089-2021 - page 8

9
2phươngánhướng tuyến
xây cầu Cát Lái
Trong cả hai phương án được đưa ra, cầu Cát Lái được đề xuất lựa chọn xây
dựng với quymô bốn, sáu hoặc tám làn xe.
HUYVŨ
L
iên tỉnh gồm TP.HCM
và Đồng Nai cùng các
cơ quan liên quan vừa
có cuộc họp bàn về phương
án đầu tư xây dựng cầu thay
phà Cát Lái nối TP Thủ Đức
(TP.HCM) với huyện Nhơn
Trạch (Đồng Nai). “Qua báo
cáo các phương án hướng tuyến
cầu thay phà Cát Lái của đơn
vị tư vấn thiết kế, sở nhận thấy
phương án 2 về cơ bản đảm
bảo hạn chế ảnh hưởng đến
hoạt động hiện hữu của cảng
Cát Lái, cũng như tiết giảm lưu
lượng giao thông trên đường
Nguyễn Thị Định ra vào nút
giao Mỹ Thủy” - Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM Trần Quang
Lâm nhận xét.
Bàn phương án
hướng tuyến
Trước đó, UBND tỉnh Đồng
Nai đã đưa ra lựa chọn hai
phương án vị trí xây dựng cầu
Cát Lái. Cụ thể, theo phương
án 1, hướng tuyến của cầu Cát
Lái có điểm đầu nối với dự án
nút giao Mỹ Thủy rồi đi dọc
đường Nguyễn Thị Định trên
địa bàn quận 2 (cũ), TP.HCM
sau đó sẽ vượt sông Đồng Nai
kết nối đường đi cảng Cát Lái.
Còn phương án 2 thì vị trí cầu
Cát Lái có điểm đầu kết nối với
đường vành đai 2 (cách cổng
trạm thu phí Phú Mỹ khoảng
450 m, cách nút giao Mỹ Thủy
hơn 1 km) rồi đi theo đường nội
bộ, cắt qua rạch Kỳ Hà trên địa
bàn quận 2 (cũ), sau đó vượt
sông Đồng Nai kết nối đường
đi cảng Cát Lái.
Tuy nhiên, theo ông Lâm, các
phương án hướng tuyến này còn
một số tồn tại, do vậy SởGTVT
TPđề nghị SởGTVT tỉnhĐồng
Nai chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên
cứu,làmrõthêmmộtsốnộidung.
Như xác định vị trí kết nối của
các nhánh lên xuống cầu trên
mặt cắt ngang vành đai 2, đảm
bảo tổ chức giao thông thuận lợi,
đảm bảo hành lang an toàn cầu
(phương án đề xuất của đơn vị
tư vấn là kết nối vào các đường
song hành trên đường vành đai
2 là chưa tối ưu).
Đồng thời cần rà soát, đánh
giá khả năng thông hành của
tuyến vành đai 2 trên cơ sở ưu
tiên các làn xe đi thẳng trên
đường vành đai 2, đảm bảo
không gây ùn tắc giao thông
trên đường vành đai 2.
Đối với phương án 2 (phương
án được đề xuất), Sở GTVTTP
cũng đề nghị đơn vị tư vấn bổ
sung trắc dọc, rà soát kỹ các
chỉ tiêu kích thước hình học
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
theo quy định (cao độ tại vị trí
giao cắt giữa các cầu vượt, độ
dốc dọc, bán kính rẽ các cầu
vượt, hành lang an toàn cầu...).
Ngoài ra, phương án này cũng
cần nghiên cứu cụ thể phương
án kéo dài hướng tuyến đường
đầu cầu tại nút giao với đường
vành đai 2 (nút giao ngã tư),
làm cơ sở so sánh, đánh giá,
lựa chọn phương án tối ưu.
Đồng Nai tổ chức hoàn
thiện các phương án
Lãnh đạo Sở GTVT TP cho
biết trên cơ sở góp ý nêu trên,
Sở GTVT TP.HCM sẽ đề nghị
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai tổ
chức hoàn thiện các phương
án hướng tuyến. Xác định
phạm vi chiếm dụng, mức độ
ảnh hưởng của các phương án
hướng tuyến đến các đồ án quy
hoạch có liên quan, làm cơ sở
để các đơn vị quản lý quy hoạch
phía TP (Sở QH&KT, UBND
TP Thủ Đức) có ý kiến.
SởGTVTtỉnhĐồngNai cũng
cần yêu cầu đơn vị tư vấn chủ
động liên hệ UBND TP Thủ
Đức để báo cáo các phương án
hướng tuyến, phươngánđềxuất.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND TP
Thủ Đức cũng sẽ sớm tổ chức
cuộchọpnghebáocáovềphương
án cầu thay phà Cát Lái nối TP
ThủĐức với huyệnNhơnTrạch
để sớm có ý kiến chính thức về
các nội dung liên quan đến công
tác quản lý của địa phương về
quy hoạch, đô thị...
Sở GTVT TP cho biết sau
khi có ý kiến chính thức của
các đơn vị liên quan, sở sẽ tổng
hợp, báo cáo UBNDTP.HCM,
làm cơ sở chuẩn bị các nội
dung phục vụ cuộc họp giữa
lãnh đạo hai địa phương trên
về dự án này.
Nói về sự quan trọng của dự
án, đại diện SởGTVTTP.HCM
cho biết dự án cầu thay phà
Cát Lái với mục tiêu kết hợp
với các tuyến đường cao tốc,
tuyến đường trục khu vực và
các tuyến đường giao thông địa
phương để tạo nên mạng lưới
giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh
trong khu vực. Đồng thời dự án
cũngnhằmkhai thác và phát huy
hiệu quả tiềm năng, lợi thế các
địa phương, tạo dịch vụ vận tải
thuận lợi và hiệu quả trong phát
triển kinh tế khu vực.•
Theo phương án 2, cầu Cát Lái có điểmđầu kết nối với đường vành đai 2 cắt qua rạch Kỳ Hà (quận 2 cũ), sau đó vượt sôngĐồngNai.
Ảnh: THUTRINH
Tám nhà đầu tư đấu thầu xây dựng
cầu Cát Lái
Dự án cầu thay phà Cát Lái đã được Thủ tướng chấp thuận
bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM tại
công văn ngày 9-5-2017.
Đầu tháng 4, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết đã
nhận được hồ sơ của tám nhà đầu tư đấu thầu thực hiện dự
án BOT xây dựng cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai)
với TP Thủ Đức (TP.HCM).
Sở GTVT TP cho
biết sau khi có ý kiến
chính thức của các
đơn vị liên quan, sở
sẽ tổng hợp, báo cáo
UBND TP.HCM,
làm cơ sở chuẩn bị
các nội dung phục vụ
cuộc họp giữa lãnh
đạo hai địa phương
trên về dự án này.
Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ nói về
các giải pháp giảm ùn tắc
Ngày 23-4, tại buổi họp báo định kỳ quý I-2021,
ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần
Thơ, khẳng định hiện nội ô TP có năm nút giao
thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm.
Theo ông Dũng, thời gian qua sở đã phối hợp
với Ban An toàn giao thông TP và UBND quận
Ninh Kiều triển khai các giải pháp tạm thời như
tổ chức lại hệ thống đèn tín hiệu để
giảm ùn
tắc nội ô, tuy nhiên các giải pháp này vẫn chưa
mang lại hiệu quả cao. “Hiện nay, đường Trần
Hoàng Na còn một số hạng mục cuối cùng đang
hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Ngày 28-4 tới
đây, Sở GTVT phối hợp với Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức TP Cần Thơ chính thức đưa vào khai
thác sẽ giảm tải cho quốc lộ 91B, đường Nguyễn
Văn Linh” - ông Dũng thông tin.
Cũng theo giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ,
trong giai đoạn 2021-2025, sở sẽ phối hợp với
các đơn vị liên quan tiếp tục phân luồng các dòng
phương tiện lớn, tải trọng nặng, xe container không
cho lưu thông vào nội ô giờ cao điểm. Cạnh đó, sở
sẽ triển khai cải tạo năm nút giao thường xuyên kẹt
xe giờ cao điểm.
Cụ thể sẽ giải phóng mặt bằng năm nút giao và
bố trí thêm hệ thống đèn tín hiệu giao thông thông
minh. Đồng thời Sở GTVT TP sẽ tiếp tục hoàn
thiện hồ sơ phấn đấu sẽ khởi công dự án đường
vành đai phía tây TP trong năm 2022. Đây là tuyến
đường rất quan trọng, khi hoàn thành tuyến này
sẽ tách toàn bộ các phương tiện lớn, xe tải nặng...
không đi qua năm nút giao thông trọng điểm. Từ
đó sẽ xử lý triệt để tình trạng ùn tắc trong nội ô
quận Ninh Kiều.
CHÂU ANH
Cưỡng chế cắt tầng khách sạn
xây sai phép ở quận 10
Ngày 23-4, UBND quận 10 (TP.HCM) phối
hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rào chắn,
quây bạt, cắt sắt thép... để tiến hành cưỡng chế
công trình khách sạn xây sai phép “khủng” trên
địa bàn quận. 
Ghi nhận của PV đến chiều 23-4, dù trời mưa,
lực lượng trật tự đô thị quận cùng các cơ quan khác
vẫn túc trực để tiến hành công tác cưỡng chế. Phía
ngoài khách sạn, cơ quan chức năng treo băng rôn
thông báo kế hoạch cưỡng chế. “Anh em công
nhân vẫn đang tiến hành làm việc bình thường dù
mưa, kế hoạch là trong hai tháng sẽ thực hiện xong
việc cắt tầng” - một nhân viên Đội trật tự đô thị
quận 10 cho biết.
Theo UBND quận 10, công trình này do ông
VVQ và người thân trong gia đình tổ chức thi
công xây dựng sai phép, không phép (từ năm
2018) và đã có quyết định xử phạt, quyết định
cưỡng chế của Thanh tra Sở Xây dựng và UBND
quận 10. Tuy nhiên, đến nay chủ công trình vẫn
chưa chấp hành tháo dỡ các hạng mục vi phạm,
vẫn tiếp tục đưa vào hoạt động và tự ý chuyển
đổi công năng từ nhà ở riêng lẻ sang kinh doanh
khách sạn, karaoke mặc dù chính quyền địa
phương đã nhiều lần tiếp xúc, vận động, kiểm tra,
nhắc nhở.
Thậm chí, quá trình tiếp xúc của đại diện
phường, quận với chủ đầu tư các công trình này
gặp rất nhiều khó khăn do các chủ đầu tư có thái
độ bất hợp tác, né tránh và có lời lẽ gay gắt với
lực lượng chức năng. Đến đầu tháng 4, chủ công
trình có cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình vi
phạm nhưng đến nay vẫn chưa có động thái tháo
dỡ nên UBND quận 10 đã tổ chức cưỡng chế.
Trước đó, ngày 7-4, UBND quận 10 cũng đã
tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây
dựng tại số 433/11 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận
10. Theo thống kê của quận 10, từ cuối năm 2018
đến 2019, trên địa bàn quận có bảy công trình tổ
chức thi công xây dựng sai phép. Theo kế hoạch từ
nay đến tháng 6, UBND quận 10 sẽ tổ chức cưỡng
chế các công trình sai phạm này.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook