3
Cảnh báo nguy cơ
“tham nhũng
chính sách”
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà
Nội) thì cảnh báo tình trạng
“tham nhũng chính sách”.
“Nếu rà soát thật kỹ, lật
đi lật lại tất cả quy định và
đặt chúng trong mối quan
hệ tổ chức thực hiện thì có
thể nhận thấy có những quy
định nếu như không giám sát
chặt chẽ quá trình tổ chức
thực hiện thì rất có thể dẫn
đến nguy cơ tham nhũng
chính sách” - ĐB Mai nói.
Theo ĐBMai, tham nhũng
chính sách có thể hiểu là
việc cố tình đưa vào các
đạo luật, những quy định
khi thực hiện sẽ đem lại
lợi ích không chính đáng
cho một số tổ chức, cá nhân
nhất định. Hành vi này đặc
biệt nguy hiểm vì nó tạo ra
khung pháp lý bảo vệ cho
hành vi tham nhũng.
ĐB Mai phân tích: “Ủy
ban Thường vụ QH đã ban
hành nghị quyết đề nghị rà
soát và loại bỏ tất cả những
quỹ hoạt động không hiệu
quả. Tuy nhiên, hiện nay, bên
cạnh những quỹ hoạt động
hiệu quả thì vẫn tồn tại hơn
40 quỹ tài chính ngoài ngân
sách, trong đó có những quỹ
gây lãng phí rất lớn. Điều
Thời sự -
ThứBảy27-3-2021
Theo ĐB Nguyễn
Mai Bộ, nếu không
có sự liêm chính
trong quá trình
soạn thảo, thẩm tra
dự án luật thì sẽ tạo
ra những văn bản
pháp luật rất nhiều
khuyết tật…
tham nhũng chính sách
hay giữa nhiệm kỳ của khóa trước; không để đến cuối
nhiệm kỳ mới xây dựng phương án. Phương án nhân
sự do Hội đồng Bầu cử quốc gia quyết định, như luật
định hiện nay chỉ làm quy trình lần cuối để thực hiện
công tác nhân sự ĐBQH mà thôi.
Trên cơ sở định hướng nhân sự khung để thực hiện
quy hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng nguồn ĐBQH, đặc
biệt là ĐB chuyên trách các cấp. Khi đã có cơ chế tạo
nguồn quy hoạch, bồi dưỡng, lựa chọn một cách chủ
động, khoa học, chặt chẽ, rộng mở thì chúng ta mới
có nguồn để lựa chọn ra những ĐBQH thực sự có tâm,
có tầm như mong đợi của nhân dân; khắc phục được
những tình trạng là trước kỳ bầu cử QH phải đốt đuốc
đi tìm nhân sự.
Đại biểu
PHÙNG VĂN HÙNG
(Cao Bằng):
Đừng “làm cho cây táo
nhưng rào cây sung”
Trong nhiệm kỳ vừa qua, một số ĐBQH chuyên
trách được biệt phái từ các cơ quan của Chính phủ.
Tôi cho rằng việc này đang có tác động ảnh hưởng
tới chất lượng, hiệu
quả hoạt động của
QH.
Ông cha ta có
câu “ăn cây nào rào
cây nấy”, có một số
ĐBQH chuyên trách
làm việc trước QH
nhưng lại không ăn
cơm QH. Việc đề
bạt, cân nhắc vẫn do
cơ quan Chính phủ
trực tiếp quyết định
thì làm sao họ có thể
toàn tâm toàn ý hoạt động cho QH, toàn tâm toàn ý
vì lợi ích của nhân dân.
Do vậy, tôi đề nghị khi chuyển ai đó về làm ĐBQH
chuyên trách thì toàn bộ chế độ, chính sách của ĐB
sẽ được áp dụng như mọi ĐBQH chuyên trách khác
để phòng ngừa tình trạng “làm việc cho cây táo
nhưng lại đi rào cho cây sung”.
CHÂN LUẬN - TRỌNG PHÚ
ghi
đáng băn khoăn là trong 72
đạo luật được QH khóa XIV
thông qua thì vẫn có đến 1/4
số đạo luật chứa quy định
thành lập và duy trì các quỹ
tài chính ngoài ngân sách”.
Ngoài ra, theo ĐB Mai,
các quy định liên quan đến
quản lý đất đai như bồi
thường giải phóng mặt bằng,
định giá đất, đấu giá quyền
sử dụng đất, thực hiện ưu
đãi về quy trình thủ tục, về
phân cấp phân quyền các
dự án, những mảnh đất có
thể phát sinh nguy cơ tham
nhũng chính sách.
ĐB Ngô Trung Thành
(Đắk Lắk) nói rằng: Tham
nhũng chính sách cần phải
được phát hiện và loại bỏ.
Tuy vậy, ông Thành nói với
quy trình xem xét cho ý kiến
thông qua luật tại QH như
hiện nay thì nhiều điều khoản
“cài, cắm” trong các dự án
luật đã được chỉnh lý hoặc
thậm chí là được loại bỏ.
“Có những nội dung dự án
luật QH đã quyết định cần
được để lại để nghiên cứu,
chuẩn bị thêm. Có không ít
nội dung mới được bổ sung
vào các dự án luật theo ý
kiến của các vị ĐBQH.
Tất cả những điều đó, tôi
tin rằng không có chỗ cho
tham nhũng chính sách xảy
ra trong các đạo luật” - ông
Thành nói.
Cuối buổi thảo luận, ĐB
Vũ Thị Lưu Mai nói lại:
“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều
quy định nếu như không
giám sát chặt chẽ sẽ dẫn
đến nguy cơ tham nhũng
chính sách. Tôi cũng muốn
nói rằng chúng ta nên tỉnh
táo nhìn nhận những vấn đề
làm chưa tròn, thay vì chỉ
nói về thành tích không thôi
thì có lẽ sẽ là phiến diện”.•
Lấy phiếu tínnhiệm
với 3mức:Nhânvăn
nhưngkhóđịnh lượng
“Trong hoạt động vừa qua, hoạt động lấy phiếu tín
nhiệm ở Quốc hội (QH) khóa XIV đã mang lại hiệu ứng
tích cực và những đóng góp của những người được lấy ý
kiến đã được ghi nhận một cách công bằng. Tuy nhiên,
qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi nhận được câu hỏi của người
dân rằng “ông/bà thấy việc lấy phiếu tín nhiệm là mang
tính thực chất hay không?”” - đại biểu (ĐB) Vũ Thị Lưu
Mai kể.
Bà cho rằng đằng sau câu hỏi đó là băn khoăn, lo lắng
của người dân và cử tri chờ đợi điều gì nhiều hơn thế. ĐB
của Hà Nội cho rằng cần phải đánh giá việc tổ chức lấy
phiếu tín nhiệm.
Theo đó, ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm
thấp có thể đề cao tính nhân văn nhưng cũng có thể ảnh
hưởng đến tính mạch lạc trong việc đánh giá. “Nhiều ý
kiến cho rằng việc để ba mức như vậy sẽ khó so sánh
trong đánh giá kết quả những người được lấy phiếu tín
nhiệm” - ĐB Vũ Thị Lưu Mai nói.
ĐB Ngô Trung Thành nói việc lấy phiếu tín nhiệm là
một quy định rất tiến bộ của QH nước ta, khác với bỏ
phiếu bất tín nhiệm như ở các nước. Các nước bỏ phiếu
bất tín nhiệm chỉ khi có vấn đề thực sự, tức là có bê bối
hay có sự việc nghiêm trọng xảy ra, chứ không lấy phiếu
tín nhiệm trong điều kiện bình thường như ở nước ta. Vì
vậy, họ chỉ có hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Ở nước ta, nếu phải đưa ra theo quy trình bỏ phiếu tín
nhiệm thì chúng ta cũng sẽ có hai mức là mức tín nhiệm
và không tín nhiệm như họ.
“Do đó, quy định ba mức tín nhiệm: tín nhiệm, tín
nhiệm cao, tín nhiệm thấp trong quy trình lấy phiếu tín
nhiệm ở nước ta trong điều kiện bình thường, theo tôi cho
rằng là hợp lý” - ông Thành nói.
ĐB Vũ Thị Lưu Mai trao đổi lại rằng: “Xét dưới giác độ
toán học mà nói, nếu như để ba mức như vậy sẽ rất khó
cho việc lượng hóa một cách chính xác. Chúng tôi đã làm
phép tính để mà tính toán, đưa ra một con số cuối cùng
đối với kết quả để lấy phiếu là rất khó”.
Bà cũng nói ba mức tín nhiệm như thế sẽ rất khó so
sánh cho việc ai cao hơn, ai thấp hơn.
“Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ đánh giá một cách cảm
tính thì có thể thấy rằng phương án đó rất là nhân văn và
cũng đưa ra một kết quả tương đối chính xác. Nhưng nếu
nói về mức độ chính xác một cách tuyệt đối thì tôi nghĩ
rằng chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm sẽ đảm bảo
tính chính xác tuyệt đối cao hơn” - ĐB Mai bày tỏ.
CHÂN LUẬN
Chủ tịchCầnThơ
đối thoại với 83chủtịch
xã, phường, thị trấn
Lần đầu tiênUBNDTP CầnThơ tổ chức
cuộc đối thoại này để lắng nghe các ý kiến
từ các lãnh đạo cơ sở.
Chiều 26-3, UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị
gặp gỡ, đối thoại giữa chủ tịch UBND TP với 83 chủ
tịch UBND xã, phường, thị trấn năm 2021.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TP Cần
Thơ Trần Việt Trường cho biết đây là một sự kiện
ý nghĩa và thiết thực, được thực hiện lần đầu tiên
trong năm 2021 nhằm lắng nghe, giải quyết và tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc những vấn đề thuộc thẩm
quyền của UBND TP…
Theo đó, ông Trường đề nghị không báo cáo thành
tích của đơn vị mà đi thẳng vào các vướng mắc
thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP, chủ tịch
UBND TP. Đồng thời các lãnh đạo, các sở, ngành
liên quan cần tập trung đưa ra các giải pháp, hướng
dẫn cho cơ sở giải quyết các vướng mắc thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước chuyên ngành.
Một trong các nội dung ông Trường đề nghị nêu
là các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ
trong khâu vận hành các quyết sách của TP, ví dụ
như là “trên nóng - dưới lạnh, trên quyết liệt - dưới
thờ ơ”, làm sao để các khó khăn, vướng mắc của
người dân, của doanh nghiệp phải được tháo gỡ kịp
thời từ TP đến cơ sở.
Tại buổi đối thoại đã có 11 chủ tịch xã, phường,
thị trấn phát biểu ý kiến với hàng chục phản ánh,
kiến nghị liên quan đến các vấn đề quản lý trật tự đô
thị, quy hoạch, môi trường...
Cụ thể, chủ tịch UBND phường An Bình (quận
Ninh Kiều) phản ánh về tình trạng khó quản lý trong
việc xây dựng không phép, sai phép xảy ra trên địa
bàn phường thời gian qua và đề xuất được hỗ trợ về
phối hợp xử lý vi phạm. Đồng thời lãnh đạo phường
này cũng phản ánh việc thi công đường Hoàng Quốc
Việt gây ô nhiễm môi trường vì quá bụi bặm.
Trả lời về đường Hoàng Quốc Việt thi công gây ô
nhiễm, Giám đốc Sở GTVT Lê Tiến Dũng cho biết
ngay trong tuần tới sẽ cử đoàn xuống kiểm tra để
chấn chỉnh kịp thời.
Đối với phản ánh của chủ tịch UBND phường
Long Hưng (quận Ô Môn) về một nhà máy chế biến
phụ phẩm cá gây mùi hôi, người dân phản ánh nhiều
lần, ông Đỗ Thanh Thảo, Giám đốc Sở TN&MT, cho
biết “tôi hỏi mấy anh chuyên môn thì như mùi cá
kho. Việc kiểm tra, đong đếm mùi này là khó”. Tuy
nhiên, ông cho biết cơ sở này cũng giảm quy mô sản
xuất và sắp tới sở cũng sẽ tiếp tục kiểm tra thêm…
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ
Trần Việt Trường đề nghị chủ tịch UBND các xã,
phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
về công tác chuẩn bị bầu cử; tiếp tục thực hiện mục
tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế; xây
dựng môi trường đầu tư thông thoáng; tập trung xây
dựng chính quyền cơ sở gần dân, sát dân…
“Hiện TP có 412 hộ nghèo và 13 hộ chính sách
nghèo có nhu cầu xây dựng nhà ở. Trong đó có 219
hộ có đất sẵn, còn lại chưa có đất. Chỗ nào chưa có
đất, tôi đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, xã,
phường, thị trấn quan tâm tìm đất. Chủ tịch UBND
TP và các đồng chí thường trực UBND TP sẽ đi vận
động tiền xây. Phấn đấu một năm, hai năm sẽ làm
dứt điểm, không để người nghèo không có nhà ở
nữa” - ông Trường nói.
NHẪN NAM
Chủ tịchUBNDTP Cần Thơ Trần Việt Trường cùng các lãnh
đạo sở, ngành tại buổi đối thoại. Ảnh: NHẪNNAM