13
Thọ Truyền, Quốc vụ khanh
đặc trách văn hóa của chính
quyền Sài Gòn, lại biết đến
thư pháp công phu của ông
Thuận nên có ý mời ông đưa
tác phẩm vào Sài Gòn triển
lãm. Tuy nhiên, số lượng
trang sách lúc bấy giờ vẫn
còn khiêm tốn và chưa đa
dạng nên ông Thuận khất lần.
Trong thư đề ngày 25-11-
1970, ôngMai ThọTruyền đặt
vấn đề: “Năm 1962, ở New
York, tôi có thấy một cuốn
Thánh kinh viết tay theo lối
chữ Gothique sắc sảo như in
và xưa gần 10 thế kỷ. Cuốn
từ điển của em nếu đem vào
PHƯƠNGNAM
C
ũng đã hơn chục năm
rồi không gặp ông Phạm
Ngọc Thuận thì sáng
2-4, bất ngờ tôi gặp lại ông
qua video call nhờ kết nối
của anh Phạm Văn Minh,
nguyên Hiệu trưởng Trường
THCS Bình Thạnh (huyện
Tuy Phong, Bình Thuận).
Ông Thuận vẫn còn minh
mẫn lắm và ông vẫn nhớ từng
chi tiết hơn chục năm trước
khi hai bác cháu gặp nhau,
cùng “soi” từng trang viết
của ông.
Ngỡ ngàng không tin vào
mắt mình rồi sau đó sững sờ
đến bái phục, có lẽ đó là tâm
trạng của hầu hết mọi người
khi xemqua những trang sách
viết bằng tay như in của nhà
bút pháp Phạm Ngọc Thuận.
Nhiều nhà văn, học giả hàng
đầu lúc bấy giờ đều nghiêng
mình bái phục trước bút pháp
như thần của ông. Đến mức
học giả Nguyễn Hiến Lê đã
phải ghi nhận tài năng của
ông Thuận là “không tiền
tuyệt hậu!” (nôm na là độc
nhất vô nhị).
Chữ đều tăm tắp
như máy in,
không một lỗi nhỏ
Năm nay ông Thuận đã 88
tuổi, sống trong căn từ đường
được xây dựng từ năm 1903
ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy
Phong, Bình Thuận như để
chiêm nghiệm về một nghệ
thuật do chính ông là người
khai sinh nhưng lại không
có hậu duệ.
Năm 1967, chân phải của
ông Thuận bị gãy trong một
vụ tai nạn giao thông và không
thể làm được việc nặng. Từ
đó, với ngòi bút sắt “bắp
chuối” và mực Pelikan của
Đức, ông Thuận bắt đầu khai
sinh ra nghệ thuật thư pháp
công phu. Viết chỉ để giết
thời gian, song càng viết ông
Thuận càng mê rồi nhập tâm
viết quên cả ăn uống, quên
cả khái niệm thời gian. Ông
Thuận cho biết nghệ thuật thư
pháp công phu được chia làm
hai cách: Viết như in và viết
chữ chừa trắng tô đen. Cách
viết đầu tiên, muốn viết một
trang 13 x 19 cm phải mất hết
10 ngày mới hoàn thành; còn
cách viết thứ hai để hoàn tất
một trang, ông Thuận phải
mất đến gần ba tháng.
Chọn cuốn
Việt Nam danh
nhân từ điển
với độ dày hơn
1.000 trang, ông Thuận gò
lưng nắn nót suốt 10 năm trời
nhưng chỉ viết được nửa cuốn.
Để cho ra một trang chép tay
như in, ngoài việc tỉ mỉ nắn
nót từng dấu chấm phẩy, từng
chân chữ, ôngThuận còn phải
chia cột, chừa lề sao cho thật
thẳng và đều nhau. Theo ông
Thuận, muốn thế phải vừa viết
từ trái sang phải và viết thụt lùi
như chữHán từ phải sang trái.
Bởi thế những trang sách viết
tay của ông Thuận luôn làm
người xem kinh ngạc vì đều
tăm tắp, không một lỗi nhỏ.
Ông Thuận tâm sự chữ X
là chữ làm ông khốn khổ nhất
vì rất khó viết sắc nét trong
cái kẻ của nó và phải mất nửa
tiếng gò đi gò lại ông mới
vừa lòng. Trong khi chữ T
là chữ dễ viết hơn cả trong
24 chữ cái…
Quốc vụ khanh trả giá
50 cây vàng
Năm 1970, không hiểu
bằng cách nào mà ông Mai
Trang sách viết tay như in của ông PhạmNgọc Thuận. Ảnh: P.NAM
Đứt ruột bán toàn bộ tác phẩm
để lấy 2.000 USD sửa căn từ đường
Tiếc thay, cơm áo, gạo tiền luôn đeo đuổi người nghệ
sĩ và ông Thuận cũng không là ngoại lệ. Năm 2000, căn từ
đường trăm tuổi của ông dột nát trầm trọng và có nguy cơ
đổ sụp nên ông đành đổi tất cả tác phẩm của cả đời mình
để lấy 2.000 USD sửa nhà. Bây giờ ông chỉ còn giữ lại vài
trang của cuốn
Việt Nam danh nhân từ điển
để lâu lâu lấy
ra ngắm nghía, hoài niệm.
Người đang sở hữu toàn bộ tác phẩmcủa ôngThuận hiện
ởTP.HCMnênmỗi khi thấy nhớ tác phẩmcủamình, ông liền
đón xe đò vào TP này ngồi hàng giờ bên những trang sách
ố vàng. Vài năm trở lại đây, do lớn tuổi, sức khỏe yếu nên
dù rất nhớ những trang viết củamình, ông cũng không thể
đón xe vào TP.HCM như trước đây nữa...
Họ đã nói
“Đây là một thiên
tài đặc biệt và là
một nghệ sĩ thật
đáng lưu tâm để
giới thiệu.”
Thượngtọa
ThíchMinhChâu
Phải dùng từ
“TUYỆT” dành cho
một nghệ sĩ tài hoa
Tôi khẳngđịnh từ nay vàmãi
mãi các thế hệ mai sau hiếm
thấy có một ai có thể viết chữ
sắc sảo như máy in hoàn toàn.
Tôi phải dùng cái từ để ca ngợi
một con người hiếm thấy và
hiếmcóhiệnnay cũngnhưmai
sau về sự chép sách bằng tay
như photocopie: Từ ấy đứng
trên cái đẹp tầm thường đó là
từ TUYỆT.
Tôi tán thán nhà nghệ sĩ tài
hoađã khổ luyệncũngnhưkhổ
hạnhtrongnhiềunămngồimiệt
mài khắc ghi và nắn nót từng
chữ viết. Một sự kiên nhẫn phi
thường hiếm thấy!
Bản viết của học giả, dịch giả
GIẢN CHI - NGUYỄN HỮUVĂN
Đời sống xã hội -
ThứBảy3-4-2021
Gặp lại người có tài viết tay
“không tiền tuyệt hậu”
Viết tayđẹpnhư invàhọc giảNguyễnHiếnLêđãphải ghi nhận tài năng củaôngThuận là “không tiền tuyệt hậu”.
thư viện quốc gia hay viện
bảo tàng, về sau sẽ có cái
giá trị quý báu như thế. Sẵn
thư viện sắp hoàn thành, tôi
có ý mua để đặt vào một chỗ
trang trọng lưu về hậu thế và
tôi đề nghị 1 triệu đồng…”.
Ông Thuận chưa nhận được
số tiền tương đương 50 cây
vàng lúc bấy giờ vì chưa hoàn
thành cuốn sách. Nhưng năm
1973, ông quyết định chở chữ
nghĩa của mình đi triển lãm
theo lời mời củaHộiViệt -Mỹ
và ĐHVạn Hạnh. Ngoài nửa
cuốn
Việt Nam danh nhân từ
điển
, ba trang Thánh kinh viết
tay bằng tiếng Pháp, hai lá bồ
đề viết chữ bằng bút sắt, ông
Thuận còn mang theo một số
bức tranh do mình vẽ.
Thời điểm đó, giới trí thức
Sài Gòn vô cùng xôn xao về
cuộc triển lãm với tuyệt kỹ
bút pháp vô song của ông
Thuận. Không những sinh
viên Trường Mỹ thuật Gia
Định mà sinh viên ở Viện
ĐHVạn Hạnh, Văn Khoa và
cả sinh viên trường y cũng
kéo nhau đến nườm nượp để
thưởng lãm. Ông Flood, Giám
đốc Hội Việt - Mỹ Sài Gòn,
nhận định: “Người ta chỉ có
thể phục sự kiên nhẫn vô biên
của nghệ sĩ. Có lẽ công trình
độc đáo của đời sống vị này
chứa đựngmột thông điệp triết
lý nào chăng!” (nguyên văn
tiếng Anh, Nguyễn Hiến Lê
dịch). Còn Thượng tọa Thích
Minh Châu, Viện trưởngViện
ĐHVạn Hạnh, thì ghi vào sổ:
“Đây là một thiên tài đặc biệt
và là một nghệ sĩ thật đáng
lưu tâm để giới thiệu”.•
Ông Phạm
Ngọc
Thuận với
ngòi bút
bắp chuối
viết nên
tuyệt kỹ
thư pháp.
Ảnh: P.NAM
Ngày 2-4, Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cho biết vừa cứu
thành công một nữ bệnh nhân bị đột quỵ não cấp.
Theo đó, chiều 29-3, chị TTTT (sinh năm 1996, trú
quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đang đi làm thì đột ngột
mệt, nói khó, yếu tay chân phải. Chị T. nhanh chóng được
chuyển đến BV Đà Nẵng.
Tại Khoa cấp cứu, bệnh nhân diễn tiến nặng hơn với rối
loạn tri giác, liệt nửa người phải. Ngay lập tức, quy trình
cấp cứu đột quỵ cấp được BV kích hoạt.
Bệnh nhân được chụp CT scan sọ não và sử dụng thuốc
tiêu huyết khối trong vòng chưa đầy 30 phút kể từ lúc
nhập viện. Hình ảnh chụp CTA mạch máu não sau đó ghi
nhận có tổn thương hẹp nặng gốc động mạch cảnh trong
trái và tắc hoàn toàn động mạch não giữa trái.
Bệnh nhân được khẩn trương đưa đến phòng DSA. Tại
đây, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp nội mạch, nong và
đặt stent vào gốc động mạch cảnh trong bên trái. Đồng
thời lấy thành công huyết khối ở vị trí động mạch não
giữa trái.
BS Dương Quang Hải, Phó Trưởng Khoa đột quỵ, cho
biết sau can thiệp, tình trạng tri giác bệnh nhân cải thiện
nhanh, sức cơ phục hồi dần. Bệnh nhân tiếp tục được theo
dõi, điều trị tại khoa và xuất viện sau năm ngày trong tình
trạng tỉnh táo hoàn toàn, yếu kín đáo nửa người phải.
“Tất cả công đoạn trong quá trình điều trị được thực
hiện trong 2 giờ đồng hồ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các Khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh và đột quỵ. Bệnh
nhân hồi phục gần như hoàn toàn, tuy nhiên vẫn cần được
tái khám định kỳ để được theo dõi và đánh giá thường
xuyên” - BS Hải cho hay.
BS Hải khuyến cáo người dân khi có các dấu hiệu của
đột quỵ cấp như méo miệng, yếu liệt tay chân, nói khó,
mất thăng bằng... cần đến ngay BV để được cấp cứu trong
thời gian vàng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh
nhân đột quỵ có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế rất cao.
Người dân cần tư vấn về đột quỵ có thể gọi đến Khoa
đột quỵ (BV Đà Nẵng), số điện thoại: 0898244555. Hoặc
gửi tin nhắn vào fanpage: Khoa đột quỵ - BV Đà Nẵng để
được tư vấn cụ thể.
TÂMAN
2 giờ cứu bệnh nhân 25 tuổi bị đột quỵ não cấp