071-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy3-4-2021
Trọng Nga và Iran, Trung Quốc
phạm sai lầm chiến lược lớn
Trung Quốc khi siết chặt quan hệ với Nga và Iran phải chấp nhận leo cao hơn trên nấc thang căng thẳng với
phương Tây, khi hai nước này đều có nhiều vấn đề chưa giải quyết được với EU vàMỹ.
VĨ CƯỜNG
T
rong chuyến thăm Iran
ngày 27-3 nằm trong
khuôn khổ đợt công du
liên tục sáu nướcTrungĐông,
Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc (TQ) Vương Nghị đã
cùng người đồng cấp Iran
Javad Zarif ký Thỏa thuận
hợp tác toàn diện TQ - Iran
25 năm, với các nội dung hợp
tác trên phương diện chính trị
và kinh tế. TQ thời gian gần
đây cũng tiến hành siết chặt
quan hệ đối tác chiến lược
với Nga trong bối cảnh hai
nước đang gặp nhiều vấn đề
với phương Tây: Bắc Kinh
bị cáo buộc vi phạm quyền
con người ở khu tự trị Tân
Cương, còn Moscow bị cáo
buộc can thiệp bầu cử tổng
thống Mỹ năm ngoái và đầu
độc nhân vật đối lập Alexei
Navalny.
Theo tờ
The Washington
Examiner
, việc TQ tăng
cường quan hệ với Nga và
Iran trên lý thuyết có thể là
bước khởi đầu cho kịch bản
thành lập một mặt trận thống
nhất phản kháng lại áp lực
từ phương Tây. Tuy nhiên,
trên thực tế, điều này về lâu
dài lại không có lợi cho TQ
về mặt chiến lược khi nội
tại của các mối quan hệ này
đang tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Rủi ro của Trung
Quốc khi thân với Iran
Theo nội dung của thỏa
thuận nói trên, TQ sẽ đầu tư
vào Iran 400 tỉ USD để phát
triển cơ sở hạ tầng và nâng
cấp năng lực quốc phòng. Đổi
lại, Tehran sẽ đảm bảo nguồn
cung dầu mỏ ổn định cho Bắc
Kinh với mức giá ưu đãi. Dù
lãnh đạo hai nước đều đồng ý
thỏa thuận mới sẽ giúp củng
cố hòa bình của Iran và đem
lại lợi ích kinh tế cho đôi bên
thì
TheWashington Examiner
lại cho rằng về mặt tài chính,
thỏa thuận đem lại lợi ích cho
Iran nhiều hơn.
Cụ thể, mối quan tâm của
TQ hiện tại không phải là đầu
tư mà là tìm kiếm ảnh hưởng
chính trị. Bắc Kinh hiểu hiện
tại nước này có một đòn bẩy
mới để làm suy yếu hoặc
ủng hộ có điều kiện các lợi
ích của Washington ở Trung
Đông. Mỹ muốn gây sức ép
để Iran quay lại Thỏa thuận
hạt nhân 2015 (JCPOA) và
TQ đang muốn chứng minh
là nước này có tiếng nói để
thuyết phục Iran làm điều
này. Cái mà Bắc Kinh hy
vọng nhận lại từWashington
là được dỡ bỏ một số hạn
chế về thương mại với các
công ty công nghệ TQ tại thị
trường Mỹ.
Tuy nhiên, dù tính toán kỹ
lưỡng đến đâu, TQ cũng khó
có thể làm“vẹn cả đôi đường”
khi nỗ lựcmở rộng ảnh hưởng
về đối ngoại không hề đơn
giản. Các Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất (UAE) và
SaudiArabia đều cảnhgiác cao
độ trước thỏa thuận mới giữa
TQ và Iran. Những nước này
từ lâu luôn xem Iran là một
mối đe dọa chính trị - an ninh
nghiêm trọng nên sẽ không
dễ chấp nhận những lời giải
thích xoa dịu của Bắc Kinh
rằng thỏa thuận trên không
ảnh hưởng đến các lợi ích an
ninh của họ. Ngoài ra, đối mặt
với sức ép đồng thời từ phía
Mỹ khi Washington lo ngại
về mối quan hệ ngày càng
phát triển với TQ, UAE và
Saudi Arabia sẽ có những lý
do riêng để giảm dần sự hợp
tác với BắcKinh. Kịchbảnnày
cũng có thể xảy ra với Israel,
quốc gia vốn coi Iran là đối
thủ cạnh tranh hàng đầu và
ngày càng nhận ra bản chất
đằng sau những đề nghị hợp
tác kinh tế của TQ.
Đối với Liên minh châu
Âu (EU), khối này nhiều khả
năng cũng sẽ lo ngại rằng
các khoản đầu tư của TQ sẽ
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình (giữa), Tổng thốngNga Vladimir Putin
(trái)
và Tổng thống Iran
Hassan Rouhani (phải) thamdự phiên họp Tổ chức Hợp tác kinh tế ThượngHải (SCO) ở Kyrgyzstan
hồi tháng 6-2019. Ảnh: AP
Đài Loan: Tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng,
gần 50 người thiệt mạng
Đài
CNN
ngày 2-4 đưa tin ít nhất 48 người thiệt mạng
và hàng chục người khác bị thương hoặc vẫn đang mắc
kẹt sau khi một đoàn tàu chở theo hàng trăm hành khách
ở Đài Loan gặp sự cố ở huyện Hoa Liên, trên đường di
chuyển từ TP Đài Bắc tới huyện Đài Đông.
Theo một số nguồn tin địa phương, con tàu bị trật bánh sau
khi đâm trúng một xe tải qua đường và vào đúng thời điểm
tàu đi vào một đường hầm. Tại hiện trường có một xác chiếc
xe tải bị vỡ vụn, bánh và thùng xe nằm sát thành tàu.
Khi gặp nạn, đoàn tàu đang chở theo khoảng 350
người. Khoảng 80-100 người lập tức được sơ tán khỏi
bốn toa tàu đầu tiên, trong khi các toa từ số 5 đến số 8
đã “biến dạng” và rất khó để tiếp cận,
CNN
dẫn lời một
nhân viên cứu hộ cho biết.
Trong thông báo trên trang Twitter chính thức, người
đứng đầu chính quyền Đài Loan - bà Thái Anh Văn cho
biết: “Trước vụ tai nạn tàu hỏa ở Hoa Liên, các cơ quan
khẩn cấp của chúng tôi đã được huy động tối đa để giải
cứu và hỗ trợ các hành khách cũng như các nhân viên
đường sắt bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện
mọi công việc để đảm bảo an toàn cho họ sau vụ tai nạn
thương tâm này”.
PHẠM KỲ
Thuyền trưởng Ý tuồn hàng trăm tài liệu
mật NATO cho Nga
Hãng tin
Reuters
mới đây đưa tin một thuyền trưởng
Hải quân Ý tên Walter Biot vừa bị bắt giữ hôm 30-3 khi
bị phát hiện đang bán cho một tùy viên quân sự Nga nhiều
tài liệu mật của NATO với giá khoảng 5.800 USD.
Cụ thể, các tài liệu này bao gồm 181 bức ảnh được xếp
loại mật, chín ảnh được bảo mật cấp cao và 47 ảnh được
xếp vào hàng tối mật. Ông Biot đã ra hầu tòa vào ngày 1-4
nhưng giữ quyền im lặng. Luật sư Roberto De Vita bào
chữa cho ông Biot nói rằng thuyền trưởng này thừa nhận
đã chuyển thông tin cho nhân viên ngoại giao Nga, song
phủ nhận việc làm rò rỉ tài liệu mật.
Reuters
cho biết so với nhiều đồng minh phương Tây,
Ý là nước có quan hệ tốt đẹp hơn với Nga. Dù vậy, vụ
việc của ông Biot đã khiến chính quyền Rome tức giận,
trục xuất hai nhà ngoại giao Nga (bao gồm tùy viên quân
sự bị bắt quả tang nhận tài liệu từ ông Biot) trong ngày
31-3. Ý cũng tố cáo vụ bê bối gián điệp này là một “hành
động thù địch”.
PHẠM KỲ
Cổng thông tin chính thức của EU vừa ra thông báo
sẽ cùng Iran và Mỹ họp trực tuyến vào ngày 3-4 để thảo
luận khả năng Mỹ quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân
Iran.Thôngbáonêu rõ cuộc họp trực tuyếnnày sẽ donhà
ngoại giao cấp cao của EU EnriqueMora chủ trì, thaymặt
cho Đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại
EU Josep Borrell. Đại diện riêng của Pháp, Nga, Anh, TQ
cùng với Đức cũng sẽ tham dự cuộc họp trực tuyến này.
“Các bên tham gia sẽ thảo luận về khả năng Mỹ quay
trở lại thỏa thuận, cũng như các biện pháp nhằm đảm
bảo rằng các bên sẽ thực hiện thỏa thuận một cách đầy
đủ và hiệu quả” - thông báo cho hay.
Theo hãng tin
Reuters
, động thái trên của EU được
Mỹ đánh giá tích cực. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned
Price khẳng định:“Chúng tôi thực sự hoan nghênh bước
đi tích cực này. Chúng tôi sẵn sàng theo đuổi việc trở lại
tuân thủ các camkết thỏa thuận nếu Iran cũng thực hiện
điều tương tự”. Ông Price cũng cho biết Mỹ đang thảo
luận cùng các đối tác “về cách thức tốt nhất để quay lại
thỏa thuận”.
VớiTQ, thỏa thuận đầu tưTQ
- EU là thỏa thuận quan trọng
nhất kể từ khi nước này ký nghị
định thư về việc gia nhập Tổ
chứcThươngmạiThếgiới(WTO)
năm 2001, trên phương diện
địa kinh tế, địa chính trị cũng
như nhìn từ triển vọng kinh tế
rộng hơn. Do vậy, lãnh đạo Bắc
Kinhphải cânnhắc trước khi có
ý định làm căng hơn tình hình
với EU và Mỹ.
TS
SOURABH GUPTA
,
Viện
Nghiên cứu quan hệ Mỹ - TQ (ICAS)
Họ đã nói
Dù tính toán kỹ
lưỡng đến đâu, TQ
cũng khó có thể làm
“vẹn cả đôi đường”
khi nỗ lực mở rộng
ảnh hưởng về đối
ngoại không hề
đơn giản.
khiến Iran có thêm điều kiện
kinh tế để tăng cường các
hoạt động làm mất ổn định
ở Iraq và Lebanon. Nói cách
khác, thỏa thuận của TQ với
Iran đang làm suy yếu sự tín
nhiệm của Bắc Kinh trong
mắt các đối tác quan trọng
khác với nước này, đồng thời
củng cố thêmnhững cảnh báo
của Mỹ về sự trỗi dậy đáng
lo ngại của TQ.
Trung Quốc - Nga
và bài toán châu Âu
Tương tựnhững gì đang xảy
ra với quan hệ Trung - Iran,
quanhệTrung -Nga ngày càng
trở nên tốt đẹp cũng gây mất
uy tín của TQ trước các đối
tác quan trọng, ở đây là EU.
Dù TQ nhiều lần khẳng định
mongmuốnhợp táccôngbằng,
cùng có lợi với khối này, lãnh
đạo EU có thể sẽ nhận ra rất
khó tin tưởng Bắc Kinh khi
nước này cam kết như vậy
nhưng lại đi siết chặt hợp tác
với Moscow - vốn bị EU xem
là mối đe dọa an ninh thường
trực không thể xem nhẹ.
Điều này, bên cạnh vấn
đề Tân Cương, chắc chắn
dẫn quan hệ hai bên tới một
tương lai căng thẳng và khó
khăn, không có lợi cho việc
đàm phán hợp tác trong lĩnh
vực kinh tế - thương mại. Mặt
khác, viễn cảnh này cũng đang
bắt đầu thành hiện thực khi
một số thành viên Nghị viện
châu Âu mới đây đã cảnh báo
sẽ cân nhắc không phê duyệt
thỏa thuận đầu tư EU - TQ vì
Bắc Kinh ra đòn trừng phạt
nhiều thành viên Nghị viện
châu Âu (EC), mặc cho việc
hai bên đã có hơn 30 vòng
đàm phán liên tục từ năm
2013 đến nay.
“Việc gỡ bỏ trừng phạt đối
với các nghị sĩ là điều kiện
trước tiên để chúng tôi bắt
đầu các cuộc đối thoại cùng
chính phủ TQ về thỏa thuận
đầu tư này” - bà Kathleen van
Brempt, nghị sĩ thuộc Liên
minh Tiến bộ xã hội và dân
chủ (S&D), nhấn mạnh hồi
cuối tháng 3. S&D là nhóm
chính trị lớn thứ hai tại EC
với 145 nghị sĩ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook