106-2021 - page 9

9
TP.HCM sắp khởi công
12 dự án chống ngập
Để chuẩn bị chomùamưa, triều sắp tới, TP.HCMsẽ khởi công hàng loạt dự án
chống ngập trong quý II và quý III nămnay.
KIÊNCƯỜNG
N
gày 11-5, ông Đặng Phú
Thành, Phó Giám đốc
Sở Xây dựng TP.HCM,
đã ký văn bản báo cáo UBND
TP.HCM về kế hoạch thực hiện
chương trình giảm ngập nước
giai đoạn 2021-2025.
Khởi công hàng loạt
dự án
TheoSởXâydựngTP, kếhoạch
tám tháng cuối năm TP sẽ khởi
công 12 dự án, trong đó 11 dự
án xây dựng, cải tạo hệ thống
thoát nước các tuyến đường.
Cụ thể, ởTPThủĐức có ba dự
án lớn được khởi công, gồm dự
án đường số 8 (phường Phước
Bình), lắp đặt cống thoát nước,
tái lập phui đào, thảm nhựa mặt
đường với tổng vốn 120 tỉ đồng;
dự án lắp đặt cống, tái lập phui
đào và thảm nhựa mặt đường
đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn
từ đường 990 đến cầu Võ Khế,
tổng mức đầu tư lên đến 300 tỉ
đồng; dự án cải tạo cống thoát
nước, giảmngập đường Lã Xuân
Oai (từ đường Lê Văn Việt đến
đường 102) với tổng vốn đầu tư
hơn 35 tỉ đồng.
Tại quận 11 sẽ triển khai hai
dự án có tổng số vốn hơn 100 tỉ
đồng, gồmdự án đường Hàn Hải
Nguyên (từ đường Minh Phụng
đến đường 3/2), dự án rạch Đầm
Sen (từ chùa GiácViên đến kênh
Tân Hóa). Quận 6 có một dự án
100 tỉ đồng là dự án đường Lý
Chiêu Hoàng (từ đường Nguyễn
Trãi đến đường Phan ChuTrinh).
Quận 5 khởi công dự án đường
TriệuQuangPhục (từđườngHồng
Bàng đến đường Hải Thượng
Lãn Ông) lắp đặt cống hộp, tái
lập phui đào và thảm nhựa mặt
đường, tổng vốn đầu tư gần 61 tỉ
đồng. Quận 12 có dự án đường
Tô Ký (từ đường Nguyễn Ảnh
Thủ đến đường Trung Mỹ Tây)
gần 78 tỉ đồng.
Ngoài ra, tại huyện Nhà Bè
sẽ triển khai dự án đường Nhơn
Đức - Phước Lộc (từ đường Lê
Văn Lương đến đường Đào Sư
Tích); huyện Hóc Môn có dự án
đường Dương Công Khi (đoạn
từ quốc lộ 22 đến cây xăng dầu
COMECO); huyện Củ Chi có dự
án đường hương lộ 2 (từ quốc
lộ 22 đến đường Hồ Văn Tăng).
Ngoài 11 dự án này, TP cũng
sẽ khởi công xây dựng Nhà máy
xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị
Nghè có giá trị 307 triệu USD.
Đây là gói thầu quan trọng nhất
của dự án vệ sinh môi trường
(giai đoạn 2).
Nhiều dự án
chống ngập còn chậm
Sở Xây dựng TPcũng cho biết
tình trạng ngập ở TP.HCM thời
gian qua còn do các yếu tố khách
quan (dân số tăng nhanh, biến
đổi khí hậu khiến triều và mưa
tăng) và chủ quan. Trong các yếu
tố chủ quan có việc chậm triển
khai các công trình chống ngập.
“Tiến độ các dự án còn chậm,
đạt khoảng 46% theo quy hoạch
tổng thể thoát nước TP.HCM
đến năm 2020 (Quy hoạch 752)
và khoảng 10% theo quy hoạch
thủy lợi chống ngập úngTP.HCM
(Quy hoạch 1547) khi công tác
bồi thường, giải phóngmặt bằng,
nguồn vốn không đảmbảo” - đại
diện Sở Xây dựng TP đánh giá.
Đơn cử như dự án ngăn triều
10.000 tỉ đồng đang được triển
khai tại TP.HCM cũng “ì ạch”
do nhiều vướng mắc. Dù Chính
phủ đã ra nghị quyết gỡ nhiều
vấn đề cho dự án này vào đầu
tháng 4 nhưng đến nay các công
việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Theo tiến độ ban đầu, dự án
dự kiến hoàn thành vào tháng
4-2018, sau đó phải ngưng thi
công 10 tháng và điều chỉnh thời
gian hoàn thành đến tháng 6-2019
do vướng mắc liên quan việc
tái cấp vốn. Được tái khởi động
vào tháng 2-2019, dự kiến đưa
vào vận hành trong quý I-2020
nhưng tiếp tục vướng mắc về cả
mặt bằng và nguồn vốn cấp phát
cho vay. Hiện dự án vẫn đang
chờ về đích dù đã hoàn thành
tới 95% khối lượng công trình.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến
các dự án còn chậm tiến độ theo
Sở Xây dựng đó là tình trạng
xây dựng lấn chiếm, xả rác làm
tắc nghẽn hệ thống thoát nước,
kênh rạch. Quá trình đô thị hóa
dọc theo các tuyến đường diễn
ra nhanh chóng, hạ tầng thoát
nước chưa kịp phát triển theo
quy hoạch gây ra tình trạng ngập
úng. Đối với những dự án phát
triển đô thị, khu dân cư mới, khi
thực hiện đầu tư đã san lấp làm
mất diện tích thấm, khả năng
trữ nước tự nhiên của kênh rạch
nhưng chưa thực hiện bù lại diện
tích thấm, thoát nước tự nhiên.
Đồng thời, công tác kêu gọi
đầu tư dự án đang gặp nhiều
khó khăn, khả năng huy động
vốn ODAbị thu hẹp, chưa có cơ
chế thu hút huy động các nguồn
vốn khác ngoài ngân sách. “Các
quy hoạch về thoát nước, chống
ngập, thủy lợi được phê duyệt đã
không còn phù hợp nhưng chưa
kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Công
tác dự báo về tình hình thời tiết,
thủy văn chưa khoa học, đạt độ
chính xác chưa cao” - văn bản
của Sở Xây dựng TP nêu.•
Sắp tới, TP.HCM
sẽ khởi công
hàng loạt dự
án chống ngập
trong quý II và
quý III nămnay.
Ảnh: THUTRINH
Cần hơn 101.000 tỉ cho chống ngập
Để thực hiện giải pháp công trình, Sở Xây dựngTP cho biết nhu
cầu vốn cần hơn 101.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện các dự
án đến năm 2025.
Theo đó, các dự án thuộc Quy hoạch 752 (về tổng thể hệ thống
thoát nước củaTP.HCMđến năm2020) cần hơn 38.100 tỉ đồng. Các
dự án thuộc Quy hoạch 1547 (quy hoạch thủy lợi chống ngập úng
khu vực TP.HCM) cần hơn 20.600 tỉ đồng. Các dự án xây dựng nhà
máy xử lýnước thải cần41.000 tỉ đồng, các chương trìnhđầu tưcông
hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng TP hơn 1.700 tỉ đồng.
Quận 6 khởi côngmột
dự án 100 tỉ đồng là
dự án đường Lý Chiêu
Hoàng (từ đường
NguyễnTrãi đếnđường
PhanChuTrinh).
Từ15-5, xe khách
ởTP.HCMkhông
được đón, trảkhách
tại vùng códịch
Sở GTVT TP.HCM vừa có công văn tiếp
tục yêu cầu các đơn vị vận tải, quản lý bến xe
khách tăng cường công tác phòng chống dịch
COVID-19.
Cụ thể, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị vận tải
không dừng, đón, trả khách tại địa bàn có dịch
thuộc tỉnh, TP (vùng có dịch) theo thông báo
của Bộ Y tế và chủ động theo dõi, thực hiện
nghiêm theo phương án tổ chức hoạt động vận
tải của các tỉnh, thành có liên quan kể từ 0 giờ
ngày 15-5.
Sở cũng yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo
việc vận chuyển hành khách tối đa không quá
50% sức chứa; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi
giãn cách trên phương tiện cách nhau một ghế
hoặc đảm bảo cách nhau 1 m (không áp dụng
đối với xe khách giường nằm và xe cải tạo ghế
ngồi đã đảm bảo giãn cách). Đặc biệt, số lượng
hành khách không được vượt quá 30 người trên
phương tiện, kể cả tài xế, nhân viên phục vụ
trên xe.
Tại các khu vực nhà ga, bến xe phải đảm bảo
hành khách ngồi cách ghế, giữ khoảng cách
an toàn theo quy định. Đồng thời, sở yêu cầu
các tài xế tuân thủ và chấp hành không được
dừng tại các vùng, khu vực trên hành trình chạy
xe đã được cấp có thẩm quyền công bố dịch
COVID-19, chịu trách nhiệm đối với việc khai
báo y tế của hành khách trên xe.
Đối với các đơn vị quản lý bến xe, sở yêu cầu
các đơn vị này phải thường xuyên thực hiện
phun thuốc sát khuẩn định kỳ hằng ngày (sau
khi kết thúc một ngày làm việc), nhất là các
khu vực đón, trả khách, khu vực bán vé, phòng
chờ cho hành khách... Bên cạnh đó, các đơn vị
kinh doanh vận tải thường xuyên vệ sinh và khử
khuẩn phương tiện sau khi kết thúc chuyến đi
cuối cùng trong ngày.
Riêng đối với các đơn vị quản lý bến xe
khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
(tuyến cố định, xe buýt, taxi) thực hiện nghiêm
tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện
pháp phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo
của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Sở GTVT cũng đề nghị Thanh tra Sở phối hợp
với các lực lượng chức năng và đơn vị liên quan
tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
THY NHUNG
Sân bay Nội Bài điều chỉnh
phương án khai thác
Đại diện sân bay Nội Bài thông báo từ ngày
17-5, Nội Bài điều chỉnh tạm thời các chuyến
bay đi và đến tại khu vực sảnh E sang khai thác
tại sảnh A, B - nhà ga hành khách T1 nhằm đảm
bảo hiệu quả khai thác của nhà ga và phòng
chống COVID-19. Theo đó, kế hoạch khai thác
quầy thủ tục tại nhà ga hành khách T1 sẽ được
điều chỉnh lại.
Cụ thể, tại sảnh A, hãng hàng không VietJet
Air khai thác 14 quầy, từ quầy A01 đến A14;
Bamboo Airways khai thác 15 quầy, từ quầy
A15 đến A29; Vietravel Airlines được linh hoạt
bố trí ba quầy, từ quầy A30 đến A32 khi hãng có
nhu cầu. Riêng hãng hàng không Hải Âu được
bố trí linh hoạt quầy thủ tục tại sảnh A khi hãng
có nhu cầu.
Tại sảnh B, Pacific Airlines khai thác bốn
quầy thủ tục, từ quầy B15 đến B18; Vietnam
Airlies và Vasco được phân bổ 28 quầy thủ tục,
từ quầy B1 đến B14, từ quầy B19 đến B32.
Lãnh đạo sân bay Nội Bài cho biết do dịch
COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam, theo
thống kê, sản lượng vận chuyển hàng không tại
Nội Bài giảm mạnh ngay tuần lễ sau đợt cao
điểm 30-4 và 1-5.
VIẾT LONG
Tiêu điểm
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diệnCông tyTNHHTrungNam
BT 1547, chủ đầu tư dự án chống
ngập 10.000 tỉ đồng, thông tin
mặc dù đã có nghị quyết tháo gỡ
nhưng đến nay dự án vẫn chưa
có gì tiến triển dù TP đã có nhiều
cuộc họp để giải quyết.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook