105-2021 - page 9

9
Cục Hàng không Việt Namđề xuất bỏ quy định giá trần vémáy bay với thị trường nội địa. Ảnh: VIẾT LONG
Yêu cầuhãng
bay khẩn trương
hoàn tiềndịch
vụkháchhủy vé
Cục Hàng không Việt Nam vừa có
văn bản gửi Tổng công ty Hàng không
Việt Nam - CTCP (ACV), các công ty
cổ phần hàng không VietJet, Bamboo
Airways, Pacific Airlines và Vietravel
Airlines về việc hoàn trả giá dịch vụ
phục vụ hành khách (PSC) và giá dịch
vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành
lý (PSSC) cho hành khách khi khách
thực hiện hoàn, hủy vé máy bay theo
đúng quy định. Đồng thời công khai,
minh bạch thông tin về quyền lợi của
hành khách, thủ tục và mức thu xử lý
hoàn tiền PSC, PSSC khi khách hoàn,
hủy vé máy bay.
Theo quy định tại Điều 8 Thông
tư 53/2019 của Bộ GTVT quy định
mức giá, khung giá một số dịch vụ
chuyên ngành hàng không tại cảng
hàng không, sân bay Việt Nam, PSC
và PSSC là khoản thu từ hành khách
cùng với giá dịch vụ vận chuyển hàng
không. Khoản thu này do các hãng thu
hộ và chuyển lại cho doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách,
dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách,
hành lý trên cơ sở danh sách hành
khách của các chuyến bay.
Do vậy, trường hợp hành khách
hoàn, hủy vé máy bay thì khoản PSC
và PSSC hãng đã thu của khách không
thuộc khoản tiền hãng phải thanh toán
cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.
Do đó, việc trả PSC và PSSC là hoàn
toàn cần thiết và phù hợp.
P.ĐIỀN
Bình Thuận dạy và cấp
bằng lái xe A1 cho người
không biết chữ
Ngày 13-5, tin từ UBND tỉnh Bình
Thuận cho biết ông Lê Tuấn Phong,
Chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký quyết
định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa
bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 25-5-2021.
Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu
số không biết đọc, viết tiếng Việt đủ
18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát
hạch), có nhu cầu học, sát hạch lấy
giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng
A1 được nộp hồ sơ.
Giáo án đào tạo được biên soạn
riêng. Nội dung giáo án tập trung chủ
yếu vào hệ thống biển báo hiệu đường
bộ, điều kiện để tham gia giao thông,
quy tắc giao thông đường bộ, các
hành vi bị nghiêm cấm, những tình
huống mất an toàn giao thông nghiêm
trọng, ý thức đạo đức người tham gia
giao thông… Sử dụng phương pháp
giảng dạy trực quan, chủ yếu bằng
hình ảnh, bằng động tác mẫu, bằng chỉ
dẫn và hỏi đáp. Thời gian đào tạo lý
thuyết là 10 giờ và đào tạo thực hành
là 2 giờ.
Thí sinh dự sát hạch không biết
ký tên thì được điểm chỉ vào bài sát
hạch lý thuyết, biên bản tổng hợp kết
quả sát hạch. Đối với những thí sinh
không nói, không nghe được tiếng
Việt phải có người phiên dịch.
P.NAM
Cục Hàng không đề xuất
bỏ giá trần vé máy bay
Các chuyên gia cho rằng việc bỏ quy định trần giá vé máy bay không phải phụ thuộc
vào việc có bao nhiêu hãng baymà căn cứ vào thị phần vận tải nội địa…
VIẾT LONG
Đ
ể chuẩn bị cho việc sửa đổi,
bổ sung Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam năm
2006, Cục Hàng không Việt Nam
(HKVN) đang dự thảo báo cáo
tổng kết thi hành luật này. Trong
đó đáng chú ý là đề xuất bỏ quy
định giá trần vé máy bay.
Thị trường nội địa
có tính cạnh tranh?
Theo Cục HKVN, dịch vụ vận
chuyển hàng không cũng như các
loại hình vận tải khác là loại “hàng
hóa, dịch vụ theo mùa vụ”. Tùy
thuộc nhu cầu đi lại của khách,
có mùa cao điểm, mùa thấp điểm.
Song song đó, chuyến bay có giờ
bay phù hợp sẽ được nhiều hành
khách mua vé, thậm chí sẵn sàng
trả giá cao để mua được vé sát
giờ bay, điều kiện linh hoạt, chất
lượng dịch vụ cao theo nhu cầu
của khách; và ngược lại những
chuyến bay muộn, bay ban đêm
thường ít hành khách.
Thực tế hiện nay các hãng hàng
không luôn xây dựng dải giá linh
hoạt với nhiều mức giá, tương
ứng với các điều kiện, thời điểm
mua khác nhau. Thông thường,
dải giá được các hãng xây dựng
có khoảng 10-15 mức. Trong đó,
có những mức 0 đồng, theo từng
đợt khuyếnmãi, giảmgiá của hãng.
“Với sự tham gia của ngày càng
nhiều hãng hàng không, thị trường
vận chuyển nội địa đã có tính cạnh
tranh rất cao. Việc áp dụng giá trần
máy bay sẽ hạn chế việc nâng cao
chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ
đối tượng khách sẵn sàng chi trả
cao hơn mức giá trần, ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh bằng chất
lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng
trong phát triển bền vững của các
hãng hàng không…” - Cục HKVN
nhận định.
Theo đó, Cục Hàng không đề
xuất sửa đổi Điều 116 của luật về
giá dịch vụ vận chuyển hàng không
theo hướng: Trường hợp đường bay
có từ ba hãng hàng không tham gia
khai thác trở lên, hãng hàng không
được quyết định giá dịch vụ vận
chuyển hành khách nội địa và thực
hiện niêm yết giá theo quy định.
Tức bỏ quy định giá trần vé máy
bay với thị trường nội địa.
Ý kiến trái chiều
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống,
chuyên gia hàng không, cho rằng
trước đâyViệt Namchỉ cómột hãng
hàng không duy nhất là Vietnam
Airlines nên Nhà nước phải đưa ra
giá trần để kiểmsoát. Tuy nhiên, đến
nay trong nước có thêmnhiều hãng
Cục Hàng không đề
xuất sửa đổi Điều 116
của luật về giá dịch
vụ vận chuyển hàng
không, theo hướng
trường hợp đường bay
có từ ba hãng hàng
không tham gia khai
thác trở lên, hãng hàng
không được quyết định
giá dịch vụ vận chuyển
hành khách nội địa…
Đề xuất bỏ quy định giá đồ ăn, đồ uống
ở sân bay
Theo Cục HKVN, quy định hiện hành dịch vụ thiết yếu tại sân bay bao
gồm dịch vụ cung cấp một số đồ ăn và đồ uống. Trên thực tế, tại các sân
bay hiện nay đã triển khai cung cấp nước uốngmiễn phí cho hành khách.
Đồng thời đối với các chuyến bay nội địa, hành khách có thể mang theo
nước, sữa vào khu vực cách ly.
Mặt khác, thời gian hành khách làm thủ tục và chờ lên máy bay bình
quân khoảng 2-3 giờ. Với thời gian lưu lại sân bay như vậy, hành khách có
nhiều lựa chọn như sử dụng dịch vụ ăn uống tại các khu vực khác trước
khi đến cảng hàng không, sân bay; mang theo đồ ăn đến và sử dụng tại
khu vực ngoài cách ly; sử dụng dịch vụ ăn, uống trênmáy bay…Như vậy,
có thể thấy việc Nhà nước quy định khung giá dịch vụ thiết yếu tại cảng
hàng không, sân bay như hiện nay đã không còn phù hợp.
Vì vậy, Cục HKVN đề xuất sửa luật theo hướng đối với các dịch vụ hàng
không khác và dịch vụ phi hàng không, DN quyết định mức giá dịch vụ
và thực hiện niêm yết giá theo quy định.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, hiện nay vào sân bay
khách thường bị “chém” giá rất cao. Nếu chúng ta tiếp tục quản lý lỏng,
dễ xảy ra tình trạng các cửa hàng ở sân bay“móc túi”hành khách. Vì thế
đề xuất này cần phải xem xét cẩn trọng.
hàng không (Jetstar Pacific, VietJet
Air, BambooAirways, Viettravel và
VASCO) và đang có sự cạnh tranh
rất khốc liệt nên việc xemxét bỏ giá
trần là phù hợp.
“Theo đó, một hãng hàng không
có chất lượng dịch vụ cao có thể đưa
ra giá cao, còn hãng chất lượng phục
vụ thấp hơn có thể đưa ra giá thấp.
Thông qua đó, khách hàng sẽ lựa
chọn hãng, giá vé phù hợp với bản
thân để mua…” - PGS-TS Nguyễn
Thiện Tống nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng
cùngvới việc bỏgiá trầnvémáybay,
cơ quan chức năng phải tăng cường
giám sát, tránh tình trạng các hãng
“bắt tay nhau” nâng giá vé, gây thiệt
hại cho hành khách.
Tuynhiên, PGS-TSNgôTrí Long,
chuyên gia kinh tế - tài chính, lại
cho rằng theo quy định hiện hành,
Nhà nước sẽ quy định giá trần đối
với các mặt hàng của những doanh
nghiệp (DN) chiếmvị thếđộcquyền,
thống lĩnh thị trường nhằmbuộc các
DNkhông thể bán quá đắt, gây thiệt
thòi cho người tiêu dùng.
Theo đó, Luật Cạnh tranh quy
định một DN được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị
phần từ 30% trở lên trên thị trường
liên quan. Hai DN được coi là có vị
trí thống lĩnh thị trường nếu cùng
hành động nhằm gây hạn chế cạnh
tranh có tổng thị phần từ 50% trở
lên trên thị trường liên quan. Với
ba DN, tổng thị phần là từ 65%
trở lên và bốn DN, tổng thị phần
là từ 75% trở lên…
Như vậy, có thể nhận thấy việc
Nhà nước quy định giá trần không
phải dựa vào số lượngDN thamgia
thị trường mà dựa vào thị phần DN
nắmgiữ. “Chẳng hạn nhưmặt hàng
xăng dầu, hiện có 38DN là đầumối
kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu
nhưng Nhà nước vẫn quy định giá
trần. Vì hiện nay, riêng Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
vẫn chiếm khoảng 50% thị phần,
như vậy DN này đang thống lĩnh
thị trường nên Nhà nước vẫn phải
quy định giá trần…” - ông Ngô Trí
Long dẫn chứng.
Với lĩnh vực hàng không, vị
chuyên gia cho rằng theo số liệu
gần đây,VietnamAirlines vàVietJet
lần lượt chiếm trên 34% đến 42%
thị phần hàng không nội địa. Nếu
chiếu theo quy định trên, Nhà nước
phải quy định giá trần.
“Nếu không quy định giá trần,
có khi họ sẽ “bắt tay nhau” tăng
giá vô tội vạ, gây thiệt hại cho
người tiêu dùng. Nên tôi cho rằng
đề xuất của Cục Hàng không chưa
nắm rõ các quy định của pháp luật
hiện hành…” - ông Ngô Trí Long
nói và cho rằng khi Nhà nước đưa
ra giá trần, DN buộc phải cạnh
tranh với nhau qua việc giảm chi
phí kinh doanh thay vì tăng giá.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook