113-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 24-5-2021
Nhiều thương hiệu tivi nổi tiếng
biến mất tại thị trường Việt
PHƯƠNGMINH
T
hương hiệu tivi Panasonic và
VinSmart vừa quyết định dừng
cuộc chơi tivi trên thị trường
Việt Nam. Trước đó, nhiều thương
hiệu tivi đình đám của Nhật từng
một thời gây dấu ấn tốt với người
tiêu dùng Việt cũng dần rút khỏi
quầy kệ các cửa hàng điện máy,
nhường sân chơi cho hai đối thủ
lớn là Hàn Quốc và Trung Quốc.
Rút lui
Luôn có ấn tượng rất tốt với
những chiếc tivi Nhật về độ sắc nét
và chất lượng, chị Thu Hồng (quận
3, TP.HCM) tính tìmmột chiếc tivi
thương hiệu Nhật để thay thế chiếc
tivi đã cũ tại phòng khách. Nhưng
sau một vòng dạo quanh các siêu
thị điện máy, cuối cùng chị chọn
chiếc tivi của một hãng Hàn Quốc.
“Chỉ còn mỗi Sony là đúng chất
thương hiệu Nhật hiện diện trên
quầy kệ nhưng chiếc tivi đời mới
nhất giá lại quá cao. Trong khi
đó cùng công nghệ, tivi của các
thương hiệu Hàn Quốc kiểu dáng
hết sức bắt mắt mà giá cả lại hợp
túi tiền” - chị Hồng nói lý do không
lựa chọn tivi thương hiệu Nhật như
ý định ban đầu.
Thực tế, chị Thu Hồng không
biết rằng nhiều thương hiệu tivi
Nhật đã “phất cờ trắng” trước
những đối thủ mới gia nhập thị
trường nhưng đã nhanh nhạy nắm
bắt nhu cầu khách hàng cũng như
khả năng vượt trội về công nghệ
mới. Đây cũng từng là những yếu
tố làm nên tên tuổi của các thương
hiệu tivi Nhật một thời nhưng giờ
đây đã bị bỏ lại đằng sau.
Hiệnmột vài siêu thị điệnmáy vẫn
còn bán tivi thương hiệu Toshiba,
Panasonic, Sharp…nhưng số lượng
rất ít với mẫu mã rất hạn chế. Đáng
chú ý, mới đây nhất, Panasonic -
hãng điện tử lớn của Nhật đã phải
chấm dứt mảng kinh doanh tivi tại
Việt Nam do thua lỗ.
Riêng năm 2019, mảng tivi của
Panasonic lỗ hơn 92 triệu USD,
sau đó có lãi lại trong năm tài
chính 2020 nhờ nhu cầu mua tivi
của người tiêu dùng Việt Nam tăng
mạnh trong đại dịch. Dù vậy, hoạt
động kinh doanh tivi của Panasonic
vẫn gặp khó khăn do cạnh tranh gay
gắt từ các đối thủ Trung Quốc và
Hàn Quốc. Toshiba cũng xúc tiến
thương lượng để bán lại thương hiệu
tivi tại một số thị trường.
Tập đoàn Vingroup cũng vừa
tuyên bố sẽ dừng sản xuất tivi, điện
thoại di động để tập trung nguồn
lực phát triển các sản phẩm điện
tử và tập trung nguồn lực cho ô tô
VinFast. “Việc sản xuất điện thoại
hoặc tivi thông minh đã không còn
mang lại khả năng đột phá, tạo ra
giá trị khác biệt cho người dùng” -
ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ
tịch kiêmTổng giám đốc Tập đoàn
Vingroup, giải thích về quyết định
ngừng thương hiệu tivi VinSmart.
Cuộc chiến sống còn
Nói về việc rút lui của các ông
lớn trong lĩnh vực tivi, TS Burkhard
Schrage, ĐHRMITViệt Nam, phân
tích: Sự vượt mặt của Hàn Quốc
khi nắm thị phần lớn tivi ở cấp độ
toàn cầu lẫn Việt Nam trước Nhật
khá tương đồng trong lĩnh vực ô tô.
Theo đó, lợi thế về công nghệ và
sản xuất của các công ty ô tô Nhật
Bản đã bị các công ty Hàn Quốc bắt
kịp trong hơn 30 năm qua.
Các nhà sản xuất tivi hàng đầu
của Hàn Quốc đã đầu tư hàng tỉ
USD cho nghiên cứu và phát triển
công nghệ màn hình phẳng. Cuộc
cách mạng công nghệ này còn
giúp người Hàn Quốc chiến thắng
trong lĩnh vực cung cấp màn hình
cho máy tính, điện thoại di động
và máy tính bảng.
Mặt khác, do sản xuất màn hình
phẳng ở cấp độ quy mô lớn nên
Hàn Quốc vượt qua Nhật trong
cạnh tranh về giá. Điều này dẫn
đến các hãng tivi Nhật không còn
ưu thế trên thị trường Việt Nam và
một số nước khác.
Theo vị chuyên gia ĐH RMIT
Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh tivi
đang trở nên cạnh tranh khốc liệt
như ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Người tiêu dùng có xu hướng lựa
chọn tivi theo hướng có giá tốt nhất
vì giờ đây họ mặc định các tivi đều
có tính năng tương đồng. Giá cả là
yếu tố then chốt nhưng phải có sự
hỗ trợ thêm từ mạng lưới bán lẻ
rộng khắp và các dịch vụ sau bán
hàng mạnh mẽ mới có thể giành
chiến thắng trên thị trường.
“Đó là lý do tại sao thị phần lớn
lại quan trọng. Nếu không có khả
Tivi màn hình khủng đang lên ngôi
TheoViện Nghiên cứu thị trường GfK, tính đến quý III-2020, Samsung,
Sony và LG nắm hơn 88% thị phần tivi tại thị trường Việt Nam. Trong đó,
Samsung chiếm đến 44,7% thị phần, còn Sony dù giữ vị trí thứ hai với
25,9%nhưng đangmất dần thị phần vì sụt giảmđến 6,7% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, LG đang gây sức ép cho Sony với thị phần đuổi sát là
17,6%. Tại cấp độ toàn cầu, ba hãng tivi này cũng nắm gần như toàn bộ
thị trường.
Với thị phần rất nhỏ còn lại dành cho các thương hiệu tivi khác của
các hãng Nhật, Trung Quốc nên không quá khó hiểu khi nhiều hãng tivi
nổi tiếng phải từ bỏ mảng kinh doanh này. Đáng chú ý năm 2018, hãng
Toshiba gặp khó khăn đã phải bán công ty con trong lĩnh vực sản phẩm
hình ảnh và tivi chonhà sản xuất điện tửTrungQuốcHisenseGroup. Cũng
trong năm này, Hitachi đã chấm dứt sản xuất và ngừng bán mảng tivi.
Báo cáo của hãng nghiên cứu GfK cũng cho hay thị trường tivi màn
hình lớn từ 55 inch trở lên có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp
đại dịch COVID-19. Tính đến hết tháng 9-2020, người tiêu dùng Việt
Nammua 919.300 chiếc tivi ở phân khúc này, tăng 29% so với năm2017.
Sau khi tung ra chương trình du lịch đến Mỹ thăm thân
nhân kết hợp tiêm vaccine COVID-19, Công ty Du lịch
Hồng Ngọc Hà Travel cho biết đã có hàng ngàn lượt khách
liên hệ tìm hiểu, tư vấn. Theo đó, sản phẩm của công ty
gồm vé một chiều, tiêm vaccine và các dịch vụ kèm theo.
Tuy nhiên, không phải du khách muốn đi Mỹ tiêm
vaccine ngay là được, mà chỉ những ai có sẵn visa thời
hạn trên sáu tháng; còn những khách chưa có visa, hiện
nay do dịch COVID-19 nên việc xin visa sẽ lâu hơn. Vì
vậy, sản phẩm của công ty chủ yếu bán cho những khách
có nhu cầu thăm thân nhân, có sẵn visa Mỹ…
Ngoài Công ty Du lịch Hồng Ngọc Hà Travel, hiện
nay tại TP.HCM còn có khoảng ba công ty lữ hành tung
ra chương trình đến Mỹ tiêm vaccine kết hợp thăm thân
nhân, khởi hành vào tháng 6, 7, 8-2021. Tour này có giá
khoảng 9.000 USD, thời gian 30 ngày, gồm vé máy bay
khứ hồi; tiêm vaccine COVID-19 của hãng Johnson &
Johnson, Mordena, Pfizer…
Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết đã gửi thư mời đến
bốn đơn vị lữ hành có bán sản phẩm du lịch Mỹ kết hợp tiêm
vaccine họp để tìm hiểu, lắng nghe rõ hơn về chương trình.
Qua đó, có những hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp nếu
cần để đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định pháp luật
cũng như đảm bảo quyền lợi cho du khách.
TÚ UYÊN
năng bán hàng chục triệu tivi mỗi
năm, các nhà sản xuất không thể
thực hiện lợi thế quy mô. Các nhà
sản xuất Nhật Bản và Việt Nam chủ
yếu gặp khó khăn do thiếu quy mô
hơn là thiếu năng lực công nghệ.
Chẳng hạn, thị phần tivi toàn cầu
của Panasonic chỉ 1,8%, thấp hơn
rất nhiều so với Samsung đang
chiếm32% thị phần” - TS Burkhard
Schrage nói.
Đồng quan điểm, một chuyên gia
kinh tế phân tích rằng người mua
tivi đang chia thành hai loại. Đầu
tiên là người thích trải nghiệm các
tính năng cao cấp và công nghệ mới
nhất trên tivi. Những người này
sẵn sàng trả tiền cao để hưởng thụ
những cái mới. Ở phân khúc này,
Samsung đang dẫn đầu thế giới
về năng lực nghiên cứu và đưa ra
những sáng tạo hàng đầu chứ không
phải các hãng Nhật.
Phân khúc khách hàng thứ hai là
mua tivi theo cách đúng nghĩa để
xem mà không bận tâm quá nhiều
những công nghệ mới nhất. Đối
tượng khách hàng này chỉ thích
giá rẻ và các hãng Trung Quốc và
Hàn Quốc làm tốt điều này, trong
khi Nhật thường không quan tâm
nhiều đến phân khúc giá rẻ. Thậm
chí, các hãng Trung Quốc đã làm
được tivi có thể cuộn màn hình như
cách LG làm đầu tiên trên thế giới.
“Tại Việt Nam, thách thức quan
trọng đối với các nhà sản xuất trong
ngành tivi nói riêng và ngành điện
tử tiêu dùng nói chung là giải quyết
các yêu cầu cạnh tranh. Thứ nhất, họ
cần tập trung vào chi phí sản xuất
thấp thông qua quymô, chuyênmôn
hóa và tự động hóa. Thứ hai là mức
độ nhanh nhạy cao trong sản xuất
và cuối cùng cần có khả năng đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Những
thử thách này thật khó khăn nhưng
phần thưởng sẽ rất lớn” - vị chuyên
gia trên nhấn mạnh.•
Nhiều thương hiệu tivi vang bóngmột thời đang dần biếnmất khỏi thị trường Việt Namdo cạnh tranh giữa
các ông lớn ngày càng khắc nghiệt.
Gầnđây, người tiêudùng ít thấynhữngdòng tivi đìnhđámmột thời nhưToshiba, Panasonic, Sharp…bàybán tại ViệtNam.
Ảnh: PM
Thị trường tivi màn
hình lớn từ 55 inch trở
lên có xu hướng tăng
trưởng mạnh mẽ tại
Việt Nam bất chấp dịch
COVID-19.
Thêm nhiều công ty Việt Nam tung tour du lịch vaccine tại Mỹ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook