089-2021 - page 7

8
Đô thị -
ThứBảy24-4-2021
Hơn 3.900 tỉ đồng thực hiện dự án
Dự án xây dựng nút giao An Phú có tổng mức đầu tư dự kiến 3.926 tỉ
đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sáchTP.Trong đó,
nguồn vốn từ ngân sách trung ương là 1.800 tỉ đồng và Thủ tướng Chính
phủ dự kiến phê duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025;
nguồn vốn từ ngân sách TP là 2.126 tỉ đồng.
Dự kiến thời gian sử dụng nguồn vốn như sau: Năm 2021 ước tính sử
dụng 20 tỉ đồng; năm2022 là 1.000 tỉ đồng; năm2023 là 1.000 tỉ đồng; năm
2024 sử dụng 1.000 tỉ đồng; năm 2025 sử dụng 906 tỉ đồng.
các luồng xe có lượng giao thông cao
nhằm đảm bảo khả năng thông hành
và an toàn giao thông qua nút giao
này là rất cần thiết, cấp bách.
Theo ông Bằng, trong tương lai
gần, khi sân bay Long Thành được
xây dựng và đưa vào khai thác, lưu
lượng phương tiện trên tuyến cao tốc
TP.HCM- LongThành - DầuGiây sẽ
ngày càng gia tăng. Theo đó, việc đầu
tư xây dựng nút giao thôngAn Phú sẽ
gópphần tăngcườngkết nối giao thông
giữa đường cao tốc TP.HCM- Long
Thành - Dầu Giây, nâng cao hiệu quả
khai thác sân bay Long Thành.
“Từ đó, góp phần hoàn thiện kết nối
TP.HCM với các đoạn tuyến cao tốc
Bắc-Nam đang được Bộ GTVT triển
khai đầu tư như: Cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây (giai đoạn
2), cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết,
cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo…”
- ông Bằng chia sẻ.
Tổng diện tích dự án lên
đến 29 ha
Ông Bằng cho biết dự án nút giao
An Phú sẽ được đầu tư xây dựng theo
dạng nút giao thông khác mức hoàn
chỉnh ba tầng.
Các cầu vượt, hầm chui được bố trí
để giải quyết nhu cầu giao thông cho
các luồng giao thông chính qua nút
giao này. Đó là các cầu vượt kết nối từ
đường cao tốcTP.HCM- LongThành
- Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ
(cả hai phía hầm vượt sông Sài Gòn
và phía xa lộ Hà Nội); kết nối đường
Lương Định Của với đường cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Tại khu vực nút giao đường Mai
Chí Thọ và đường Đồng Văn Cống
sẽ xây dựng cầu vượt - hầm chui đảm
bảo kết nối đườngMai Chí Thọ (phía
xa lộ Hà Nội) với đường Đồng Văn
Cống. Tổng diện tích đất sử dụng
cho toàn dự án là 29 ha.
Ông Bằng cho biết nút giaoAn Phú
là dự án quan trọng, được UBND
TP và Sở GTVT đưa vào danh mục
những dự án quan trọng cần đầu tư
trong giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, dự án này đã được xây
dựng lộ trình thực hiện, hứa hẹn sẽ
ĐÀOTRANG
D
ự án xây dựng nút giao An
Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM)
đã được UBNDTP.HCM giao
nhiệm vụ cho Sở GTVT tổ chức,
thực hiện chuẩn bị đầu tư. Theo đó,
Sở GTVT đã đưa nút giao này vào
danh mục các dự án trọng điểm,
cần chú trọng triển khai trong giai
đoạn 2021-2025.
Cần cấp bách đầu tư
Theo ghi nhận của PV, nút giao
thông An Phú được coi là điểm nóng
về giao thông ở TPThủ Đức bởi lưu
lượng phương tiện di chuyển rất lớn.
Vào giờ cao điểm sáng và tối, đặc
biệt là những ngày cuối tuần, các
phương tiện xếp hàng đến cả cây
số để di chuyển qua khu vực này.
Chị Lý Thị Thu Phương (TP Thủ
Đức) chia sẻ có nhiều lần xe của
người tham gia giao thông bị hư ở
khu vực nút giao này. Lúc đó, các
tuyến đường trong khu vực nhưĐồng
Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Mai
Chí Thọ…đều bị kẹt cứng, thậm chí
kẹt đến 4, 5 giờ đồng hồ.
“Nút giao thông An Phú mà được
xây dựng là tin vui đối với người dân
ở đây, chúng tôi rất kỳ vọng vào dự
án này. Bởi nhiều nămnay, người dân
đi lại trong thấp thỏm, bất an khi có
quá nhiều xe container, xe tải qua lại
khu vực này” - chị Phương bày tỏ.
Ông Phan Công Bằng, Phó Giám
đốc SởGTVTTP.HCM, cho biết hiện
nay đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây đã quá tải. Song
đường vành đai 2 chưa được đầu tư
hoàn thiện nên toàn bộ các phương
tiện thường tập trung về nút giao này
dẫn đến mức độ an toàn giao thông
qua nút rất thấp, năng lực thông hành
giảm đáng kể.
Vì vậy, việc nghiên cứu tách riêng
Khu vực sẽ xây dựng nút giao An Phú tới đây. Ảnh: HOÀNGGIANG
Kỳ vọng dự án nút giao An Phú,
TP Thủ Đức
Saumột thời gian nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi, dự án nút giao An Phú đã chính thức được HĐND
TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công.
về đích đúng tiến độ. Cụ thể, năm
2021, HĐND TP thông qua chủ
trương đầu tư công dự án; lập, thẩm
định, phê duyệt dự án và lựa chọn tư
vấn lập thiết kế công trình.
Năm 2022 sẽ tiến hành lập, thẩm
định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật
công trình; lập, thẩm định và phê
duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự
toán xây dựng; lựa chọn nhà thầu
xây lắp, tư vấn giám sát và khởi
công công trình.
Từ năm 2023 đến 2024 sẽ thi công
hoàn thành công trình. Năm 2025
sẽ lập hồ sơ quyết toán công trình.
PGS-TS Phạm Văn Hùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện Khoa
học công nghệ GTVT, cho biết khu
vực nút giaoAn Phú hiện nay đã quá
tải, từ đó gây kẹt xe cục bộ. Chính vì
vậy, TP và ngành giao thông cần ưu
tiên đầu tư xây dựng dự án nút giao
An Phú càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, khi TP làm quy hoạch
dự án phải đặt trong quy hoạch tổng
thể, đồng bộ với các khu vực phụ
cận. Tránh tình trạng làm xong dự
án nhưng kẹt xe thì vẫn cứ kẹt, gây
lãng phí ngân sách.
“Khi nút giao thôngAn Phú được
đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh
thì sẽ tăng năng lực liên kết vùng,
tạo hiệu quả kinh tế cho vùng nói
chung, TP.HCM nói riêng” - TS
Hùng đánh giá.•
BộGTVTnói về gói bảo trì đường sắt 2.800 tỉ đồng
Nút giao An Phú là
dự án quan trọng được
UBND TP và Sở GTVT
đưa vào danh mục
những dự án quan trọng
cần đầu tư trong giai
đoạn 2021-2025.
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Trương
Hòa Bình về những vướng mắc liên quan đến quản lý, bảo
trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Theo Bộ GTVT, việc giao ngân sách nhà nước 2.800 tỉ
đồng trong năm 2021 để duy tu đường sắt, Bộ GTVT thống
nhất ý kiến của Bộ Tài chính (bộ quản lý chuyên ngành về
tài chính) là giao cho Cục Đường sắt sau đó mới giao về
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Nếu không thực
hiện đúng quy trình sẽ trái luật.
Bộ này cho biết từ năm 2019, VNR chuyển về Ủy ban
quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không còn trực
thuộc Bộ GTVT, nên bộ này không tiếp tục giao vốn cho
đơn vị ngoài ngành. Do vậy trong năm 2020, VNR đã một
lần kêu cứu vì không được giao vốn.
Sau đó, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT tiếp tục
giao dự toán nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho
VNR để thực hiện công tác bảo trì đường sắt quốc gia, do
dự toán năm 2019 đang trong giai đoạn chuyển tiếp trước
khi Nghị định 131/2018 có hiệu lực.
Tuy nhiên, đến năm 2021, phương án giao 2.800 tỉ đồng
cho đơn vị này vẫn gây tranh cãi. Nguyên nhân là do đề án
quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
quốc gia do Bộ GTVT lập chưa được phê duyệt sau nhiều
lần trình Thủ tướng.
Cụ thể, Bộ Tư pháp nhận thấy rằng việc giao dự toán
quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia cho VNR không trái
với quy định của pháp luật hiện hành. Trong khi đó, Bộ
Tài chính lại khẳng định việc giao dự toán trên cho VNR
là không phù hợp với quy định với khoản 1 Điều 49 Luật
Ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở góp ý, Bộ GTVT thống nhất ý kiến của Bộ
Tài chính. Trường hợp năm 2021 giao VNR thụ hưởng kinh
phí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2021 thì tiếp tục phải
có sự đồng ý của Thường vụ Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của
Chính phủ.
Về công tác triển khai kế hoạch bảo trì hạ tầng đường sắt
quốc gia năm 2021, Bộ GTVT đã chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện để triển khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Đường
sắt, hiện tại đơn vị đã dự thảo các hợp đồng đặt hàng bảo
dưỡng hạ tầng đường sắt với 20 công ty. Tuy nhiên, do VNR
không thực hiện các chỉ đạo của Bộ GTVT, không phối hợp
với Cục Đường sắt để hoàn thiện dự thảo hợp đồng đặt hàng.
VNR cũng chưa cho phép người đại diện phần vốn nhà
nước tại 20 doanh nghiệp bảo trì ký hợp đồng đặt hàng với
Cục Đường sắt để triển khai thực hiện.
“Trên cơ sở còn ý kiến khác nhau, sự thiếu phối hợp của
VNR và quy định pháp luật, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng tổ
chức họp thống nhất ý kiến giữa các bộ, ngành và xem xét các
tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên, quyết định phê duyệt đề
án làm căn cứ để triển khai, thực hiện…” - Bộ GTVT cho hay.
Trước đó, lãnh đạo VNR cho rằng việc Bộ GTVT giao tiền
bảo trì cho Cục Đường sắt không những không khắc phục
được các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh mà còn gây ra rất nhiều đình trệ, ách tắc cho VNR.
“Quy định trên sẽ đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản,
triệt tiêu hoạt động vận tải đường sắt trong hệ thống giao
thông vận tải…” - lãnh đạo VNR cho biết.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook