8
Cónghị quyết “cứu”, dựán
ngăntriều10.000tỉkhinàoxong?
Theo chủ đầu tư, sau khi có nghị quyết tháo gỡ khó khăn, cùng với sự triển
khai của UBNDTP.HCM thì dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng sẽ về đích trong
năm2021.
KIÊNCƯỜNG
N
gay ngày đầu tháng 4,
Chính phủ đã có nghị
quyết về việc tiếp tục
triển khai dự án Giải quyết
ngập do triều khu vực TP.HCM
có xét đến yếu tố biến đổi khí
hậu giai đoạn 1 (dự án ngăn
triều 10.000 tỉ đồng). Đây được
xem là động thái “cứu” dự án
quan trọng đang tạm ngừng
thi công nhiều hạng mục này.
Cần thêm sáu tháng
để hoàn thành
Đại diện chủ đầu tư (CĐT)
dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng
(Công tyTNHHTrungNamBT
1547) cho biết: “Sau khi có nghị
quyết từ Chính phủ, tiếp theo
sẽ là các động thái từ UBND
TP.HCM triển khai nghị quyết
này. Nếu được giải ngân, tháo
gỡ khó khăn thì chúng tôi cần
sáu tháng nữa để hoàn thành
dự án (tính từ lúc nhận được
tiền giải ngân)”.
Nhưvậy, nhiềukhảnăng trong
năm 2021 dự án ngăn triều trị
giá 10.000 tỉ đồng sẽ về đích.
Trước đó, báo cáo của CĐT
cho thấy hàng loạt hạng mục
của dự án ngăn triều 10.000 tỉ
đồng ngừng thi công khiến nhà
đầu tư thiệt hại chi phí lên đến
hàng tỉ đồng mỗi ngày.
CĐTcũng cho rằng khúcmắc
lớn nhất của dự án hiện nay là
phụ lục hợp đồng BT gia hạn
thời gian hoàn thành dự án (hết
hạn từ ngày 26-6-2020) chưa
được ký kết. Khi phụ lục hợp
đồng không được ký thì ngân
hàng không thể giải ngân số
tiền 1.800 tỉ đồng còn lại, dẫn
đến dự án bị đình trệ.
Theo CĐT, chi phí phát sinh
do ngừng thi công dự án (một
số hạngmục) từ ngày 15-11 đến
15-12-2020 lên đến hơn 45,6
tỉ đồng. Đó là các chi phí nhân
công, máy móc, khấu hao vật
tư, thuê kho bãi bảo quản các
thiết bị chưa lắp đặt tại công
trình, quản lý dự án, lãi vay…
Cập nhật mới nhất từ CĐT
(vào tháng 2 năm nay), hiện
dự án đã đạt tổng giá trị xây
lắp 95%. Ngoài các cửa van đã
được lắp đặt, các hạng mục ở
sáu cống lớn và đê kè đang thi
công nhiều hạng mục.
Cống Bến Nghé đang thi
công hạng mục nhà quản lý,
cống Tân Thuận đang thi công
hoàn thiện, cốngPhúXuân đang
thi công thảm đá thượng - hạ
lưu bờ quận 7 và hoàn thiện
nhà quản lý.
Khu vực cốngMương Chuối
đang hoàn thiện hệ mương cáp,
thảmđá hạ lưu và kè bảo vệ bờ;
cốngCâyKhô thi côngnhà quản
lý, khuôn viên và hoàn thiện các
hạngmục; cống PhúĐịnh đang
thi công nhà quản lý và hệ điện.
Đê kè của cống Cầu Kinh
đang thi công hoàn thiện trạm
bơm, cầu công tác, hệ mương
cáp, các phân khu nhà quản
lý. Đê kè cống Bà Bướm đang
hoàn thiện trạm bơm, cầu công
tác, hệ mương cáp, các phân
khu nhà quản lý. Nhà quản lý
trung tâm đang hoàn thiện và
thi công nhà xưởng, đường
nội bộ, hàng rào công trình…
Khắc phục các tồn tại
pháp lý
Trong nghị quyết vừa ban
hành, Chính phủ cho biết báo
cáo của Bộ KH&ĐT đã chỉ rõ:
Thứnhất,việcUBNDTP.HCM
phê duyệt đề xuất dự án, ký
kết hợp đồng BT với CĐT có
những nội dung chưa phù hợp
theo các nghị định, quyết định
của Chính phủ và Thủ tướng.
Đặc biệt là về phương án thanh
toán cho nhà đầu tư và thẩm
quyền quyết định chủ trương sử
dụng vốn nhà nước thanh toán
cho nhà đầu tư dự án.
Thứ hai, Chính phủ chấp
thuận về nguyên tắc theo đề
nghị của UBND TP.HCM và
các bộ liên quan, chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ, UBND
TP.HCM được tiếp tục triển
khai thực hiện dự án.
Việc tiếp tục triển khai dự án
dựa theo cơ chế đặc thù được
Thủ tướng đồng ý tại thông
báo ngày 20-8-2015 của Văn
phòng Chính phủ và các thủ
tục đã được cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận nhằm bảo
đảm lợi ích về kinh tế - xã
hội, tránh lãng phí nguồn lực
đã đầu tư.
Chính phủ tháo gỡ cho dự
án nhưng các bên liên quan
phải thực hiện việc thanh toán,
quyết toán, kiểm toán theo đúng
quy định của pháp luật. UBND
TP, CĐT, các đơn vị thiết kế,
thi công, tư vấn giám sát theo
chức năng, nhiệm vụ phải chịu
trách nhiệm về hiệu quả chống
ngập, an toàn của công trình dự
án; tránh thất thoát, lãng phí…
Thứba, UBNDTP.HCMchịu
trách nhiệm toàn diện trong quá
trình tổ chức thực hiện hoàn
thành dự án theo đúng quy định
của pháp luật. UBND TP cũng
chịu trách nhiệm thực hiện việc
thanh toán chonhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án theo quy định của
pháp luật và quy định tại hợp
đồng dự án được ký kết.
Đồng thời, UBND TP chịu
trách nhiệm tổ chức rà soát,
trao đổi, đàm phán với nhà đầu
tư; thống nhất giá trị, tiến độ,
điều kiện thanh toán hợp đồng
và nội dung cần thiết khác. Từ
đó làm cơ sở để ký kết phụ lục
hợp đồng theo đúng quy định
của pháp luật.
Song song đó, UBND TP
thống nhất với Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV)
về việc điều chỉnh khoản tái
cấp vốn cho vay thực hiện dự
án theo đúng quy định. Ngoài
ra, UBNDTP.HCM chịu trách
nhiệm tổ chức công tác kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán dự án
theo đúng quy định; chịu trách
nhiệm rà soát, khắc phục tối đa
các tồn tại pháp lý...
•
CốngMương Chuối gần hoàn thiện các hạngmục, trong đó khu vực nhà quản lý cũng đã thành hình. (Ảnh do chủ đầu tư cung cấp)
Không kịp tiến độ
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng là dự án thủy lợi thuộc
Quy hoạch 1547, đượcThủ tướng phê duyệt nhằmchống ngập
úng với giải pháp kiểm soát triều cường và chủ động hạ thấp
mực nước kênh trục.
Dự án được Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần X, nhiệm
kỳ 2015-2020 đồng thuận cho triển khai vào ngày 18-10-2015.
Sau nhiều lần lỡ hẹn thời gian hoàn thành, dự án dự kiến được
hoàn thành vào cuối năm 2020 nhưng rồi không kịp tiến độ.
Hiện dự án đã đạt
tổng giá trị xây lắp
95%, trong đó các
hạng mục ở sáu cống
lớn và đê kè đang
được thi công nhiều
hạng mục.
Nguy cơ chìmphà
VàmCốngởTP.HCM
Sau năm tháng phà VàmCống dịch chuyển
về TP.HCM, đến nay phà đã hư hỏng nặng
và có thể chìmbất cứ lúc nào.
Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích
Thanh niên xung phong (Công ty TNXP) cho biết:
Gần năm tháng đưa phà Vàm Cống về TP.HCM, đến
nay phà vẫn chưa thể hoạt động. Nguyên nhân vì giá
trị của phà chưa được các bên hạch toán cụ thể và
làm thủ tục quản lý tài sản, đưa vào khai thác.
Phà đang bị hư hỏng nặng
Theo Công ty TNXP, đến nay phương tiện đã hết hạn
đăng kiểm và trong tình trạng hư hỏng nặng. Thân vỏ
bị mục rỉ, rách thủng trầm trọng gây ra tình trạng nước
xâm nhập vào hầm máy làm hư hỏng các hệ thống thiết
bị. Công ty TNXP đã bố trí nhiều máy bơm túc trực
thoát nước ngày đêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên
kéo dài, phương tiện có thể bị chìm bất cứ lúc nào.
Vì vậy, công ty này mong TP sớm có chỉ đạo đơn vị
liên quan giao chính thức cho công ty để có phương
án duy tu, sửa chữa phương tiện, đảm bảo đủ điều kiện
an toàn kỹ thuật và sớm đưa vào hoạt động. Được biết
hồi tháng 11-2020, phà Vàm Cống 200 tấn được dịch
chuyển về TP.HCM. Phà đang được neo đậu tại khu
vực thuộc Công ty cổ phần Đóng tàu An Phú (quận 7).
UBND TP giao Sở GTVT phối hợp với Sở Tài chính
tiếp nhận tài sản công theo quy định. Tuy nhiên, Sở
GTVT cho rằng sở không có chức năng tổ chức quản
lý, vận hành phương tiện phà. Vì vậy, Sở GTVT đã
kiến nghị UBND TP xem xét, giao Sở Tài chính nghiên
cứu, hướng dẫn thực hiện việc hạch toán tài sản và
quản lý, vận hành tài sản theo hướng chuyển giao cho
Công ty TNXP quản lý. Trong trường hợp vượt thẩm
quyền, đề nghị Sở Tài chính tham mưu văn bản UBND
TP kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Sớm hướng dẫn hạch toán tài sản
Theo Sở Tài chính, để khai thác vận hành phương
tiện phà 200 tấn D200, Sở GTVT có thể áp dụng
phương thức quản lý vận hành quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 35 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
“Thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành”.
Việc lựa chọn đơn vị có chức năng vận hành phà
được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu, trong khi
hai phà Bình Khánh và Cát Lái đều do Công ty TNXP
quản lý và mục đích ban đầu của UBND TP khi điều
phà 200 tấn này về để phục vụ nhu cầu đi lại của
người dân. Do đó, nếu áp dụng phương thức thuê đơn
vị có chức năng vận hành nêu trên sẽ khó thực hiện.
Mặt khác, theo điểm 4 Điều 1 Nghị định số 32 của
Chính phủ thì doanh nghiệp nhà nước tiếp nhận tài
sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp căn
cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có
thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, thực hiện
ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
thì việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện
giữa cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ
quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội
thuộc TP, không quy định việc điều chuyển tài sản cho
doanh nghiệp, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ
quyết định. Để đảm bảo việc quản lý phà 200 tấn theo
đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế, mới
đây Sở Tài chính kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn
trình tự thủ tục, thẩm quyền, phương thức hạch toán
tài sản và quản lý vận hành tài sản theo hướng chuyển
giao cho Công ty TNXP quản lý.
THU TRINH
Phà VàmCống tại bến phà VàmCống (sôngHậu, nối hai
tỉnhAnGiang - Đồng Tháp) trước khi được đưa về TP.HCM.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
Đô thị -
ThứBảy3-4-2021