083-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy17-4-2021
sản phẩm mà còn có cơ hội
quảng bá thương hiệu, chất
lượng hàng hóa tới khắp cả
nước, tiếp cận thêm nhiều
nguồn khách hàng trong và
ngoài nước”.
Cũng theo anh Đoàn, chỉ
trong ba ngày diễn ra chương
trình, gian hàng của anh đã
bán được hơn 200 sản phẩm
mật ong trên khắp cả nước.
Tương tự, chị Hoàng Thị
Ngọc,Hợp tác xãQuyếtThanh
Mộc Châu, cũng cho biết đã
có gần 500 sản phẩm của đơn
vị tới tay người tiêu dùng khi
lần đầu tham gia bán hàng
trên sàn TMĐT. “Trước đây
chúng tôi chưa nghĩ tới việc
bán hàng trên sàn vì không
nắm bắt được các kỹ thuật
cũng như kỹ năng bán hàng.
Nay hàng hóa của chúng tôi
không chỉ được truyền thông
rộng rãi mà còn lan tỏa được
tính đặc sản vùng miền, nâng
cao giá trị hàng hóa. Tôi hy
vọng trong thời gian tới sẽ có
thêm nhiều lớp huấn luyện,
đào tạo kỹ năng bán hàng để
bà con nông dân có thể tự
quảng bá sản phẩmcủamình”.
Nhiều doanh nghiệp kinh
doanh trà, cà phê, lạp xưởng,
nước mắm, cá khô, chả giò…
cũng cho hay sau khi đưa
hàng lên sàn TMĐT, khách
hàng biết đến nhiều hơn. Nếu
so với kênh tiêu thụ truyền
thống thì doanh thu bán trên
sàn tăng lên gấp nhiều lần
và việc truyền thông cũng
đơn giản, đỡ vất vả hơn rất
nhiều. Đặc biệt, thông qua sàn
TMĐT giảm được nhiều tầng
lớp trung gian nên hiệu quả
kinh doanh cao hơn.
Nông dân lướt
điện thoại,
bán hàng online
Khôngchỉ sànTMĐTSendo
tổ chức bán nông sản mà gần
đâyhàng loạt đặc sảnViệt cũng
có cơ hội lên các sàn TMĐT
khác. Chẳng hạn Hiệp hội
TMĐT (VECOM) phối hợp
cùng sàn TMĐTLazada thực
hiện dự án “Làng nghề đặc
sản online”, đưa các sản phẩm
đặc trưng từ quả dừa Bến Tre
như kẹo dừa, dầu dừa và các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ
đặc trưng lên sàn.
Theo đại diện Lazada,
chương trình đã thu về những
kết quả tích cực, chỉ trong 24
giờ đồng hồ đã có 1.877 sản
phẩm từ dừa Bến Tre được
bán ra cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy việc đưa
nông sản, nhóm hàng thế
mạnh của Việt Nam, lên sàn
TMĐT là một trong những
giải pháp hữu hiệu để giúp
nông sản dần thoát cảnh được
mùa mất giá hoặc phải triền
miên giải cứu. Về lâu dài, đây
được coi là bước đi trong việc
chuyển đổi số trong lĩnh vực
nông nghiệp ở nước ta.
Đại diện sàn TMĐT Sendo
cho biết nhằm hỗ trợ các hộ
kinh doanh, các hợp tác xã
và doanh nghiệp địa phương
đưa sản phẩm đến gần hơn
với người tiêu dùng, công
ty đã tổ chức các buổi tập
huấn cho các hộ kinh doanh,
hợp tác xã… cách đẩy mạnh
quảng bá sản phẩm trên sàn.
“Chúng tôi cũng cắt giảm
tối đa các khâu trung gian
để phân phối sản phẩm tới
người tiêu dùng với giá cả
cạnh tranh nhất. Bên cạnh
THUHÀ
T
rước đây, việc giới thiệu
các đặc sản vùng miền
hoặc tìm đầu ra cho sản
phẩm thường được thông qua
kênh phân phối trực tiếp như
triển lãm, hội chợ, chợ và
kênh bán hàng siêu thị. Tuy
nhiên, trong bối cảnh dịch
COVID-19, những kênh bán
hàng này bị ảnh hưởng khiến
nông sản Việt bị ùn tắc đầu
ra do quá trình giao thương
không thuận lợi.
Để giải quyết bài toán này,
thời gian qua, các đơn vị thuộc
Bộ Công Thương đã kết hợp
cùng các sàn thương mại điện
tử (TMĐT) lớn ở Việt Nam
như Sendo, Voso (Viettel
Post), Tiki… tổ chức hàng
loạt chương trình phân phối
trực tiếp sản phẩm nông sản
từ nhà sản xuất tới người tiêu
dùng thông qua hình thứcmua
bán hàng online.
Đưahàngngànđặc sản
ba miền lên chợ mạng
Ngày 9-4 vừa qua, BộCông
Thương đã phối hợp với Sở
Công Thương tỉnh Sơn La
tổ chức sự kiện “Ngày đặc
sản Sơn La” để đưa các sản
phẩm tiêu biểu như nông
sản sấy, nước trái cây, sữa
Mộc Châu, mật ong nhãn
Sông Mã… lên sàn TMĐT
Sendo. Tính sơ bộ đến thời
điểm hiện tại đã có hơn 3.500
sản phẩm đặc sản của Sơn
La đến tay người tiêu dùng
trên cả nước.
Lần đầu tiên tiếp cận với
hình thức bán hàng trực tuyến
thông qua TMĐT, anh Hoàng
Mạnh Đoàn, Hợp tác xã nuôi
ong mật Sông Mã, chia sẻ:
“Trước đây, kênh phân phối
của đơn vị chủ yếu là bán lẻ
trực tiếp hoặc cung cấp cho
đơnvị trunggian. Naynhờđưa
hàng lên sàn, chúng tôi được
tiếp cận với hình thức kinh
doanh mới. Điều này không
chỉ mở thêm lối đi mới cho
Đưa nông sản lên
sàn TMĐT là một
trong những giải
pháp hữu hiệu để
giúp nông sản dần
thoát cảnh được
mùa mất giá, phải
triền miên giải cứu.
Người tiêu dùng có thểmua đặc sản trên các sàn thươngmại điện tử và được giao hàng
trong thời gian sớmnhất có thể. Ảnh: THUHÀ
Trâu gác bếp, gà đồi… ra thế giới
nhờ chợ online
Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thươngmại điện tử, người nông dân không chỉ tiếp cận được
khách hàng trong nước mà còn cả với khách nước ngoài.
Tại hội thảo “mô hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề
pháp lý đặt ra” do Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư
pháp tổ chức ngày 16-4, ông Hoàng Văn Cương, Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh: Sự ra
đời của mô hình kinh tế chia sẻ như dịch vụ chia sẻ giao
thông (Grab, Gojek, FastGo…), dịch vụ lưu trú (Airbnb,
Travelmob, Luxstay) hay cho vay ngân hàng… đã thúc
đẩy cạnh tranh và tính minh bạch của thị trường hàng hóa,
dịch vụ trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, mô hình này ra đời cũng dẫn tới xung đột lợi
ích giữa các chủ thể kinh doanh truyền thống với chủ thể
kinh doanh chia sẻ trên cùng thị trường sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ. Từ đó làm nảy sinh xung đột lợi ích và mâu
thuẫn trong xã hội. Trong khi Việt Nam lại chưa có đầy đủ
quy định pháp lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ.
Vì vậy, ông Hoàng Văn Cương cho rằng Nhà nước cần
sớm hoàn thiện khuôn khổ hệ thống pháp luật và chính
sách theo hướng vừa đảm bảo các hoạt động kinh tế chia
sẻ, vừa khuyến khích chuyển đổi cũng như phát triển mô
hình kinh tế chia sẻ.
PGS-TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cũng cho rằng
quan trọng nhất là Nhà nước cần phải thay đổi tư duy
về quản lý, chấp nhận cái mới, đồng thời cho phép thử
nghiệm các mô hình tiên phong.
“Hệ thống pháp luật cũng cần sửa đổi với mục tiêu
hướng tới đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp
pháp của các bên tham gia mô hình chia sẻ. Khuyến khích
đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền
kinh tế số” - ông Chung kiến nghị.
VIẾT LONG
đó, chúng tôi hợp tác với
các đơn vị liên quan để truy
xuất nguồn gốc, chất lượng
của hàng hóa sản phẩm” - vị
đai diện chia sẻ.
Cũng là một sàn tiên phong
trong việc mở lối đi mới cho
nông sản Việt Nam, đại diện
Viettel Post khẳng định sẽ
tiếp tục đồng hành, hướng
dẫn nông dân trong việc đưa
các sản phẩm nông sản lên
sàn TMĐT như cách viết nội
dung, chụp ảnh sản phẩm,
livestream bán hàng… cho
đến khi thành thạo quy trình
bán hàng TMĐT. Bên cạnh
đó, khi có bất cứ vướng mắc
nào, người dân đều có thể liên
hệ đến các Viettel Post tại địa
phương để được giải đáp và
hướng dẫn trực tiếp.
“Chúng tôi không kỳ vọng
vào câu chuyện giải cứu vì
đó chỉ là giải pháp tình thế.
Thay vào đó, sàn TMĐT sẽ
là cầu nối để kết nối tiêu thụ
cho bà con ngay cả trong mùa
dịch hay không dịch” - đại
diện Viettel Post khẳng định.
Trước câu hỏi làm sao để
đảm bảo bài toán chất lượng
sản phẩm đến tay người tiêu
dùng, Viettel Post khẳng định
các mặt hàng nông sản bán
trên sàn TMĐT có đầy đủ
thông tin về nguồn gốc xuất
xứ, công khai thông tin quá
trình nuôi trồng, chế biến,
đóng gói... Từ đó giúp người
tiêu dùng tiếp cận thông tin
chính xác về sản phẩm.•
Tạo cơ hội đầu ra cho hàng Việt
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Cục trưởng CụcTMĐT và kinh tế
số (Bộ Công Thương), cho biết hiện nay trên các sàn TMĐT
chủ yếu là bán hàng nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa có
nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng. Trong khi đó, hàng
hóa của doanh nghiệp Việt Nam rất phong phú và chất
lượng không hề kém cạnh nhưng làm thị trường thì rất...
trần ai, khó khăn.
Do đó, để giúp những người sản xuất trong nước, ông
Hải cho rằng cần phải làm thị trường cho hàng hóa Việt để
hàng hóa Việt tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa.
““Gian hàng Việt trực tuyến” là một trong những sáng
kiến mà chúng tôi nghĩ rằng có thể đáp ứng được nhiều
vấn đề trong phát triển hàng Việt. Với sự quản lý về mặt
chất lượng, được bảo trợ của Bộ CôngThương, sự hỗ trợ của
doanh nghiệp logistics thì tôi nghĩ rằng hàng Việt sẽ được
đưa đến thị trường, được tiêu thụ dễ dàng hơn rất nhiều,
nhất là trongmôi trường trực tuyến”- ông Hải nói.
ANHIỀN
Mạnh dạn cho phép thử nghiệm mô hình tiên phong
Các sản phẩmthamgia “Gian hàng Việt trực tuyến” đều được
kiểmsoát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng. Ảnh: AH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook