9
Sân bay có thêm làn đón khách
cho xe công nghệ
Cảng vụ Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xác nhận trong tháng 4 sẽ
mở thêm làn E để hành khách đón xe công nghệ.
Theo đó, cảng đã thống nhất với Be Group trong tháng 4 này sẽ mở làn
E tại nhà xe TCP đối diện ga quốc nội sân bay nhằm tạo thuận lợi cho hãng
xe công nghệ này khi đón trả khách.
Be Group cũng xác nhận thông tin này. Theo đó, phía Cảng vụ Hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ mở làn E để Be Group đón trả khách tại
sân bay. Hiện tại, Be Group sẽ lên phương án để điều tài xế, cập nhật ứng
dụng cho phù hợp. Trước mắt, Be Group sẽ bố trí nhân sự điều phối, sắp
tài nhằm bảo đảm trật tự, kiểm soát giá cả.
quốc tế Tân Sơn Nhất đã điều chỉnh
phân làn trên đường nội cảng - ga
quốc nội. Tình hình giao thông bên
trong sân bay cũng được cải thiện.
Theo ông Trần Quang Lâm, thời
gian qua tổ công tác đã nhanh chóng
điều chỉnh tổ chức giao thông, xử lý
các bất cập về hạ tầng khi nhận được
góp ý và phản ánh của các đơn vị có
liên quan trong nhóm, hạn chế tối đa
nguy cơ ùn tắc giao thông tại khu vực.
Đặc biệt, nhiều đơn vị tham gia
vào nhóm Viber hoạt động rất tích
cực, có sự trao đổi thông tin về tình
hình giao thông, tình hình lượng hàng
hóa. Từ đó, các đơn vị chủ động bố
trí lực lượng xử lý nên tình hình giao
thông đã được kiểm soát.
Song song đó, nhiều công trình
xây dựng đã hoàn thành kịp tiến độ
và đưa vào sử dụng, tạo sự chuyển
biến tích cực, kéo giảm ùn tắc giao
thông tại khu vực sân bay.
Trông chờ vào
các dự án lớn
Theo tổ công tác, hiện năm công
trình hạ tầng giao thông khu vực Tân
Sơn Nhất đã hoàn thành và góp phần
giải quyết ùn tắc giao thông.
Cụ thể như xây dựng cầu vượt tại
nút giao thông đường Trường Sơn -
đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi
- vành đai ngoài, quận Tân Bình; xây
dựng đườngTân SơnNhất - Bình Lợi
- vành đai ngoài; xây dựng cầu vượt
thép tại nút giao ngã sáu Gò Vấp…
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có
năm dự án đang chuẩn bị triển khai
xây dựng, song tiến độ các dự án còn
chậm ở khâu giải phóng mặt bằng và
thi công. Từ đó ảnh hưởng đến lộ trình
lưu thông trên các tuyến đường xung
quanh khu vực. Bên cạnh đó, một số
đơn vị thi công chưa chấp hành đúng
quy định của Sở GTVT về việc hạn
chế thi công, sửa chữa, duy tu các công
trình đường bộ…Cộng thêmcông tác
phối hợp xử lý sự cố giữa đơn vị chủ
quản các công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình ngầm còn chậm trễ đã dẫn
đến tình trạng ùn ứ cục bộ tại đây.
Theo ông Lâm, để đảm bảo giao
thông cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
xung quanh sân bay. Đơn cử là một
số dự án như xây dựng nhà ga hành
khách T3 Cảng hàng không quốc tế
Tân SơnNhất. Đối với dự án này, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ
trương đầu tư và dự kiến hoàn thành
trong 37 tháng từ khi phê duyệt chủ
trương đầu tư.
Các đơn vị cũng cần sớm triển khai
đồngbộdựánxâydựngđườngnốiTrần
Quốc Hoàn - Cộng Hòa (song hành
đường Cộng Hòa). Hiện Sở GTVT
đã báo cáo UBND TP về phương án
ranh dự án, quy mô dự án. TP đã có
công văn gửi Bộ Quốc phòng về thỏa
thuận phương án ranh dự án và thống
nhất quy mô xây dựng. Hiện nay, Bộ
Quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc rà soát, thực hiện thủ tục
bàn giao đất quốc phòng để tiến hành
các bước tiếp theo.
Một số dự án khác cần sớm triển
khai và hoàn thành như dự án mở
rộng đườngHoàngHoaThám từ cổng
doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến
đường Cộng Hòa, quận Tân Bình; dự
án cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số
2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường
Thăng Long, quận Tân Bình; dự án
nângcấp,mởrộngđườngTrườngChinh
ĐÀOTRANG
M
ới đây, Tổ công tác liên ngành
đảm bảo trật tự an toàn giao
thông khu vực Tân Sơn Nhất
vừa tổng kết ba năm công tác.
Đại diện tổ là Tổ trưởng Trần
Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT
TP.HCM, đã có những đánh giá về
thực trạng giao thông khu vực này.
Khu vực Tân Sơn Nhất
đang quá tải
Tổ công tác đánh giá theo quy
hoạch, sân bayTân Sơn Nhất có công
suất 25 triệu lượt hành khách/năm và
một triệu tấn hàng hóa/năm. Thực tế
khai thác trong giai đoạn 2017-2020,
bình quân mỗi năm sản lượng hành
khách đạt được 34,4 triệu lượt/năm
(vượt 1,4 lần công suất quy hoạch),
sản lượng hàng hóa đạt bình quân
0,63 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, vào dịp nghỉ, cuối năm,
lễ, tết…, nhu cầu vận chuyển hàng
hóa cũng như hành khách luôn tăng
cao đột biến. Lượng xe lưu thông
trên các tuyến đường xung quanh
khu vực sân bay rất lớn, vượt quá
khả năng thông hành của hầu hết
tuyến đường trong khu vực.
Theo ý kiến của nhiều người dân,
khu vực Tân Sơn Nhất là một trong
những điểm nóng về giao thông, đặc
biệt là giờ cao điểm. Hàng loạt tuyến
đường như Trần Quốc Hoàn, Cộng
Hòa, Hoàng Văn Thụ thường xuyên
quá tải, kẹt xe vào giờ cao điểm. Điều
nàyđã gâykhókhăn chongười dânkhi
thamgia giao thông và chưa phát huy
khả năng kết nối với các khu vực. Do
đó, TP cần sớm đưa ra các giải pháp
để kéo giảm ùn tắc cho khu vực này.
Trước thực trạng trên, thời gian
qua Sở GTVT và tổ công tác đã có
nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an
toàn giao thông. Trong đó có tổ chức
điều chỉnh giao thông tại 43 vị trí,
khu vực và tuyến đường. Điển hình
như điều chỉnh tốc độ lưu thông và
cho phép xe hai bánh lưu thông trên
làn ô tô vào giờ cao điểm trên đường
TrườngChinh; cải tạo kích thước hình
học tại giao lộ Trường Chinh - Cộng
Hòa; lắp đặt dải phân cách di động
tại giao lộ Trường Chinh - Hồ Đắc
Di. Bên cạnh đó, Cảng hàng không
ĐườngHoàngHoaThám,mộttrongnhữngconđườngxungquanhkhuvựcsânbayTânSơnNhấtthườngxuyênkẹtxe. Ảnh:NGUYỆTNHI
Cần sớm triển khai các dự án
giao thông khu vực Tân Sơn Nhất
Sở GTVT TP.HCMnhận định phải sớm triển khai các dự án giao thông xung quanh khu vực
sân bay Tân SơnNhất.
(đoạn từ đường Cộng Hòa đến đường
Âu Cơ), quận Tân Bình và quận Tân
Phú; dự án nâng cấp, mở rộng đường
Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ đường Lê
TrọngTấnđếnđườngCộngHòa), quận
Tân Bình và quận Tân Phú.
Cùng với các giải pháp trên, thời
gian tới còn cần thực hiện các giải
pháp phi công trình như thường
xuyên theo dõi, rà soát, điều chỉnh
tổ chức giao thông trên các tuyến
đường xung quanh sân bay khoa học,
hợp lý. Ngoài ra, xây dựng phương
án huy động, bố trí lực lượng đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, điều
tiết giao thông linh hoạt.
Đặc biệt cần rà soát, bổ sung hệ
thống camera, tăng cường xử phạt
nguội qua hình ảnh và tuần tra xử
phạt các trường hợp dừng xe, đỗ
xe không đúng quy định, lưu thông
ngược chiều trên các tuyến như đường
Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng...
Ông Lâm chia sẻ: “Trước tình
hình trật tự an toàn giao thông trên
địa bàn TP có nhiều diễn biến phức
tạp, nhất là khu vực sân bay Tân Sơn
Nhất, tổ công tác kiến nghị UBND
TP tiếp tục duy trì hoạt động của tổ
trong giai đoạn 2021-2025”.•
Thu hồi gần 22.000 m
2
đất bờ biển Khánh Hòa để làm công viên
Đơn cử là một số dự án
như xây dựng nhà ga
hành khách T3 Cảng
hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất. Đối với dự
án này, hiện Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt
chủ trương đầu tư và dự
kiến hoàn thành trong 37
tháng từ khi phê duyệt
chủ trương đầu tư.
Ngày 26-3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa, xác nhận đã giao các cơ quan chức năng tỉnh
này tiến hành thủ tục, tham mưu tỉnh thu hồi 21.772 m
2
đất
thuộc dự án công viên Phù Đổng ở ven biển TP Nha Trang.
UBND tỉnh sẽ giao UBND TP Nha Trang quản lý, đầu tư
xây dựng công viên phục vụ cộng đồng.
Theo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, năm 2012, tỉnh giao
gần 24.000 m
2
đất bên bờ biển Nha Trang cho Công ty TNHH
Invest Park Nha Trang thực hiện dự án công viên Phù Đổng.
Trong đó, có gần 2.900 m
2
được giao cho doanh nghiệp
theo hình thức thuê, trả tiền thuê đất hằng năm để xây dựng
các công trình kinh doanh trên mặt đất như nhà hàng, hồ
bơi, quán bar... với thời hạn thuê đến năm 2042.
Phần còn lại 21.772 m
2
được giao không thu tiền sử dụng
đất để xây dựng các công trình gồm công viên cây xanh,
đường sử dụng chung, nhà vệ sinh công cộng. Sau khi xây
dựng xong theo quy hoạch, chủ đầu tư phải bàn giao cho
UBND TP Nha Trang quản lý.
Tuy nhiên, theo UBND TP, sau khi được giao dự án, chủ
đầu tư chỉ xây dựng các hạng mục nhà hàng, hồ bơi để kinh
doanh. Phần xây dựng công viên chưa được xây dựng hoàn
thiện như thiết kế được phê duyệt.
Đến nay, Công ty TNHH Invest Park Nha Trang chưa
bàn giao hạng mục công viên cho UBND TP quản lý. Trong
khi đó, công viên Phù Đổng gần như ngừng hoạt động, khu
vực dự án bị bỏ hoang, gây ô nhiễm…
Trước đó, tháng 1-2021, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu
hồi 10.000 m
2
mặt nước biển ở phía đông đường Trần Phú
từng cho Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa thuê để kinh
doanh, phục vụ khách ở khu resort Ana Mandara và Evason
Ana Mandara. UBND tỉnh giao diện tích mặt nước biển này
cho UBND phường Lộc Thọ, TP Nha Trang quản lý để làm
bãi tắm công cộng.
TẤN LỘC