106-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy15-5-2021
Bảo mật thông tin khách hàng
Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết đối với
EVNHCMC, mỗi khách hàng khi đăng ký mua điện đều được cung cấp tài
khoản và mật khẩu riêng dùng để tra cứu thông tin trên website và qua
ứng dụng EVNHCMC CSKH.
Các thông tin cá nhân của khách hàng được EVNHCMCmã hóa khi lưu trữ
và bảomật theođúngquy định. Mọi thay đổi đềuphải được khách hàng xác
nhận qua chữ ký số/ký tay hay tin nhắn OTP nên được bảo mật tuyệt đối.
nền tảng công nghệ thông tin, hỗ trợ
khách hàng đã thanh toán tiền điện
không dùng tiền mặt (hiện có 99%).
EVNHCMC đã xây dựng các kênh
giao dịch trực tuyến để hỗ trợ khách
hàng giao tiếp với ngành điện được
nhanh chóng, thuận lợi, mọi lúc, mọi
nơi như appEVNHCMCCSKH, Zalo
page, website, Chatbox…
Hiện nay, 100% các trạm biến áp
110/220 kVđã được chuyển sang vận
hành theo chế độ không người trực,
điều khiển từ xa. Việc chuyển đổi số
không chỉ hỗ trợ cho EVNHCMC
trong việc quản lý vận hành, quản
trị doanh nghiệp, mà quan trọng là
khách hàng được hưởng lợi rất nhiều
từ công tác này.
Ông Bảo nhấn mạnh trong giai
đoạn 2021-2022, EVNHCMC sẽ
tập trung mọi nguồn lực cần thiết
để triển khai thực hiện “Chuyển đổi
số toàn diện” và xác định bốn mục
tiêu trung tâm cho quá trình chuyển
đổi số đến năm 2022. Bao gồm lấy
khách hàng làm trung tâm, lấy quản
lý tài sản làm trung tâm, lấy người
lao động làm trung tâm và lấy cơ sở
dữ liệu làm trung tâm.
“EVNHCMC quyết tâm đẩy mạnh
quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp;
ứng dụng toàn diện các công nghệ số,
công nghệ thông tin trong mọi hoạt
động từ phân phối, kinh doanh, dịch
vụ khách hàng và quản trị điều hành.
EVNHCMC phấn đấu đến hết năm
2022 hoàn thành cơ bản quá trình
chuyển đổi số và chuyển đổi thành
doanh nghiệp công nghệ số” - ông
Bảo nhấn mạnh.
Bỏ sổ hộ khẩu: Việc tính
toán giá điện ra sao?
Lâu nay người dân đăng ký mua
điện sinh hoạt và định mức điện đều
cần đến sổ hộ khẩu (SHK). Tuy nhiên,
kể từ ngày 1-7, cơ quan chức năng
sẽ thu hồi SHK của người dân. Vì
vậy, không ít người lo lắng liên quan
đến việc tính toán định mức điện.
Ông Nguyễn Phú Vĩnh, Trưởng
Ban kinh doanh EVNHCMC, cho
biết thực tế hiện nay ngành điện đã
có những cách tính định mức cho
khách hàng… Đồng thời, Bộ Công
Thương cũng có thông tư hướng
dẫn, tính toán định mức cụ thể. Vì
vậy, việc bỏ SHK cũng sẽ không ảnh
hưởng đến cách tính định mức cho
khách hàng.
Song cũng có các trường hợp bị
ảnh hưởng là những hộ gia đình có
mấy thế hệ ở chung thì ngành điện
căn cứ SHK trong một hộ gia đình
để cấp định mức điện sinh hoạt cho
hộ sử dụng điện đó.
“Trước thực trạng trên, EVNHCMC
đã báo cáo cho Tổng công ty Điện
lực Việt Nam (EVN) và EVN cũng
đang có ý kiến với Bộ Công Thương
để có những hướng dẫn trong thời
gian sắp tới nhằm đảm bảo đáp ứng
đầy đủ những quyền lợi cho khách
hàng” - ông Vĩnh cho hay.
Ông Vĩnh cũng cho biết ngành
điện đã chủ động liên kết với Bộ
Công an để kết nối cơ sở dữ liệu, từ
đó trao đổi các thông tin liên quan
đến người sử dụng điện.
Liên quan vấn đề này, luật sư
ĐÀOTRANG-NGUYỄNCHÂU
N
gày 14-5, báo
Pháp Luật
TP.HCM
phối hợp cùng Tổng
công ty Điện lực TP.HCM
(EVNHCMC) tổ chức buổi tọa đàm
“Ngành điện chuyển đổi số, người
dân được lợi gì?”. Chủ đề này đã
nhận được sự quan tâm của đông
đảo bạn đọc, khách hàng sử dụng
điện. Theo đó, mọi thắc mắc trên
đã được Tập đoàn Điện lực (EVN),
EVNHCMC và chuyên gia, luật sư
giải đáp.
Ngành điện chuyển đổi
số toàn diện
Chủ trì tọa đàm, ông Nguyễn Đức
Hiển, Phó Tổng biên tập báo
Pháp
Luật TP.HCM
, cho biết công tác
chuyển đổi số của ngành điện đang
nhận được sự kỳ vọng của người
dân. Trong đó, người dân mong
muốn ngành điện hạn chế tình trạng
mất điện, cắt điện do các lý do chủ
quan, gây khó khăn cho người dân.
“Khi chuyển đổi số, người dân sẽ
tiện lợi trong đăng ký mua điện, sử
dụng điện, thanh toán tiền điện, phản
ánh khách hàng đến ngành điện…
Chuyển đổi số cần đi kèm mục tiêu
giúp người dân dùng điện an toàn,
tiết kiệm, hiệu quả hơn” - ông Hiển
nhận định.
Trước các kỳ vọng trên, ông Phạm
Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành
viên EVNHCMC, cho biết đơn vị đã
bắt đầu triển khai công tác số hóa
dữ liệu từ năm 2000. Đến năm 2012
là giai đoạn EVNHCMC triển khai
mạnh mẽ xây dựng các chương trình
phần mềm thay thế dần các nghiệp
vụ quản lý thủ công.
Từ năm2013 đến nay, EVNHCMC
đã chủ động xây dựng và bám sát lộ
trình ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin, số hóa toàn diện các mặt
hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản
lý kỹ thuật và quản trị điều hành.
Ông Bảo cho biết áp dụng công
nghệ thông tin và số hóa trong công
tác sản xuất, kinh doanh, quản lý kỹ
thuật, quản trị điều hành đến nay đã
mang lại một số kết quả đáng chú ý
như: Cung cấp 100% dịch vụ trực
tuyến cấp độ 4 đối với tất cả 19/19
loại hình dịch vụ về điện; ứng dụng
các giải pháp thanh toán điện tử trên
Ông PhạmQuốc Bảo - Chủ tịchHội đồng thành viên Tổng công tyĐiện lực TP.HCM
(giữa)
trao đổi với khách hàng
tại buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆTNHI
Tính toán giá điện ra sao khi bỏ
sổ hộ khẩu?
Hàng loạt câu hỏi của khách hàng sử dụng điện liên quan đến công tác chuyển đổi số của ngành điện
và việc tính toán giá điện khi Nhà nước bỏ sổ hộ khẩu giấy.
Nguyễn Văn Nhàn, Đoàn Luật sư
TP.HCM, cho biết theo Luật Cư trú
68/2020/QH14 năm 2020, Nhà nước
quản lý cư trú công dân bằng cơ sở
dữ liệu về cư trú. Đây là cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, tập hợp thông
tin về cư trú của công dân, được số
hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ
tầng thông tin. Đồng thời được kết
nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác
theo quy định của pháp luật.
Từ đó, Nhà nước sẽ quản lý việc
cư trú của người dân mà không cần
đến SHK, sổ tạm trú. Có nghĩa khi
Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực
thì không còn sử dụng SHK, sổ tạm
trú giấy như hiện nay.
Theo đó, ngành điện cần thiết và
cấp bách xây dựng cơ sở hạ tầng về
ứng dụng công nghệ thông tin để
thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về
cư trú đầy đủ, nhanh chóng, chính
xác, làm sao phải tương tác được
với cơ sở dữ liệu về cư trú mà công
an quản lý.
Đồng thời, do Luật Cư trú cho
phép SHK giấy, sổ tạm trú giấy được
phép tồn tại đến cuối năm 2022 nên
vẫn còn thời gian để ngành điện và
các ngành khác có liên quan có thời
gian chuẩn bị công cụ cho đến khi
bỏ SHK giấy.
Bên cạnh đó, nghị định hướng dẫn
Luật Cư trú cần quy định rõ trường
hợp người dân khi không còn sử
dụng SHK giấy mà họ cần xác nhận
thông tin cư trú về nhân khẩu để được
hưởng lợi về định mức điện - nước…
thì công an địa phương cần thực hiện
thủ tục trích xuất thông tin cư trú từ
cơ sở dữ liệu. Việc trích xuất này cần
thực hiện một cách nhanh chóng,
miễn phí, thủ tục đơn giản, không
gây phiền hà… và ngành điện cũng
có thể sử dụng kết quả trích xuất cơ
sở dữ liệu cư trú này.•
Chỉnh trang Công viên bến Bạch Đằng theo phương án chuỗi sen
Việc chuyển đổi số
không chỉ hỗ trợ cho
EVNHCMC trong việc
quản lý vận hành, quản
trị doanh nghiệp, mà
quan trọng là khách
hàng được hưởng lợi rất
nhiều từ công tác này.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong sau cuộc họp
về việc thực hiện cải tạo, chỉnh trang Công viên bến Bạch
Đằng (phường Bến Nghé, quận 1).
Theo đó, ông Phong cơ bản chấp thuận đề xuất của Sở
QH-KT TP về phương án ý tưởng thiết kế cải tạo, chỉnh
trang Công viên bến Bạch Đằng (phương án chuỗi sen).
Sở QH-KT TP được giao hướng dẫn đơn vị tư vấn tiếp
thu các ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng như tháo
dỡ các công trình trên bờ để tạo sự thông thoáng, giữ lại các
cầu tàu để phục vụ giao thông thủy.
Đồng thời không bố trí công trình tại vị trí lối lên xuống
của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, bỏ hàng chữ Thành phố Hồ
Chí Minh dưới khối bệ cột cờ các nước ASEAN để bố trí tại
vị trí khác.
Ngoài ra, Sở QH-KT TP cũng hoàn chỉnh phương án thiết
kế quy hoạch tổng mặt bằng và chuyển Sở Xây dựng TP để
sở này chủ trì thực hiện tổ chức thi công cải tạo, chỉnh trang
Công viên bến Bạch Đằng.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, UBND
quận 1 mời các đơn vị hiện đang quản lý, khai thác sử dụng
các công trình trên bờ tại Công viên bến Bạch Đằng để thỏa
thuận thời gian di dời và thực hiện tháo dỡ toàn bộ công
trình trên bờ tại khu vực này.
Công viên bến cảng Bạch Đằng tại số 2 Tôn Đức Thắng,
nằm bên bờ tây sông Sài Gòn với chiều dài 1,3 km, rộng
khoảng 23.400 m
2
. Trước đây, công viên do Tổng công ty
Du lịch Sài Gòn quản lý. Từ ngày 1-9-2016, UBND TP
ra thông báo đổi chủ quản Công viên bến Bạch Đằng cho
UBND quận 1.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook