13
Đời sống xã hội -
ThứBảy27-3-2021
Gần 70.000 thí sinh sẽ dự thi
đánh giá năng lực ra sao?
Ngàymai (28-3), gần 70.000 thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi đánh giá năng lực của
ĐHQuốc gia TP.HCM. Đây là đợt thi có số thí sinh đông nhất từ trước tới nay.
PHẠMANH
K
ỳ thi lần này sẽ diễn ra
đồng loạt tại 21 cụm
thi với 65 địa điểm
thi ở bảy địa phương, gồm
TP.HCM, Bến Tre,An Giang,
Nha Trang (Khánh Hòa), Đà
Nẵng và hai điểm thi mới so
với mọi năm là Bạc Liêu và
Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
6.000 nhân sự phục
vụ công tác tổ chức thi
Đây là năm thứ tư diễn
ra kỳ thi đánh giá năng lực
(ĐGNL) này và cũng là đợt
thi thu hút đông thí sinh (TS)
nhất từ trước tới nay.
Tiến sĩ NguyễnQuốcChính
(Giám đốc Trung tâm Khảo
thí và đánh giá chất lượng đào
tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM)
cho biết năm nay ĐH Quốc
gia TP.HCM tổ chức hai đợt
thi ĐGNL.
Ở đợt 1 này, có khoảng
74.000 TS đăng ký dự thi
nhưng chỉ gần 70.000 TS
hoàn tất hồ sơ để đủ điều
kiện dự thi. Trong bảy địa
phương có tổ chức cụm thi,
TP.HCM là nơi có đông TS
nhất với 14 cụm thi, 35 điểm
thi. Tổng số phòng thi gần
1.500 với khoảng 50.000 TS
đăng ký dự thi. ĐH Quốc gia
TP.HCM phải huy động gần
6.000 nhân sự để phục vụ
công tác tổ chức thi.
Theo Tiến sĩ Chính, năm
nay do cả nước vẫn trong
tình hình ứng phó với dịch
COVID-19 nên việc tổ chức
kỳ thi phải được chuẩn bị
đặc biệt và kỹ lưỡng hơn.
Như triển khai xuyên suốt
quy định phòng chống dịch,
thực hiện nguyên tắc 5K của
BộY tế (khẩu trang, khai báo
y tế, khoảng cách, không tập
trung và khử khuẩn).
Mỗi TS và cán bộ coi thi
phải thực hiện khai báo y tế
trước khi vào phòng thi, được
đo thân nhiệt và yêu cầu đeo
khẩu trang. Các cụm thi đều
phải phối hợp với các cơ sở
y tế địa phương để đảm bảo
hỗ trợ công tác phòng dịch.
ĐHQuốc giaTP.HCMcũng
lưu ý trong buổi thi, TS chủ
động báo với nhân sự làm
công tác thi tại điểm thi nếu
có những biểu hiện sốt, ho,
khó thở.
Riêng những TS có biểu
hiện sốt, ho, khó thở hoặc
các triệu chứng khác liên
quan đến COVID-19 trong
thời gian thi sẽ không tiếp
tục làm bài và được cán bộ
y tế đưa đến khu vực riêng
để theo dõi.
Đề thi sẽ như thế nào?
TS Nguyễn Quốc Chính
cho biết đề thi năm nay sẽ ổn
định như mọi năm, cấu trúc
và độ phân hóa không thay
đổi. Đây là đề thi ĐGNL nên
nội dung đề sẽ cung cấp rất
nhiều thông tin, TS không
cần nhớ quá nhiều, mà quan
trọng làTS biết dựa vào những
thông tin đề cung cấp để giải
quyết vấn đề.
Riêng với một vài câu hỏi
về hiểu và nhớ, đề sẽ không
ra những nội dung mà các
TS đã được giảm tải do điều
kiện dịch bệnh.
Theo Tiến sĩ Chính, đề thi
được xây dựng cùng cách tiếp
cận như đề thi SAT(Scholastic
Assessment Test) của Mỹ và
đề thi TSA (Thinking Skills
Assessment) của Anh.
Bài thi gồm 120 câu hỏi
trắc nghiệm với thời gian
làm bài 150 phút. Đề thi tích
hợp kiến thức ở nhiều lĩnh
vực như tiếng Việt, văn học,
Đề thi nhằm đánh
giá khả năng suy
luận và giải quyết
vấn đề, không
đánh giá khả năng
học thuộc lòng của
các em, từ đó đánh
giá các năng lực cơ
bản để học đại học
của TS.
Ban thư ký đang kiểmtra hồ sơ các phòng thi. Cụmthi đánh giá năng lực tại TrườngĐHNha Trang.
Ảnh: QUỐCCHÍNH
kiến thức tiếngAnh tổng quát,
toán học, khoa học tự nhiên
(vật lý, hóa học, sinh học) và
lĩnh vực khoa học xã hội (địa
lý, lịch sử).
Đề thi nhằm đánh giá khả
năng suy luậnvà giải quyết vấn
đề, không đánh giá khả năng
học thuộc lòng của các em, từ
đó đánh giá các năng lực cơ
bản để học đại học của TS.
Tiến sĩ Chính cho rằng đó
cũng là lý do ĐH Quốc gia
TP.HCMkhông choTSmang
đề ra ngoài sau khi dự thi vì
kỳ thi thực hiện theo thông
lệ quốc tế, để đánh giá được
năng lực từng TS, hạn chế
việc các TS cứ tích lũy theo
bộ đề để ôn tập, dẫn đến việc
luyện thi, học tủ.
“Các em nên đi thi với một
tinh thần thoải mái. Sát ngày
thi, việc các em tập trung ôn
thi thì tốt nhưng các em nên
học ôn một cách nhẹ nhàng,
thoải mái, theo hướng khái
quát, tránh học lệch, học
tủ” - Tiến sĩ Chính khuyên.
Ngoài ra, Tiến sĩ Chính
cũng lưu ý để chuẩn bị tốt
trước khi vào thi, TS đi thi
phải bình tĩnh, phải nắm kỹ
thông tin và chuẩn bị đầy đủ
giấy tờ cần thiết như giấy tờ
tùy thân, giấy báo thi, các
dụng cụ cần thiết như bút,
thước, máy tính (loại được
phép theo quy định), atlat; đeo
khẩu trang; khai báo y tế…
“Vì kỳ thi chỉ diễn ra trong
một buổi nên TS phải nắm
thông tin về địa điểm thi để
có phương án di chuyển, đến
phòng thi trước giờ tập trung
khoảng 30 phút. Đặc biệt, TS
cần chuẩn bị tốt về sức khỏe
và tâm lý để đảm bảo làm
bài thi hiệu quả nhất” - Tiến
sĩ Chính lưu ý.•
Vụ nghi ngộ độc patê chay trong bún riêu: Chưa tìm ra nguyên liệu
Ngày 5-4 có kết quả thi đợt 1
Theo kế hoạch của ĐHQuốc giaTP.HCM, kết quả thi đợt 1
sẽ được dự kiến công bố một tuần sau khi thi, tức ngày 5-4.
Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi
từ ngày 4-5 đến 4-6. TS có thể dự thi một hoặc cả hai đợt
thi, kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được dùng làm căn cứ
xét tuyển.
Để xét tuyển vào các đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM,
TS sẽ đăng ký xét tuyển online qua hệ thống của kỳ thi. Thời
gian đăng ký sẽ được ĐH này thông báo sau. Mỗi TS được
đăng ký nhiều nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp
theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. TS đã trúng tuyển
nguyện vọng cao rồi thì sẽ không xét các nguyện vọng
thấp hơn nữa.
Được biết, đến thời điểm này, theo ĐH Quốc gia TP.HCM,
tổng số trường sử dụng kết quả này để tuyển sinh là gần 75
trường ĐH, CĐ. Chỉ tiêu bằng phương thức này năm 2021
của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng
lên. NhưTrường ĐH KHXH&NV tối đa 50%, Trường ĐH Bách
khoa dành tối đa 70%…
Hòa nhạc gây quỹ “Vì một triệu cây tre Việt”
Ngày 26-3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
tỉnh Bình Dương cho biết đã có báo cáo kết quả
bước đầu vụ việc một người dân tại Bình Dương
tử vong và năm người khác đang nguy kịch nghi
do ngộ độc do patê chay.
Người bị tử vong là bà CNM (42 tuổi, ngụ TP
Thủ Dầu Một, Bình Dương) với nguyên nhân bị
viêm não, viêm tủy và viêm thân não.
Theo báo cáo ban đầu, ngày 20-3, bà M. và
bà CNH đi chợ mua nguyên liệu để nấu bún
riêu (trong đó có chả chay và patê chay) để nấu
cho các Phật tử đang sinh hoạt tại miếu Chiêu
Liêu (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một)
ăn trưa. Dùng bữa trưa tại đây có khoảng 25-30
người.
Sau bữa trưa, bà M. có biểu hiện cứng lưỡi, khó
nuốt và nhanh chóng được chuyển đi bệnh viện
cấp cứu.
Tiếp đó, một số người khác cùng ăn trưa với
bà M. cũng có biểu hiện tương tự và cũng được
chuyển đi bệnh viện cấp cứu.
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định bà M.
và bà H. là người trực tiếp đi mua nguyên liệu để
nấu bún riêu. Tuy nhiên, bà M. đã tử vong, còn bà
H. đang cấp cứu tại BV Nhân dân 115 trong tình
trạng nguy kịch nên chưa xác định được chính xác
các nguyên liệu đã mua và mua ở đâu.
Hiện tại, đoàn liên ngành vẫn đang tiếp tục điều
tra lấy mẫu chả chay và patê chay trên thị trường
để xét nghiệm tìm độc tố vi khuẩn Clostridium
Botulinum.
Đoàn liên ngành cũng tuyên truyền đến người
dân không sử dụng sản phẩm chả chay, patê chay
hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ,
không nhãn mác, hình dáng không còn nguyên vẹn.
Hiện tại có năm người cùng ăn trưa với bà M.
đang được cấp cứu tại BV Nhân dân 115 và BV
Nhi đồng 2 trong tình trạng nguy kịch.
LÊ ÁNH
Ngày 3-4, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ tổ chức chương
trình hòa nhạc vì môi trường với tên gọi “Thanh âm núi rừng”.
Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch “Vì một
triệu cây tre Việt” do quỹ “Khăn ấm cho em” cùng với sự tài trợ của
các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến bảo vệ
môi trường.
Theo ban tổ chức, trong nam 2021, hưng toi muc tieu vi mot bau
khong khi trong lanh hon, dự án se thuc hien viec trong rung tre va
cam ket tinh ben vung cua he sinh thai tre.
Chương trình hòa nhạc gây quỹ trồng rừng tre được tổ chức nhằm
nâng cao nhận thức về tre, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên - con người
Tây Bắc cũng như các vấn đề môi trường tại địa phương, đồng thời
tôn vinh các nét đẹp văn hóa nghệ thuật bản địa của Yên Bái.
Chiến dịch kêu gọi được nhiều nghệ sĩ tham gia hưởng ứng và
phát động như diễn viên - NSND Trung Anh, diễn viên Trọng
Hưng, Thanh Hương, Ngọc Lan, nghệ sĩ Hoàng Xuân, giám đốc
âm nhạc Phan Thủy, chỉ huy dàn nhạc Nguyễn Khắc Thành, đạo
diễn Hoàng Trọng Thanh, ca sĩ Hiền Mai, Kiều Dung, hợp xướng
Gió Xanh...
TN