7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-3-2021
Kiến nghị làm rõ nguồn gốc hai viên đạn
Liên quan vụ án, tòa còn kiến nghị làm rõ nguồn gốc và chủ sở hữu hai viên
đạn đã đưa đi giám định để không bỏ lọt hành vi phạm tội.
Đây là hai viên đạn được cơ quan điều tra thu giữ tại nơi ở của các bị cáo,
qua giám định là vũ khí quân dụng nên có dấu hiệu phạm tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo Điều 304 BLHS 2015.
Tòa từng nhiều lần yêu cầu làm rõ vấn đề này nhưng theoVKS, Dũng không
thừa nhận số đạn này là của Dũng.
Trước đó, tòa từng nhiều lần yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm cố ý gây
thương tích của mẹ Dũng và của người sống chung như vợ chồng với Dũng
nhưng VKS nói không đủ căn cứ.
Tòa cũng từng yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sống
chung như vợ chồng với Dũng về tội bắt giữ người trái pháp luật do cô này
biết rõ và đủ khả năng giải thoát cho bị hại nhưng lại không hành động, để
mặc hậu quả xảy ra.Tuy nhiên,VKS cho rằng người này vàmẹ của Dũng không
biết, không giúp sức nên không phải đồng phạm.
18 tuổi, đang mang thai tháng thứ
sáu) đến nhà của Dũng và Huyền ở
xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh,
TP.HCM chơi. Khi chị Ý chuẩn bị đi
về thì Dũng nói với Huyền và Khang
giữ lại để yêu cầu anh L. (anh ruột
chị Ý) đến trả nợ.
Từ ngày 19-3 đến 10-4-2019, các
bị cáo nhiều lần sử dụng nhiều hung
khí nguy hiểm và thủ đoạn nguy hiểm
đê hèn, man rợ để gây thương tích
cho bị hại.
Các bị cáo sử dụng pháo nổ đốt
ném vào người bị hại; sử dụng cây
gỗ, tuýp sắt, dây xích bằng kim loại
làm hung khí để gây thương tích; sử
dụng bình gas mini khò lửa đốt vào
cơ thể bị hại; dùng nhựa cây đốt nóng
chảy nhiễu vào cơ thể bị hại; dùng vòi
xịt nước áp suất mạnh xịt vào cơ thể
bị hại; dùng tay, chân đánh, đá vào
vùng nguy hiểm, vùng bụng bị hại...
gây nhiều thương tích cho bị hại và
khiến bị hại bị sảy thai.
Tại tòa, luật sư bảo vệ cho bị hại
cho biết vụ việc ba năm trước rất kinh
hoàng và vẫn còn ám ảnh bị hại.
Đối với luận cứ trình bày và đề nghị
của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của bị hại, HĐXX xét thấy luận
cứ bảo vệ và đề nghị của các luật sư
không có điểm khác so với nhận định
của HĐXX nên ghi nhận.
Phía bị cáo mong được hưởng mức
án dưới khung truy tố nhưng đề nghị
này bị tòa bác bỏ.
Theo tòa, quá trình giam giữ bị
hại, các bị cáo nhiều lần bắt trói,
nhốt bị hại tại nhà, đã xâm phạm
quyền tự do thân thể, sinh hoạt bình
thường của bị hại. Các bị cáo thực
hiện hành vi phạm tội mang tính
liên tục, cùng lúc phạm nhiều tội
nên nếu cho bị cáo hưởng án dưới
khung là làm mất đi tính nghiêm
minh của pháp luật.•
PHƯƠNG LOAN
N
gày 26-3, sau thời gian nghị
án kéo dài, TAND huyện Bình
Chánh, TP.HCM đã tuyên án
vụ án cô gái 18 tuổi bị tra tấn đến
sảy thai hồi tháng 3-2019 gây xôn
xao dư luận.
Hành vi tàn bạo,
vô nhân đạo
HĐXX tuyên phạt Nguyễn Minh
Dũng (chủ mưu, cầm đầu của vụ án)
30 năm tù, Nguyễn Thị Ngọc Huyền
(em gái Dũng) 19 năm tù cùng về ba
tội bắt giữ người trái pháp luật, cố ý
gây thương tích và tàng trữ trái phép
chất ma túy.
Cộng với bản án 15 năm tù về tội
mua bán trái phép chất ma túy mà
TAND TP.HCM đã tuyên phạt trước
đó, tổng hợp hình phạt chung bị cáo
Huyền phải chấp hành là 30 năm tù.
Bị cáo Trần Nhật Khang bị tòa
tuyên phạt 16 năm tù về tội bắt giữ
người trái pháp luật và tội cố ý gây
thương tích.
Ngoài ra, các bên thỏa thuận được
với nhau về bồi thường dân sự và đề
nghị tòa ghi nhận như sau: Ngoài số
tiền mà các bên đã tự nguyện thực
hiện bồi thường trước đây thì các
bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi
thường tiếp cho bị hại tổng số tiền
69,3 triệu đồng.
HĐXX nhận định những hành vi
mà các bị cáo đã sử dụng đối với bị
hại là hành vi tra tấn, bắt trói, nhốt,
trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Ngoài
ra, các bị cáo biết rõ bị hại là phụ nữ
đang mang thai. Giữa các bị cáo và
bị hại không có mâu thuẫn gì.
Tuy nhiên, để giải quyết mâu thuẫn
cá nhân với người khác, các bị cáo đã
thực hiện hành vi tàn nhẫn, vô nhân
đạo gây thương tích cho bị hại nên
thuộc trường hợp phạm tội có tính
chất côn đồ. Tỉ lệ tổn thương cơ thể
do thương tích gây nên cho bị hại Hồ
Như Ý là 69%.
Tra tấn cô gái 18 tuổi
đến sảy thai
Do có quen biết trước nên ngày
19-3-2019, chị Hồ Như Ý (khi đó
Ba bị cáo tại tòa sáng 26-3. Ảnh: PL
Chủ mưu đánh cô gái
đến sảy thai bị
30 năm tù
Bị cáo NguyễnMinhDũng chủmưu, cầmđầu vụ tra tấn cô gái
18 tuổi đến sẩy thai bị tòa tuyên phạt 30 năm tù về ba tội.
Theo HĐXX, các bị cáo
thực hiện hành vi phạm
tội mang tính liên tục,
cùng lúc phạm nhiều tội
nên nếu cho bị cáo hưởng
án dưới khung là làmmất
đi tính nghiêmminh của
pháp luật.
Thụ lý, giải quyết
bồi thườngngay vụ
viết thêmvào bản cung
VKSNDTối cao yêu cầu VKSND tỉnh Phú Yên
chỉ đạo thực hiện ngay việc thụ lý, giải quyết yêu
cầu bồi thường của bà NguyễnHồng Ngọc Anh.
VKSND Tối cao vừa có công văn yêu cầu viện trưởng
VKSND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị liên quan thực
hiện ngay việc thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường của
bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh theo đúng quy định pháp luật.
VKSND Tối cao yêu cầu VKSND Phú Yên chủ động phối
hợp với các cơ quan liên quan xác định trách nhiệm hoàn trả
của người thi hành công vụ. Đồng thời báo cáo kết quả thụ
lý, giải quyết về Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử hình sự (Vụ 7) VKSND Tối cao trước ngày 20-4.
Theo công văn trên, ngày 1-3, Vụ 7 nhận công văn của
VKSND tỉnh Phú Yên báo cáo thỉnh thị, xin ý kiến về việc
giải quyết bồi thường đối với bà Ngọc Anh. Sau khi trao
đổi với liên ngành các cơ quan trung ương và báo cáo lãnh
đạo VKSND Tối cao, Vụ 7 hướng dẫn giải quyết yêu cầu
bồi thường vụ việc của bà Anh như trên.
Công văn của VKSND Tối cao cũng nêu rõ các yêu cầu
đối với VKSND tỉnh Phú Yên được căn cứ theo Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017.
Như
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần phản ánh, bà Ngọc
Anh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) là người bị các cơ
quan tố tụng TP Tuy Hòa (Phú Yên) khởi tố, truy tố, xét
xử oan trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy.
Sau khi bị làm oan, bà Anh yêu cầu các cơ quan tiến
hành tố tụng TP Tuy Hòa bồi thường. Tuy nhiên, thời gian
qua, có nhiều quan điểm khác nhau của các cơ quan từ
trung ương đến địa phương về việc xác định cơ quan giải
quyết bồi thường oan cho bà Anh.
Trong thông báo trả lại đơn yêu cầu bồi thường của
bà Anh, TAND TP Tuy Hòa cho rằng theo khoản 4 Điều
35 Luật TNBTCNN thì cơ quan giải quyết bồi thường là
VKSND TP Tuy Hòa.
Bà Anh gửi đơn cho VKSND TP Tuy Hòa thì cơ quan
này trả lại đơn, khẳng định: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều
36 Luật TNBTCNN thì trách nhiệm bồi thường thuộc
TAND TP Tuy Hòa.
Trong công văn trả lời TAND tỉnh Phú Yên, TAND Tối
cao xác định cơ quan giải quyết bồi thường là VKSND
TP Tuy Hòa. Đây cũng là ý kiến của Cục Bồi thường nhà
nước (Bộ Tư pháp) trước đó.
Trong công văn hướng dẫn VKSND tỉnh Phú Yên,
VKSND Tối cao nêu: Căn cứ khoản 3 Điều 34 Luật
TNBTCNN thì trách nhiệm giải quyết bồi thường cho bà
Anh thuộc Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa.
Tháng 9-2020, UBND tỉnh Phú Yên có công văn đề nghị
Bộ Tư pháp hướng dẫn xác định cơ quan giải quyết bồi
thường đối với bà Anh. Ngày 5-2-2021, Bộ Tư pháp có công
văn gửi UBND tỉnh Phú Yên, xác định VKSND TP Tuy Hòa
có trách nhiệm giải quyết bồi thường đối với bà Anh.
Tuy nhiên, cuối tháng 2, VKSND tỉnh Phú Yên có công
văn gửi VKSND Tối cao, thể hiện quan điểm không đồng
ý với hướng dẫn của Bộ Tư pháp và cho rằng Cơ quan
CSĐT Công an TP Tuy Hòa có trách nhiệm giải quyết bồi
thường cho bà Anh. Bởi vì việc điều tra viên viết thêm
nội dung vào biên bản hỏi cung bị can những nội dung
nhằm buộc tội bà Ngọc Anh là nguyên nhân chính dẫn đến
việc xét xử oan đối với bà này. (Tháng 10-2020, điều tra
viên này đã bị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm,
tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội
làm sai lệch hồ sơ vụ án)
Từ vụ việc trên, tháng 6-2020, báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức tọa đàm ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia
hàng đầu về hình sự, đa số cho rằng VKSND TP Tuy Hòa
là nơi có trách nhiệm giải quyết bồi thường oan.
TẤN LỘC
Tọa đàmdo báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ chức. Ảnh: H.GIANG