác quỹ đất bãi từ đê
đến mặt nước; ứng xử các loại đất
trong và ngoài không gian thoát lũ;
về di dân, giãn dân, tái định cư…
trên toàn tuyến.
Đặc biệt đồ án quy hoạch cũng
xác định diện tích và các chức năng
tại tám khu vực bãi sông Hồng gồm:
TàmXá - XuânCanh, LongBiên - Cự
Khối, Thượng Cát - LiênMạc, Hoàng
Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng
Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan
- Văn Đức, Bắc Cầu - Bồ Đề.
Khai thông nguồn lực
phát triển cho Hà Nội
Trao đổi với báo chí, ông Dương
Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP
Hà Nội, cho biết Bí thư Thành ủy
Vương Đình Huệ đặc biệt quan tâm,
thường xuyên chỉ đạo sát sao việc
triển khai xây dựng đồ án quy hoạch
phân khu đô thị sông Hồng.
ÔngTuấn cho biết theo định hướng,
quy hoạch phân khu đô thị sôngHồng
xác địnhđây là khuphát triểnmột hành
lang xanh, mang tính chất không gian
trung tâm của đô thị trung tâm. Khu
vực này kết nối phía bắc và phía nam
sông Hồng để tạo ra các đặc thù giá
trị không gian riêng và đây cũng là
nội dung cơ bản chính của quy hoạch
chung thủ đô Hà Nội được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
“Ngày 25-2, Thường trựcThành ủy
đã góp ý, định hướng cơ bản về quy
hoạch khu vực đặc biệt này. Trước
đây quy hoạch sông Hồng là kỳ vọng
lớn, thậm chí mong muốn triển khai
thành một kỳ tích. Tuy nhiên, vướng
phải một số vấn đề đến nay mới dần
tháo gỡ được” - ông Tuấn nói.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội
cho hay khu vực nghiên cứu quy
hoạch là khu vực phức tạp, tồn tại
quá trình lịch sử với những vấn đề
đất đai, xây dựng, đặc biệt là an sinh
cho người dân sống tại khu vực bờ
bãi mất ổn định một thời gian dài.
Bên cạnh đó phải đảm bảo mục tiêu
số một là phải giải quyết tốt vấn đề
phòng chống lũ và đê điều.
“Khó khăn chính từ những vấn đề
này. Chúng ta phải đảmbảomột không
gian thoát lũ tốt với cao trình khoảng
15 m đối với đê cấp đặc biệt tả, hữu
ngạn sông Hồng. Đồng thời phải đảm
bảo các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến
khu vực nàymàThủ tướngChính phủ
đã phê duyệt quy hoạch phòng chống
lũ trong đó có sông Hồng, trong đó
quy định chặt chẽ các khu vực an
toàn phòng chống lũ” - ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, quá trình triển khai
đến nay đồ án quy hoạch phân khu
đô thị sông Hồng đã cơ bản hoàn
thành, đồng bộ hóa triển khai nội
dung quy hoạch chung thủ đô và quy
hoạch phòng chống lũ sông Hồng,
đồng thời khai thác một vùng phát
triển đô thị để kiến tạo những giá trị
không gian trung tâm.
“Trước đây chúng ta hay nói là
chúng ta quay lưng với sông Hồng thì
ngày nay sẽ quay mặt ra sông Hồng
để kiến tạo các không gian giá trị của
trục không gian hành lang xanh quan
trọng” - phó chủ tịch UBND TP Hà
Nội nhấn mạnh.•
Phối cảnhmột trong những đề án cai tạo sôngHồng được đề xuất từ năm2007. Ảnh: TP
Quy hoạch phân khu đô
thị sôngHồng tỉ lệ 1/5000
nghiên cứu quy hoạch đoạn
sôngHồng dài 40 km (từ
cầuHồngHà đến cầuMễ
Sở) với quymô diện tích
11.000 ha, dân số khoảng
280.000 đến 320.000 người.
Đà Nẵng thiếu quỹ đất cho giao thông tĩnh
Sáng 3-3, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng có buổi làm
việc với Sở GTVT TP về tình hình thực hiện công tác Đảng
và các nhiệm vụ chính trị của sở. Chủ trì buổi làm việc gồm
các ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy, ông Lương
Nguyễn Minh Triết - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ
tịch HĐND TP và ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP.
Báo cáo với Thường trực Thành ủy, Giám đốc Sở GTVT
TP Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay năm 2020, đơn vị tập
trung thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm được TP giao. Cụ
thể là đưa vào vận hành tuyến buýt Đà Nẵng - Huế, xây
dựng cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng giao thông trên địa bàn
quận Hải Châu và Thanh Khê, đẩy nhanh tiến độ xây dựng
các bãi đỗ xe công cộng.
Theo ông Trung, Ban Thi đua - Khen thưởng TP Đà Nẵng
đã kiểm tra và xác nhận Sở GTVT hoàn thành xuất sắc ba
nhiệm vụ nói trên trong năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh
nhiều kết quả đạt được thời gian qua, hoạt động của ngành
GTVT Đà Nẵng còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Theo đó, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh khu vực trung
tâm TP còn thiếu so với yêu cầu. Tình trạng ùn tắc giao
thông cục bộ tại một số nút giao thông trọng điểm vào giờ
cao điểm vẫn còn diễn ra. Tỉ lệ vận chuyển hành khách
công cộng bằng xe buýt của TP chưa đạt như dự kiến.
Ngoài ra, tiến độ triển khai thi công một số công trình
giao thông động lực, trọng điểm có chậm trễ so với yêu cầu.
Trong khi đó, việc chỉ đạo, đôn đốc của Sở GTVT đối với
các ban quản lý dự án gặp khó khăn, vướng mắc. “Theo quy
định hiện nay, các sở quản lý chuyên ngành không trực tiếp
quản lý hoạt động của các ban quản lý dự án chuyên ngành”
- ông Trung cho hay.
Cũng theo ông Trung, việc kêu gọi đầu tư các bãi đỗ
xe công cộng còn chậm vì thiếu quỹ đất và cơ chế, chính
sách hỗ trợ. Ngành GTVT đã nghiên cứu, đề xuất nhiều
lần nhưng không được các sở, ngành ủng hộ do bãi đỗ xe
không thuộc danh mục dự án được ưu đãi đầu tư.
Tháng 3-2020, UBND TP Đà Nẵng thống nhất phương án
đầu tư bãi đỗ xe theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) kèm
chính sách hỗ trợ. Đến tháng 6-2020, Quốc hội thông qua
Luật PPP và đến nay chưa có nghị định, thông tư hướng
dẫn để làm cơ sở thực hiện.
Từ những khó khăn trên, Sở GTVT TP Đà Nẵng kiến
nghị TP ưu tiên quỹ đất cho giao thông tĩnh. Các địa
phương cần chủ động thực hiện và tích cực hỗ trợ Sở
GTVT trong việc tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng các
bãi đỗ xe khu vực trung tâm TP, khu vực du lịch. Tiếp tục
rà soát quỹ đất, nhà đang cho thuê gần hết hạn, các quỹ đất
chuẩn bị đấu giá… để đề xuất bổ sung vào quy hoạch và
đầu tư làm bãi đỗ xe công cộng…
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook