089-2021 - page 9

10
Bạn đọc -
ThứBảy24-4-2021
Nóng trong tuần
VIỆTHOA
T
uần qua, thông tin năm huyện
ngoại thành gồm Bình Chánh,
Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ,
Củ Chi có thể sẽ lên quận hoặc TP
trong tương lai đã khiến người dân
các huyện rất quan tâm. Đa phần
người dân các huyện đềumongmuốn
nếu lên quận hoặc TP, chất lượng
cuộc sống của họ sẽ được nâng lên.
Ước mơ về cây cầu nối hai
bờ kênh
Con kênh Cây Khô chia đôi xã
Phước Lộc, huyện Nhà Bè thành
hai bờ tây và bờ đông. Bờ tây của
con kênh khá biệt lập với hệ thống
giao thông rất hạn chế, cơ sở hạ tầng
còn thiếu thốn. Cả xã có một trường
mầm non, một trường tiểu học và
một trường trung học thì đều nằm
bên phía bờ nam, trên con đường
Đào Sư Tích. Vì vậy, người dân bờ
tây mỗi ngày hai lần phải đưa con
qua đò để đến trường.
Suốt 20 năm nay, bà Nguyễn Thị
Mai Vui, ở phía bờ tây mỗi ngày đều
phải qua bến đò Bảy Bé để đưa các
con đến trường. Bà Vui cho biết mỗi
ngày, từ 5 giờ sáng bà đã phải dậy
nấu cơm, chuẩn bị cùng các con ra
chờ sẵn ở bến đò để đi học, nếu trễ
hơn thì sẽ bị kẹt đò. “Con gái đầu
của tôi năm nay học lớp 12, suốt 12
năm tôi đều phải đưa con qua bên bờ
đông đi học. Hết con gái lớn, nay đến
con gái nhỏ tôi cũng đã đưa cháu qua
đây học tám năm nay” - bà Vui nói.
Cùng với bến đò Bảy Bé, tại xã
Phước Lộc còn có bến đò Phước Lộc
để người dân đi lại. Đây cũng chính
là phương tiện giao thông duy nhất
để người dân hai bên bờ kênh qua
lại. Theo bà Vui, việc đi đò không
an toàn cho người lưu thông, nhất
là học sinh hiếu động, rất dễ xảy ra
tai nạn sông nước.
Bà Vui cũng như 14.000 dân của
xã PhướcLộc hàng chục nămnaymơ
về cây cầu nối liền hai bờ sông để
giao thông liền một dải, giúp người
dân đi lại thuận tiện hơn. Đồng thời
chấm dứt cảnh “qua sông lụy đò”
như bao lâu nay.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ
tịch UBND xã Phước Lộc, cho biết
hiện nay, để tạo điều kiện học tập
cho con em người dân phía bờ tây,
mới đây huyện Nhà Bè đã đầu tư
Người dân các huyện
muốngì khi lênquận?
Người dân rất quan tâm thông tin nămhuyện ngoại thành gồm
Bình Chánh, HócMôn, Nhà Bè, CầnGiờ, Củ Chi có thể sẽ lên
quận hoặc TP trong tương lai.
xây dựng và đưa vào sử dụng một
trường mầm non nơi đây. Cùng với
đó, một trường tiểu học cũng đang
được xây dựng và sẽ hoàn thành trong
thời gian tới để phục vụ cho người
dân. Tính tổng cộng trên địa bàn xã
có hai trường mầm non, hai trường
tiểu học và một trường trung học.
Năm 2015, Sở GTVT đã có quyết
định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
cầu bắc qua kênh Cây Khô với chiều
dài gần 500 m, rộng 12,5 m với hai
làn ô tô, hai làn xe thô sơ và tổng
kinh phí khoảng 1.500 tỉ đồng. Chủ
đầu tư là Ban quản lý đầu tư xây
dựng công trình của huyện Nhà Bè.
Mục tiêu của cây cầu này sẽ kết nối
các tuyến đường trục phía nam TP
là đường Nguyễn Văn Linh, Phạm
Hùngvới cácđườngNguyễnBìnhnối
dài, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương…
Đồng thời giảm áp lực giao thông
cho trục đường Nguyễn Hữu Thọ.
Chủ tịch xã Phước Lộc cho biết
việc xây dựng cây cầu này sẽ góp
phần từng bước hoàn chỉnh hệ thống
giao thông khu vực phía nam theo
quy hoạch. Cây cầu này nếu hoàn
thiện cũng sẽ tạo động lực phát triển
các khu dân cư, khu đô thị xung
quanh. Cùng với đó, sẽ xóa các bến
đò ngang và phục vụ tốt hơn nhu
cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên,
hiện cây cầu này vẫn chưa đầu tư
xây dựng xong vì đang vướng bồi
thường giải phóng mặt bằng.
Trò chuyện với PV trên chuyến
đò ngang Bảy Bé về thông tin huyện
Nhà Bè đang trong lộ trình lên quận,
rất nhiều người dân phấn khởi, mong
sẽ được đầu tư nhiều hơn, nhất là
giao thông, cầu đường.
Mong sớm rà soát, điều
chỉnh quy hoạch
Gia đình ông Lương Quốc Thành
ngụ 126/6 NguyễnVănTạo, ấp 3, xã
Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, đã sinh
sống từ nhiều đời nay trên mảnh đất
hơn 1.100 m
2
. Gần 20 năm trước,
nhà, đất của gia đình ông Thành bị
đưa vào quy hoạch khu đô thị Hiệp
Phước. Từ đó đến nay, gia đình ông
không thể làm gì với mảnh đất cả
ngàn mét vuông này ngoài căn nhà
cấp bốn đã xây từ hơn 30 năm nay.
Ba mẹ ông Thành sống nơi đây từ
khi tóc còn xanh, ba con còn nhỏ. Đến
nay các con ông, trong đó ôngThành
đều đã lớn và lập gia đình, tổng cộng
gồm 11 người cả con và cháu. Tóc
ông bà nay cũng đã bạc trắng nhưng
nhà, đất của ông vẫn không thể làm
gì. Ông Thành đã lập gia đình, ra ở
riêng nhưng cũng phải ở trọ trong khi
ba mẹ ông có cả ngàn mét vuông đất
nhưng không thể tách ra để chia cho
con vì vướng quy hoạch.
“Nghe thông tin huyện Nhà Bè
nằm trong diện lên quận, tôi rất
mong Nhà nước sẽ xem xét rà soát,
điều chỉnh quy hoạch để người dân
bớt khổ” - ông Thành nói.
Cũng nghe thông tin huyện Bình
Chánh nằm trong lộ trình chuyển
đổi lên quận hoặc TP trong tương
lai, ông Nguyễn Thọ, ấp 3, xã Vĩnh
LộcArất quan tâm. Gần 15 nămnay,
gia đình ông sống trên mảnh đất có
diện tích 112 m
2
mua bán giấy tay.
Ông Thọ cho biết 15 năm trước,
điều kiện kinh tế khó khăn, ông mua
được mảnh đất nêu trên với giá hơn
100 triệu đồng là đất nông nghiệp.
Đất mua bằng giấy tay, nhà xây dựng
không phép do không phù hợp quy
hoạch. Lúc ông mới về, khu vực nhà
ông chỉ mới có một số căn nhà thưa
thớt. Sau hơn chục năm, nơi đây
đã trở thành khu dân cư đông đúc,
nhà, đất của người dân đang ở đều
trong tình trạng không được Nhà
nước thừa nhận hợp pháp.
“Hiện nay khu vực tôi ở vẫn đang
quy hoạch là đất nông nghiệp dự
trữ nhưng dân đã ở khá dày đặc.
Tất cả đều xây dựng không phép
từ chục năm trước. Nhà tôi ngay
đường Kinh Trung Ương, chỉ cách
đường Nữ Dân Công chưa tới 1
km, là những trục đường lớn ở
xã Vĩnh Lộc A. Người dân cũng
không còn sản xuất nông nghiệp
nữa. Tôi rất mong chính quyền xem
xét điều chỉnh quy hoạch phù hợp
để người dân ổn định cuộc sống”
- ông Thọ nói. •
Bà Vui cũng như 14.000
dân của xã Phước Lộc
hàng chục năm nay mơ
về cây cầu nối liền hai
bờ sông, chấm dứt cảnh
“qua sông lụy đò” như
bao lâu nay.
Khu đất 1.100m
2
của chamẹ ông LươngQuốc Thành không thể tách thửa cho con vì vướng quy hoạch. Ảnh: VIỆTHOA
Người dân hai bờ kênh Cây Khô, xã Phước Lộc, huyệnNhà Bè từ lâu naymuốn
qua sông đều phải lụyđò. Ảnh: VIỆTHOA
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
nhiều người dân bày tỏ TP.HCM
cần có lộ trình cụ thể, các thông
tin lên quận hoặc TP phải được
thông tin rõ ràng để tránh tình
trạng giới đầu tư bất động sản
thổi giánhà, đất“trên trời”. Khi đó,
người dân có nhu cầu mua nhà
thật sẽ rất khó khăn khi mua nhà.
Tốc độ đô thị hóa của TP.HCM
đã tăng chóng mặt chỉ trong vòng
vài chục năm. Đồng thời việc
thành lập TP Thủ Đức cho thấy
cách làm quy hoạch đã có những
bước tiến bộ hơn trước. Cụ thể là nếu như trước đây,
TP làm quy hoạch theo kiểu mạnh ai nấy làm, nghĩa là
chia TP theo địa giới hành chính thì việc sáp nhập ba
quận ở phía đông TP khẳng định TP đã quy hoạch khu
vực này dựa trên tiềm năng, lợi thế chung để phát triển
khu vực này tốt nhất.
Hiện nay, TP đang trong quá trình điều chỉnh quy
hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Cũng thời
điểm này, TP chuẩn bị xây dựng đề án nâng cấp năm
huyện ngoại thành lên quận hoặc TP từ nay đến năm
2030. Đây là câu chuyện chưa từng xảy ra bởi trong 20
năm trở lại đây, đa số các quận mới sau này đều được
thành lập thông qua việc tách phần đô thị hóa mạnh nhất
của một huyện.
Nhìn tổng thể, có thể thấy các quận sau khi được tách
ra thì đều phát triển tốt hơn lúc còn mặc chung “chiếc
áo” với huyện cũ. Nhưng nếu xét riêng từng khía cạnh thì
chưa thể khẳng định là cuộc sống của người dân có tốt
hơn so với lúc còn là huyện hay không. Chúng ta có thể
thấy rất nhiều nhà cao tầng mọc lên, thương mại, dịch vụ
đã thay thế hẳn đồng ruộng trước đây. Diện mạo đô thị
cũng sáng sủa, văn minh hơn.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của người dân nơi đó
liệu có tốt hơn không thì chưa có bất kỳ đánh giá chính
thức nào. Cũng vì vậy mà hàng triệu người dân TP trước
đây từng là nông dân, sẵn sàng giao đất để đổi lại đô thị
như hôm nay, cuộc sống của họ ra sao thì chúng ta không
thể biết.
Ở TP.HCM đã từng có thời điểm người dân từ đồng
ruộng lên chung cư rồi lại “tháo chạy” khỏi chung cư,
dạt về vùng nông thôn hoặc về nơi ở cũ sống tạm bợ.
Câu chuyện này đã là một bài học đau xót cho chính
quyền TP thời gian qua. Và nó vẫn tiếp tục là một trong
những câu chuyện mà TP không thể bỏ qua khi tiến
hành đô thị hóa năm huyện còn lại.
Vì vậy, cho dù năm huyện phát triển theo hướng nào,
vẫn là huyện, là quận, là TP, hay thậm chí sáp nhập
lại như TP Thủ Đức thì câu chuyện cao nhất phải tính
đến chính là chất lượng cuộc sống của người dân, chứ
không chỉ là những chỉ tiêu về kinh tế, về tỉ lệ đô thị hóa.
Chất lượng cuộc sống đó phải được đo lường bằng chỉ
số hạnh phúc, về môi trường sống, không gian sống…
Chúng tôi tin rằng yếu tố này sẽ là căn cứ quan trọng
trong đề án đầu tư xây dựng năm huyện thành quận hoặc
TP mà TP.HCM đang xây dựng.
VIỆT HOA
“Lênđời”5huyện, trọng tâmphải để dân sống tốt hơn
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook