089-2021 - page 6

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy24-4-2021
đã hướng dẫn ông ĐVC thụ lý vụ
án của ông. Sau khi tòa thụ lý vài
ngày thì Bình gặp ông ĐVC. Bình
nói với ông ĐVC rằng thẩm phán
nói ông đưa 6 triệu đồng để giải
quyết nhưng trước mắt chỉ lấy 3
triệu đồng.
Sau đó, Bình mua một SIM điện
thoại để giả danh thẩm phán liên lạc
với ông ĐVC. Thẩm phán giả xưng
tên và nói hồ sơ đất của ông ĐVC
đang được mình trực tiếp giải quyết.
Do nghe thông tin rõ về hồ sơ đất
đang khởi kiện nên ông ĐVC tin là
thẩm phán thật.
Thẩm phán giả còn nhiều lần mượn
tiền của ông ĐVC. Lúc thì mượn tiền
để nhậu lo công việc cho ông ĐVC.
Lúc thì mượn tiền lo trang trải cho vợ
bệnh, vợ mổ, vợ mất cần tiền lo chi
phí mai táng…
Để tạo lòng tin có khả năng trả
nợ, thẩm phán giả kêu Bình dẫn vợ
chồng ông ĐVC đến một căn nhà
rồi nói nhà này do vợ thẩm phán
mất để lại, sẽ bán để trả cho ông C.
Ông ĐVC tin những thông tin
thẩm phán giả đưa ra là thật nên đã
đưa tiền nhiều lần cho Bình hoặc
chuyển tiền qua số tài khoản của
người khác do thẩm phán giả chỉ
định để đưa lại cho thẩm phán giả.
Ngoài ra, ông C. còn thế chấp bằng
hình thức làm hợp đồng chuyển
nhượng căn nhà của mình lấy 850
triệu đồng đưa cho Bình. Tổng số
tiền Bình đã chiếm đoạt của ông
ĐVC từ tháng 3 đến tháng 9-2019
là 1,55 tỉ đồng.
Ông ĐVC yêu cầu làmbiên nhận thì
Bình viết giấy cho ông ĐVC. Ngoài
ra, Bình còn mua SIM số khác rồi
nhờ người mạo nhận là chị vợ của
thẩm phán gọi cho ông ĐVC. Người
phụ nữ này nói giả là nhận bảo lãnh
khoản nợ, xin khất nợ...
Đến khi ông ĐVC đòi tố cáo đến
TAND quận Ninh Kiều thì Bình mới
nhắn tin cho ông thừa nhận hành vi
giả dối.
Sau đó, Bình bỏ trốn, không trả
tiền nên ông ĐVC tố cáo. Tháng
9-2020, Bình đến công an làm
việc và thừa nhận toàn bộ hành vi
phạm tội.•
NHẪNNAM
N
gày 23-4, TAND TP Cần Thơ
xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Khưu Bình (29 tuổi) 16 năm
tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, tòa còn ghi nhận việc bị
cáo đồng ý bồi thường cho bị hại
1,8 tỉ đồng.
Chín tháng lừa hơn
1,5 tỉ đồng của chú
Tại phiên tòa, thẩm phán chủ tọa
nói với ông C. rằng quan hệ giữa
công dân với các cơ quan hành
chính hoặc tòa án là quan hệ công
việc. Công việc này được giải quyết
theo quy định pháp luật chứ không
phải bằng tiền. Do đó, ông không
nên tin tưởng thái quá để dẫn tới
mất tiền oan.
Nói lời sau cùng, Bình xin được
giảm nhẹ hình phạt để sớm được về
đi làm, từ đó có tiền trả cho chú.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định
rằng Bình lợi dụng sự tin tưởng của
bị hại, dùng thủ đoạn gian dối là
giả danh thẩm phán để mượn tiền
của bị hại, chiếm đoạt 1,55 tỉ đồng
nên cần xử nghiêm. Tuy nhiên, khi
lượng hình, HĐXX có xem xét việc
bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải.
Theo cáo trạng, ông ĐVC và Bình
có mối quan hệ là chú, cháu ruột.
Bình không có nghề nghiệp ổn định,
lại thường xuyên chơi game hơn thua
bằng tiền.
Năm 2019, ông ĐVC có tranh
chấp nhà vớ i ngườ i bà con ở
quận Ninh Kiều. Được sự giới
thiệu, ông ĐVC đi cùng Bình đến
TAND quận Ninh Kiều gặp một
thẩm phán. Tại đây, vị thẩm phán
đã hướng dẫn ông ĐVC cách làm
thủ tục khởi kiện.
Từ đó, Bình biết được ông ĐVC
có nhu cầu tách thửa đất để bán nên
nảy sinh ý định giả danh vị thẩm
phán đã hướng dẫn ông ĐVC để lừa
ông ĐVC.
Chú đòi tố cáo,
cháu nhắn tin nhận tội
Ngày 1-3-2019, TAND quận Ninh
Kiều phân công đúng vị thẩm phán
Bị cáo Khưu Bình tại tòa ngày 23-4. Ảnh: NHẪNNAM
Cháu đóng giả thẩm
phán lừa chú tiền tỉ
Biết chú có vụ việc tranh chấp đất ở tòa nên Bình đã giả danh
thẩmphán đang thụ lý hồ sơ của chú để lừamượn tiền nhiều lần
với hơn 1,5 tỉ đồng.
Ngồi tù vì mua hàng bằng tiền giả
Bình giả thẩm phán, gọi
cho chú nói hồ sơ đất của
chú đang được mình trực
tiếp giải quyết. Do nghe
thông tin rõ về hồ sơ đất
đang khởi kiện nên ông C.
tin là thẩm phán thật.
Ngày 23-4, TAND tỉnh Đắk Lắk xử phúc thẩm, tuyên y
án bốn năm sáu tháng tù đối với Nguyễn Văn Nguyên (31
tuổi, trú xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) về tội tàng
trữ, lưu hành tiền giả.
Tòa cũng tuyên y án, phạt Nguyễn Vĩnh Thái (21 tuổi)
ba năm sáu tháng tù, Nguyễn Hữu Sỹ (24 tuổi) ba năm tù
cùng về tội lưu hành tiền giả.
Trước đó, sau phiên tòa sơ thẩm, Nguyên kháng cáo xin
giảm nhẹ hình phạt.
Hồ sơ vụ án thể hiện khoảng tháng 6-2020, Nguyên
đưa vợ đi chữa bệnh tại BV đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại đây, Nguyên nói chuyện và làm quen với một phụ
nữ tên Trang (chưa rõ nhân thân, lai lịch). Quá trình nói
chuyện, Trang ngỏ lời hỏi Nguyên đổi tiền thật để lấy
tiền giả về tiêu xài.
Sau khi nghe Trang nói, Nguyên chưa quyết
định đổi mà chỉ xin số điện thoại để liên hệ sau.
Khoảng một tuần sau, Nguyên gọi điện thoại cho
Trang đổi 600.000 đồng tiền thật lấy 2,7 triệu đồng
tiền giả.
Đến cuối tháng 6-2020, Nguyên cầm một tờ tiền
giả mệnh giá 100.000 đồng đi tiêu thụ nhưng bị
người bán hàng phát hiện. Trong thời gian này,
Nguyên bốn lần đưa tiền giả cho Thái tổng cộng 1,7
triệu đồng và đưa cho Sỹ hai lần tổng cộng 700.000
đồng đi tiêu thụ.
Q.NAM
Vụnữ tiếnsĩ thuê tạt acid
nhân tình của chồng:
Sửaánphầndân sự
Ngày 23-4, TAND TP.HCM xử phúc thẩm vụ nữ tiến sĩ
TTDT chủ mưu thuê tạt acid nhân tình của chồng. Vụ án
xảy ra từ 12 năm trước.
HĐXX tuyên chấp nhận một phần kháng cáo, trả lại 11
cuốn băng cassette và sáu thẻ nhớ cho bị cáo do kết quả
điều tra không chứng minh được 11 cuốn băng cassette
này có liên quan đến vụ án.
Đối với kháng cáo trả lại ba điện thoại, HĐXX không
chấp nhận do bị cáo đã sử dụng ba điện thoại này để liên
lạc với các đối tượng mà bị cáo thuê tạt acid. Do đó, HĐXX
phúc thẩm đồng quan điểm với HĐXX sơ thẩm đối với
nhận định bị cáo đã sử dụng ba điện thoại này làm phương
tiện phạm tội nên tịch thu, nộp sung công quỹ nhà nước.
Trước đó, TAND quận Tân Bình xử sơ thẩm, tuyên
phạt bị cáo T. hai năm 11 tháng 14 ngày tù về tội cố ý gây
thương tích. Án tù bằng thời gian bị tạm giam nên nữ bị
cáo được trả tự do tại tòa. Đối với phần dân sự, tòa sơ
thẩm tuyên tịch thu ba điện thoại di động, 11 cuốn băng
cassette cùng sáu thẻ nhớ sung quỹ nhà nước. Bị cáo
kháng cáo đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét để bị cáo
được nhận lại những tài sản trên.
Thời điểm phạm tội, bị cáo T. là giảng viên một trường
ĐH tại TP.HCM. Sau khi thuê người tạt acid nhân tình của
chồng, bà T. thay tên đổi họ và di chuyển nhiều nơi. Nữ bị
cáo từng phải điều trị tâm thần.
Bị cáo bị bắt theo lệnh truy nã từ tháng 12-2017. Tòa
xác định bị cáo T. là chủ mưu trong vụ tạt acid xảy ra từ
tháng 3-2008 trên đường Nguyễn Thái Bình, phường 4,
quận Tân Bình, TP.HCM.
Nạn nhân trong vụ án này là một phụ nữ ngoài 30 tuổi, bị
bỏng nhiều vùng trên cơ thể, để lại sẹo lồi, ảnh hưởng nặng
đến thẩm mỹ, tỉ lệ thương tật toàn bộ là 26% vĩnh viễn.
Thời điểm đó, việc có khởi tố bà T. hay không đã gây
nhiều tranh cãi trong các cơ quan tố tụng. Hai cấp tòa nhiều
lần khẳng định quan điểm bà T. là chủ mưu vụ tạt acid này.
Người do bà T. thuê trực tiếp tạt acid đã lãnh án bốn
năm sáu tháng tù về tội cố ý gây thương tích, thuộc trường
hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội có tổ chức, có
tính chất côn đồ. Người này đã chấp hành xong bản án và
ra tù từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường 118
triệu đồng cho bị hại.
CÙ HIỀN
Tuyên truyền chống Nhà nước, 1 phụ nữ
bị phạt 8 năm tù
Ngày 23-4, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Trần Thị
Tuyết Diệu (33 tuổi, ngụ xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa,
Phú Yên) tám năm tù về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam.
Bản án sơ thẩm xác định từ tháng 9-2019 đến tháng
4-2020, Diệu sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di
động, các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết,
chín video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam.
Diệu đăng tải, phát tán, tuyên truyền các bài viết, video
trên tài khoản mạng xã hội Facebook do mình tạo lập,
quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, Diệu còn tàng trữ bảy bài viết khác có nội
dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong
máy tính xách tay.
Trước đó, từ tháng 7-2011 đến tháng 12-2017, Diệu
nhiều lần đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt
động của cơ quan thực thi pháp luật; ủng hộ “Dũng Phi
Hổ”, tức Nguyễn Viết Dũng - người đã bị TAND tỉnh
Nghệ An phạt sáu năm tù về tội danh trên.
TẤN LỘC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook